Chuyên mục
A Year of Robotics Khám phá

Workshop Thiết lập mục tiêu – Định hướng tương lai: Cách ứng dụng mô hình OKR để xác định mục tiêu trước khi bắt đầu chinh phục giải đấu Robotics

Hiểu được tầm quan trọng trong việc xác định đích đến trước khi hành động, STEAM for Vietnam đã tổ chức buổi workshop thứ 02 nằm trong chuỗi hoạt động Robotics Sunday với chủ đề: Thiết lập mục tiêu – Định hướng tương lai. Cùng tìm hiểu một trong những phương pháp xác định mục tiêu đang được sử dụng rất hiệu quả tại Google và các tổ chức uy tín khác trên thế giới qua nội dung của buổi workshop nhé!

Điểm chung lớn nhất giữa công trình nghiên cứu vĩ đại của nhà bác học Albert Einstein và hành trình chinh phục giải đấu vô địch Robotics đó là chúng đều yêu cầu mục tiêu trước khi hành động. Mục tiêu là phương hướng cho mọi kế hoạch, vì vậy, việc xác định mục tiêu phải là bước luôn được ưu tiên thực hiện hàng đầu của mọi công việc. Bởi vì chỉ cần biết được đích đến, sẽ không có khởi đầu nào là quá muộn để đi đến điểm cuối của hành trình.

Các bạn có từng thắc mắc rằng: “Vì sao có những học sinh mặc dù đã xác định được mục tiêu của mình nhưng vẫn chưa có được thành công như mong đợi?” Cùng lấy ví dụ cụ thể, mục tiêu của một bạn học sinh năm 2023 sẽ chinh phục chiếc cúp vô địch giải đấu Robotics cấp Quốc gia, nhưng kế hoạch hành động từng tháng, từng tuần để đạt được mục tiêu lại rất mơ hồ. Bởi vì, việc đoạt lấy chiếc cúp chiến thắng là mục tiêu dài hạn, là điểm đến cuối cùng của bạn học sinh đó và cần nhiều gian để hoàn thành. Muốn đạt được mục tiêu dài hạn, bạn học sinh đó cần phải có những mục tiêu nhỏ khác được phân bổ trong thời gian ngắn để tiến hành. 

Trong buổi workshop, theo như chia sẻ của các diễn giả, có 02 loại mục tiêu chính cần xác định, đó là: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Sau khi định hình rõ ràng  được các loại mục tiêu này, đã đến lúc các “bot thủ” nghiên cứu phương pháp triển khai để đạt được kết quả mong đợi.

Phương pháp trọng tâm được chia sẻ trong buổi workshop “Thiết lập mục tiêu – Định hướng tương lai” đó là phương pháp OKR – viết tắt của “Objective” và “Key Results”. Đây là phương pháp đã và đang chứng minh tính hiệu quả cao trong bộ máy vận hành của tập đoàn lớn như Google và các tổ chức khác trên thế giới. Vậy các “bot thủ” cần sử dụng phương pháp OKR như thế nào để tiến xa hơn trên hành trình chinh phục lĩnh vực Robotics của mình? 

Objective – Mục tiêu lớn (tạm dịch)

Với Objective, học sinh cần đưa ra dự định dài hạn (hay còn gọi là “Mục tiêu lớn”), đáp ứng đủ 03 tiêu chí quan trọng. Đầu tiên, mục tiêu đó cần phải truyền cảm hứng đến các “bot thủ” để thúc đẩy các bạn hoàn thành mục tiêu. Thứ hai, đó phải là một mục tiêu thực tế. Nói cách khác, mục tiêu này cần phải nằm trong khả năng thực hiện của bản thân người đề ra. Thứ ba, mục tiêu đó cần phải có các cột mốc thời gian hoàn thành rõ ràng. 

