Chuyên mục
Khám phá Train The Trainers

Công Cụ AI Hỗ Trợ Tiếp Cận: Thu Hẹp Khoảng Cách Cho Tất Cả Người Học

Trong môi trường giáo dục hiện đại, việc tiếp cận tài liệu học tập đối với tất cả học sinh vẫn là một thách thức lớn. Phong cách, điều kiện, và môi trường học tập khác nhau có thể tạo ra những rào cản trong việc tiếp thu kiến thức. 

Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều công cụ hỗ trợ tiếp cận tiên tiến đang giúp thu hẹp khoảng cách này, đảm bảo rằng mọi học sinh đều có cơ hội học tập tốt nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu về các công cụ hỗ trợ tiếp cận được hỗ trợ bởi AI và cách chúng đang thay đổi diện mạo giáo dục.

Các công cụ AI trong đời sống con người

Công Cụ Chuyển Văn Bản Thành Giọng Nói (Text-to-Speech)

Tính Năng:

Công cụ chuyển văn bản thành giọng nói (Text-to-Speech) sử dụng công nghệ AI để chuyển đổi nội dung văn bản thành âm thanh. Công cụ này đặc biệt hữu ích cho học sinh khiếm thị hoặc những người gặp khó khăn trong việc đọc.

Lợi ích:

  • Hỗ trợ học sinh khiếm thị: Giúp học sinh khiếm thị tiếp cận tài liệu học tập một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Tăng cường hiểu biết: Học sinh có thể nghe lại bài giảng hoặc tài liệu nhiều lần để củng cố kiến thức. Không chỉ vậy, học sinh còn có thể rút ngắn thời gian học và làm nhờ việc nghe thay vì đọc tài liệu.
  • Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ: Giúp học sinh phát triển kỹ năng nghe và nói, đặc biệt là trong học ngoại ngữ.

Một số công cụ phổ biến:

  • Google Text-to-Speech: Giọng nói chất lượng cao, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ.
  • Amazon Polly: Giọng nói tự nhiên, nhiều ngôn ngữ và tùy chỉnh giọng nói.
  • IBM Watson Text to Speech: Nhiều giọng nói, hỗ trợ đa ngôn ngữ.
  • Natural Reader: Giao diện thân thiện, nhiều lựa chọn giọng nói.

Công Cụ Tạo Phụ Đề Chi Tiết

Tính Năng:

AI có khả năng tự động tạo phụ đề chi tiết cho các video giáo dục, đảm bảo rằng nội dung video trở nên dễ tiếp cận hơn cho học sinh khiếm thính.

Lợi ích:

  • Tiếp Cận Thông Tin: Học sinh khiếm thính có thể hiểu rõ nội dung video thông qua phụ đề.
  • Học Tập Đa Dạng: Tất cả học sinh đều có thể hưởng lợi từ phụ đề, giúp họ theo dõi và hiểu rõ hơn những gì đang được giảng dạy.
  • Hỗ Trợ Đa Ngôn Ngữ: Phụ đề có thể được dịch sang nhiều ngôn ngữ, hỗ trợ học sinh quốc tế và những người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.

Một số công cụ phổ biến:

  • Aegisub: Phần mềm mã nguồn mở, chuyên nghiệp. (Windows, macOS, Linux)
  • Subtitle Edit: Miễn phí, nhiều định dạng, dịch tự động. (Windows)
  • YouTube Subtitle Tool: Tạo và chỉnh sửa phụ đề trực tiếp. (Web)
  • VEED.IO: Trực tuyến, tự động, chỉnh sửa video. (Web)

Công Cụ Dịch Tài Liệu Học Tập

Tính Năng:

AI cung cấp các công cụ dịch thuật giúp chuyển đổi tài liệu học tập sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, thúc đẩy tính hòa nhập trong lớp học. Điều này giúp việc tiếp cận các nguồn tài liệu chất lượng trên thế giới dễ dàng hơn.

Lợi ích:

  • Hỗ trợ học ngoại ngữ: Giúp học sinh học các ngôn ngữ mới bằng cách cung cấp tài liệu học tập song ngữ.
  • Tiếp cận dễ dàng: Học sinh quốc tế có thể dễ dàng tham gia và hiểu rõ nội dung học tập mà không gặp rào cản ngôn ngữ. Học sinh từ các nền văn hóa khác nhau có thể tiếp cận tài liệu học tập bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Một số công cụ phổ biến:

  • Google Dịch: Miễn phí, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, dịch văn bản và tài liệu. (Web, di động)
  • Microsoft Translator: Miễn phí, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, dịch văn bản và tài liệu. (Web, di động)
  • DeepL: Chất lượng dịch cao, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. (Web, Windows, macOS)
  • Wordfast: Công cụ dịch thuật CAT, dễ sử dụng. (Web, Windows, macOS)

Các công cụ AI khác

1. Công Cụ Hỗ Trợ Học Tập Cá Nhân

AI còn có khả năng phân tích phong cách học tập của từng học sinh và đưa ra các gợi ý học tập cá nhân hóa, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả hơn. Công cụ này có thể đề xuất các tài liệu học tập phù hợp, lịch học linh hoạt và các bài kiểm tra tự động nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện.

