Chuyên mục
Trại hè Lập trình 2022

Vén màn “điều không tưởng” về ngành Robotics cùng thầy Vinh

Đây là suy nghĩ mà chính thầy Vinh cũng thường xuyên nghe được. Thật ra, mọi người đang hiểu lầm về bản chất của ngành Robotics. Các bạn học sinh chắc hẳn cũng từng biết đến robot Sophia (Sophia là một “robot xã hội” hình dáng y hệt con người và có khả năng tương tác, trò chuyện, học hỏi), khi Sophia ra mắt đã khiến cho cả thế giới phải trầm trồ. Thế nhưng, chúng ta không thể sáng tạo ra một sản phẩm thu hút khi chỉ dựa vào tư duy logic mà còn cần một tư duy hết sức quan trọng, đó chính là tư duy nghệ thuật. Để hoàn thiện một sản phẩm ấn tượng như vậy, các kỹ sư và nhà khoa học cần phải tưởng tượng ra trong đầu hình dáng sản phẩm, tính năng cũng như quy trình cần thiết để hoàn thiện Sophia. 

Đó chính là lý do giúp cho việc theo đuổi lĩnh vực Robotics không hề khô khan như chúng ta vẫn tưởng, các bạn học sinh vẫn phải chú trọng tư duy nghệ thuật, rèn giũa trí tưởng tượng khả năng sáng tạo của bản thân để xây dựng nên một sản phẩm độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân. 

Chắc chắn một điều rằng, để chuyên sâu trong bất kỳ lĩnh vực nào thì chúng ta cũng cần phải dành nhiều năm để học hỏi vô số kiến thức chuyên môn. Hơn thế nữa, lĩnh vực robotics khá rộng và cần nhiều kiến thức như thiết kế, chế tạo, vận hành, ứng dụng robot, cũng như sử dụng tín hiệu cảm biến để phản hồi hay kết hợp với hệ thống máy tính để lập trìnhđiều khiển. Việc học là không có giới hạn, chính thầy Vinh cũng vẫn cần học hỏi những kiến thức mới hàng ngày vì công nghệ sẽ luôn thay đổi nhanh chóng

Hơn hết, xây dựng robot cần rất nhiều công đoạn và công sức, các bạn học sinh sẽ cần phải học cách hợp tác, thảo luận và bày tỏ quan điểm để có thể làm việc tốt với những kỹ sư khác. Chúng ta không phải lúc nào cũng sẽ làm việc cùng đội ngũ kỹ sư thân thiết mà còn phải làm cùng hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn người lạ. Ngay lúc này thì kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm lại cực kỳ quan trọng

Chẳng hạn như câu chuyện của Elon Musk, Elon Musk cùng hàng nghìn kỹ sư Space X đã kiên trì tận 20 năm để phóng thành công tên lửa Falcon 9, mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon và 2 phi hành gia Mỹ vào không gian. Để có được thành công mang dấu ấn thay đổi nhân loại đó, họ đã phải đối mặt với sự thất vọng khi 4 lần tên lửa phát nổ lúc cất cánh, 6 lần hạ cánh không thành công và hàng chục tháng để tìm ra lý do phát nổ. 

Chính vì thế, chế tạo hay lắp ráp một cỗ máy robot không nhanh chóng như chúng ta hay tưởng. Các bạn học sinh sẽ phải đối mặt với những thử thách không thể tiên đoán trước, cần không ngừng kiên nhẫn khắc phục lỗ hổng, thậm chí là đập đi xây lại nhiều lần. Cho nên, yếu tố cốt lõi các bạn học sinh cần để có thể học hỏi và theo đuổi lâu dài lĩnh vực Robotics là kỹ năng làm việc nhóm, tính kiên trì, nhẫn nại và quan trọng hơn hết là sự cởi mở trong tư duy (open-mind).

Chắc chắn rằng robot có rất nhiều hình thức đa dạng. Thật ra, lĩnh vực robotics đang là một vùng đất màu mỡ, giàu tiềm năng với 3 xu hướng chính: Robotics, Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT). Quan điểm robot là “những cỗ máy biết cử động và vận hành” thuộc về mảng Robotics. Đó là xu hướng chế tạo ra máy móc thay thế sức lao động của con người, ví dụ như giúp con người lặn sâu ở biển, tìm quặng mỏ, thực hiện công tác cứu hộ  trên núi tuyết, phòng chống thiên tai..v..v. Thế nhưng, chúng ta vẫn cần biết đến mảng AI và IoT.

AI sẽ thay con người tư duy trong một số tình huống nhất định như dự báo, phân loại vật thể, tư duy tình huống tinh vi..v..v. Hiện nay, nhiều họa sĩ đã ứng dụng AI vào mảng nghệ thuật để tạo ra các bức tranh đầy ấn tượng. Chỉ cần nhập vào các từ khóa miêu tả về bức tranh như: cảm xúc, tông màu, phong cách nghệ thuật..v..v là có thể tạo ra bức tranh hoàn chỉnh theo ý mình. Thế nhưng, các bạn học sinh cần hiểu được rằng AI không thể thay thế con người hoàn toàn, vì AI không thể có khả năng sáng tạo như chúng ta

Bên cạnh đó, để làm cho nhà cửa, nhà máy, trường học tự động hóa, an toàn và tiết kiệm năng lượng hơn, chúng ta lại cần có cơ chế hoạt động thông minh Internet vạn vật (IoT). Không nói đâu xa, ngay tại các bài giảng thú vị hàng tuần của STEAM for Vietnam cũng tồn tại IoT. Nếu như trước đây việc học tập chỉ giới hạn ở sự kết hợp giữa sách giáo khoa và hình ảnh, thì các em học sinh STEAM for Vietnam trên khắp 38 quốc gia có thể học lập trình chỉ thông qua điện thoại thông minh và máy tính. Bên cạnh đó, còn có các hệ thống học online gồm LMS, Live App, và STEAMESE Profile để tham gia các bài học, cùng tương tác với các giảng viên và trợ giảng. Đây là ví dụ thực tế và gần gũi nhất cho các bạn học sinh về mảng IoT.  

Các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung, Mitsubishi… đã mở rộng đầu tư nhà máy ở Việt Nam, và trong tương lai dự kiến số lượng vẫn còn tăng trưởng mạnh. Chính vì vậy, theo thầy Vinh, khởi đầu sớm chính là một lợi thế lớn cho các em có thể thích nghi và làm việc tốt ở lĩnh vực Robotics sau này.

STEAM for Vietnam hiện đang tuyển sinh cho lớp CS 201 – Nhập môn Thiết kế và Lập trình Robotics với VEX IQ. Các bạn học sinh đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia các bài học thực tế và hấp dẫn cùng thầy cô STEAM for Vietnam nhé! Đăng ký ngay tại đây

_________________

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

_________________

🌐Facebook: STEAM for Vietnam

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org