Key Results – Những kết quả cụ thể (tạm dịch)

Key Results (Những kết quả cụ thể) đóng vai trò như những mục tiêu ngắn hạn, giúp các bạn học sinh dần dần hiện thực hóa mục tiêu lớn của mình. Tương tự với đích đến dài hạn, mục tiêu ngắn hạn cần đạt được tối thiểu 03 yếu tố như sau. Thứ nhất, kế hoạch thực hiện mục tiêu đó phải có kết quả được mô tả bằng những con số kèm theo cách thức thực hiện. Ví dụ: Tham gia X hoạt động, hoàn thành Y mô hình, v.v. Thứ hai, nên tránh xác định các kết quả dưới dạng: mục tiêu đi kèm với các động từ. Ví dụ: Nâng cao năng lực ngoại ngữ, biết giao tiếp, v.v. Với cách làm này, không chỉ thể hiện kết quả mơ hồ mà còn không tạo ra động lực giúp các bạn học sinh đạt được mục tiêu. Thứ ba, hãy ưu tiên đưa ra những mục tiêu mà bản thân các bạn học sinh có thể tự đạt được thay vì cần đến sự hỗ trợ từ người khác.

Như vậy, qua buổi workshop Thiết lập mục tiêu – Định hướng tương lai, quý phụ huynh và các bạn học sinh đã được lắng nghe những chia sẻ vô cùng bổ ích về các loại mục tiêu, phương pháp OKR cũng như câu chuyện thực tế từ chính các diễn giả. STEAM for Vietnam hy vọng rằng những kiến thức ấy sẽ được các bạn học sinh ứng dụng trong học tập, rèn luyện cũng như trong hành trình khám phá và chinh phục bộ môn Robotics trong tương lai.

Hãy cùng đón chờ phần tiếp theo của chương trình Mentorship độc quyền dành cho “bot thủ” tham gia Giải vô địch VEX Robotics toàn quốc 2024 và học lớp CS 201, CS 202 trong thời gian tới. 

⭐️ Thông tin về chương trình:

⏰ Thời gian: 09:00 – 10:30 Sáng Chủ nhật hàng tuần

📌 Đăng ký Giải đấu tại đây để tham gia vào những buổi workshop bổ ích tiếp theo: https://bit.ly/nrc24_landing_page 

📌 Tìm hiểu thêm về Giải đấu: https://bit.ly/nrc24-knowledge-hub

📍 Gia nhập cộng đồng VEX Robotics Việt Nam: https://discord.gg/Ag5K3unFrM

— — —

Author: Thuy Quynh Vu

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

📍Donation: https://www.steamforvietnam.org/donation

Chuyên mục
A Year of Robotics Khám phá

Workshop Định hình tư duy Robotics: Từ câu chuyện truyền cảm hứng của anh Victor Vương đến bài học chinh phục Robotics

Thật khó để hình dung được một cậu bé “không nổi bật tại trường học”, “không đạt được điểm cao trong học tập” và mắc chứng khó đọc lại có thể trở thành một kỹ sư tài giỏi làm việc tại Microsoft  ở hiện tại. Vậy điều gì khiến một “cậu bé” thiếu tự tin vào bản thân mình vượt qua được khoảng thời gian khó khăn đó? 

Chia sẻ về câu chuyện của mình trong buổi workshop, anh Victor Vương khẳng định “Đó là một giai đoạn thực sự khó khăn”. Chìa khoá nằm ở việc kiên trì và giữ vững ý chí cho đến khi hoàn thành mục tiêu đặt ra. Mỗi ngày, việc duy trì thói quen  đọc sách cùng mẹ và sau đó là tự dành thời gian đọc một mình trong một thời gian dài đã dần dần đem lại kết quả tuyệt vời: Anh Victor Vương đã cải thiện chứng khó đọc của mình. Từ câu chuyện về sự nỗ lực của anh Victor Vương, dù kết quả không xuất hiện  ngay khi chúng ta bắt đầu cố gắng, nhưng chỉ cần tiếp tục nỗ lực, thành công chắc chắn sẽ đến với mỗi người chúng ta.