Ví dụ:

  • Khan Academy: Đề xuất bài học và bài kiểm tra cá nhân hóa.
  • Duolingo: Điều chỉnh bài học ngôn ngữ theo tiến độ của người dùng.
  • Coursera: Đề xuất khóa học và tài liệu phù hợp với mục tiêu học tập.

2. Công Cụ Hỗ Trợ Giáo Viên

AI cũng cung cấp các công cụ hỗ trợ giáo viên trong việc xây dựng giáo án, đánh giá học sinh và theo dõi tiến độ học tập. Điều này giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và tập trung vào việc giảng dạy và hỗ trợ học sinh.

Ví dụ:

  • Google Classroom: Quản lý bài tập và theo dõi tiến độ học sinh.
  • Edmodo: Chia sẻ tài liệu và giao tiếp với học sinh hiệu quả.
  • Turnitin: Kiểm tra đạo văn và đánh giá bài viết.

3. Ứng Dụng Thực Tế Ảo (Virtual Reality – VR)

Các ứng dụng VR sử dụng AI để tạo ra môi trường học tập trực quan và tương tác, giúp học sinh có trải nghiệm học tập thú vị và sinh động. VR có thể mô phỏng các thí nghiệm khoa học, chuyến tham quan bảo tàng, hoặc các tình huống thực tế, giúp học sinh hiểu rõ hơn về kiến thức lý thuyết.

Ví dụ:

  • Google Expeditions: Tham quan ảo các địa điểm lịch sử và bảo tàng.
  • Labster: Thực hiện thí nghiệm khoa học ảo.
  • Victory XR: Mô phỏng lớp học và tình huống thực tế.

4. Công cụ tóm tắt nội dung cuộc họp

Công cụ tóm tắt nội dung cuộc họp sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động ghi lại, phân tích và tóm tắt các thông tin chính từ các cuộc họp. Công cụ này giúp người dùng tiết kiệm thời gian và đảm bảo không bỏ lỡ các điểm quan trọng. 

AI trong công cụ này không chỉ chuyển đổi giọng nói thành văn bản mà còn phân tích và trích xuất các nội dung chính, các quyết định quan trọng và các nhiệm vụ được giao.

Ví dụ:

  • Otter.ai: Ghi âm và tóm tắt các điểm chính từ cuộc họp.
  • Fireflies.ai: Ghi lại và phân tích cuộc họp trực tuyến.
  • Avoma: Ghi âm và tóm tắt, phân tích các quyết định quan trọng.

Kết Luận

Các công cụ AI hỗ trợ học sinh học tập đang tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục. Các công cụ này giúp tất cả học sinh tiếp cận tài liệu học tập một cách dễ dàng và hiệu quả. Việc áp dụng những công nghệ này không chỉ nâng cao trải nghiệm học tập mà còn thúc đẩy sự hòa nhập và phát triển toàn diện cho tất cả mọi người.

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đang mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực giáo dục. Các công cụ hỗ trợ tiếp cận AI không chỉ giúp học sinh vượt qua các rào cản về điều kiện và ngôn ngữ mà còn tạo ra một môi trường học tập đa dạng và bao trùm hơn. Với sự kết hợp của công nghệ và giáo dục, chúng ta có thể mang lại những trải nghiệm học tập tốt nhất cho tất cả mọi người.

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube: http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

📍Donation: https://www.steamforvietnam.org/donation

Chuyên mục
Khám phá Train The Trainers

Sử Dụng AI Để Gỡ Bỏ Gánh Nặng: Khơi Nguồn Giáo Dục Cá Nhân Hoá

Khi đó, áp lực càng đè nặng lên vai giáo viên vào mùa kiểm tra. Xấp bài chồng chất kèm những thủ tục nhập điểm, nhận xét rườm rà và tốn nhiều thời gian khiến việc cải thiện phương pháp dạy học, và hỗ trợ cho từng học sinh gần như là không thể. 

Tuy vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ Generative AI, giáo dục truyền thống đang dần chuyển mình để nhường sân cho một phương pháp mới của nền giáo dục hiện đại: giáo dục cá nhân hoá. Giáo dục cá nhân nhân hoá là phương pháp hoàn toàn khác biệt so với các lớp học truyền thống. 

Trong đó, quá trình học tập được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng học sinh. Để có thể triển khai được giáo dục cá nhân hoá, các công việc lặp đi lặp lại, tốn nhiều thời gian và công sức, như chấm điểm và tạo báo cáo tình hình học tập của học sinh sau từng học kỳ, từng năm học, cần được tự động hoá. 