Nếu phải nói về một bước ngoặt lớn thay đổi cuộc đời thì với diễn giả Victor Vương, đó là khi anh bắt đầu tiếp xúc với máy tính. Việc khám phá máy tính khiến anh quên mất những giới hạn của bản thân. Việc tập trung tìm tòi và khám phá điều gì đó khiến ước mơ trong anh lớn dần. Bắt đầu từ việc đơn giản như mày mò ổ cứng đến tìm hiểu các chức năng phức tạp hơn, anh Victor Vương đã dần tự mình tìm hiểu không bỏ sót  bất kỳ một tác vụ nào trong bảng điều khiển “control panel” của máy tính.

Và nhờ hứng thú với máy tính, anh Victor Vương không chỉ tìm ra con đường sự nghiệp của chính mình mà còn khám phá ra một phiên bản hoàn toàn mới: một con người “thăng hoa” khi được làm những điều mình yêu thích.

Kết thúc phần chia sẻ về những bí mật của mình, anh Victor Vương đã tóm gọn lại buổi chia sẻ với 03 từ khóa quan trọng, giúp các “bot thủ” xây dựng tư duy nền móng thật vững chắc trước khi bắt đầu hành trình chinh phục đam mê.

“Be curious: Để sự tò mò dẫn dắt bạn!”

Sự tò mò là người bạn đồng hành cùng chúng ta trên hành trình chinh phục khát khao. Từ niềm đam mê với máy tính đến những lần tự “mày mò” học hỏi, và quan trọng nhất là “khi được làm việc mình thích, bạn như chìm đắm vào nó, không ai ép buộc bạn”; đó là cách mà một “cậu bé thiếu tự tin” tìm thấy hướng đi của riêng mình. 

“Be proactive: Hãy luôn chủ động”

Kiến thức là sự tích lũy và đó là điều khiến mỗi người trở nên khác biệt. Diễn giả Victor Vương đã luôn chủ động tìm hiểu, chủ động xin ý kiến từ những “chuyên gia” như bạn bè, hay thậm chí từ hàng xóm để tự trau dồi vốn hiểu biết về máy tính và thu hẹp khoảng cách đến với mục tiêu trở thành kỹ sư phần mềm của mình.

“Be resilient: Nếu có ý chí, sẽ luôn có cách”

“Nghề kỹ sư không phải một công việc dễ, nhưng đừng để nó cản bước bạn!” Bắt đầu bước đi với niềm đam mê, hành trang gồm sự chủ động là công cụ và ý chí là bạn đồng hành, các “bot” thủ sẽ luôn giữ vững được niềm tin vào khả năng của bản thân trên hành trình chinh phục lĩnh vực Robotics.

Từ câu chuyện truyền cảm hứng và những chia sẻ của anh Victor Vương trong buổi workshop Định hướng tư duy, STEAM for Vietnam hy vọng quý phụ huynh và các bạn học sinh có thêm cho mình những bài học về tư duy đúng đắn khi bắt đầu theo đuổi đam mê của mình trong lĩnh vực về Robotics. Một lần nữa, STEAM for Vietnam cảm ơn những  chia sẻ từ anh Victor Vương trong buổi workshop Định hướng tư duy vừa qua. 

Hãy cùng đón chờ phần tiếp theo của chương trình Mentorship độc quyền dành cho “bot thủ” tham gia Giải vô địch VEX Robotics toàn quốc 2024 và học lớp CS 201, CS 202 trong thời gian tới. 

📌 Đăng ký Giải đấu tại đây để nhận trọn vẹn bộ tài nguyên miễn phí của VEX: https://bit.ly/3PKOucg

📌 Tìm hiểu thêm về Giải đấu: https://bit.ly/nrc24-knowledge-hub

📍 Gia nhập cộng đồng VEX Robotics Việt Nam: https://discord.gg/Ag5K3unFrM

— — —

Author: Thuy Quynh Vu

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

📍Donation: https://www.steamforvietnam.org/donation