Ngày nay, với sự phát triển của các nền tảng công nghệ, đặc biệt là các công cụ AI, giáo viên đã có trợ thủ đắc lực để giải quyết các công việc lặp đi lặp lại này. Vậy những công cụ ấy là gì?

Các công cụ hỗ trợ chấm bài:

1. TNMaker

TNMaker là một phần mềm hỗ trợ chấm thi trắc nghiệm trên điện thoại sử dụng AI đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều điểm trường ở Việt Nam. Chỉ với một lần chụp, AI sẽ nhận diện được mã đề, đánh giá câu trả lời của từng thí sinh (đúng hoặc sai) theo đáp án đã được cập nhật trên hệ thống và tổng hợp thành 1 file thống kê như mong muốn. 

Công cụ này giúp giáo viên tiết kiệm được khối thời gian làm các thủ tục truyền thống như sắp xếp các bài kiểm tra theo mã đề, đục lỗ bài kiểm tra hay nhập điểm của từng học sinh lên excel như trước đây.

Nguồn: https://tnmaker.net/

2. Gradescope:

Công cụ Gradescope AI giúp giáo viên tiết kiệm thời gian đánh giá chất lượng giảng dạy của mình bằng hình thức hỗ trợ chấm bài đa dạng. Không chỉ có khả năng chấm điểm các bài trắc nghiệm theo quy trình tương tự như TNMaker, Gradescope còn hỗ trợ nhận diện đáp án từ những bài thi giấy hoặc code. 

Đối với các bài kiểm tra hoặc bài tập tự luận trên giấy, công nghệ AI của Gradescope sẽ nhận dạng chữ viết của thí sinh, phân loại và đánh giá theo khung điểm đã cho. Giờ đây, giáo viên chỉ cần chấm thủ công trong trường hợp máy không nhận diện được hoặc đáp án quá khác biệt so với mẫu. 

Không chỉ dừng lại ở đó, Gradescope sẽ tổng hợp và đưa ra những thống kê liên quan đến kết quả của cả lớp cho giáo viên và trực tiếp cập nhật lên các hệ thống báo điểm.

Nguồn: https://www.gradescope.com/

3. ChatGPT

ChatGPT hẳn không còn là một cụm từ quá xa lạ khi nhắc về Generative AI. Với sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của phần mềm này trong thời gian vừa qua, ChatGPT dần trở thành một cánh tay đắc lực hỗ trợ các thầy cô chấm cái bài luận trên toàn thế giới, đặc biệt là những dạng đề theo một cấu trúc cụ thể. 

Một số lưu ý khi sử dụng ChatGPT dành cho giáo viên:

  • ChatGPT không nắm được những thông tin liên quan đến học sinh của bạn: Dù đây là một khía cạnh tích cực nó sẽ cho một kết quả khách quan nhất, nhưng AI thường không cân nhắc những trường hợp ngoại lệ hay yếu tố bên ngoài như khả năng tiếp thu, hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập của học sinh,… Chính vì thế các thầy cô cần cho ChatGPT biết về tình hình học sinh trong lớp, tuy nhiên cũng cần chú ý về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân của học sinh.
  • Giá trị vẫn nằm trong tay bạn: Có thể công cụ này giúp một hay nhiều phần trong quá trình chấm bài nhưng cũng như những loại mệnh lệnh khác, nó không hoàn hảo. Học sinh sẽ luôn mong đợi các thầy cô của mình có thể đưa ra lời nhận xét trực tiếp hoặc sử dụng nó để cải cải thiện giáo án, lời khuyên cho phương pháp học,…

Vậy, làm cách nào để hỏi ChatGPT một cách hiệu quả? Dưới đây là một số câu hỏi mẫu mà thầy cô có thể tham khảo theo thứ tự lần lượt:

  1. Bạn là một giáo viên THCS. Học sinh của bạn đang học khối 7 và nhiệm vụ của bạn là chấm điểm bài văn tự sự dưới đây trên thang điểm 10.

(Yếu tố nên có: Khối lớp, loại đề, thang điểm/phương thức chấm điểm)

  1. Dưới đây là khung điểm cho dạng bài này. Cho tôi điểm và nhận xét cụ thể theo từng phần.

(Yếu tố nên có: khung điểm chi tiết với điểm thành phần tương ứng)

  1. Đề bài này ưu tiên ý tưởng và cách diễn đạt hơn là cấu trúc. Đánh giá bài văn này của học sinh theo hướng ưu tiên đó.

(Yếu tố nên có: thứ tự ưu tiên của các yếu tố trong đáp án theo mục tiêu bài học)

  1. Nếu bài văn được đánh giá dưới 4 điểm, gợi ý cho tôi một đoạn văn nhỏ đề xuất hướng cải thiện cho học sinh.

(Yếu tố nên có: hướng giải quyết cho các học sinh dưới điểm)

Những lưu ý khi sử dụng các công cụ chấm bài bằng Generative AI

Yếu tố về bảo mật thông tin cần được đặt lên hàng đầu khi sử dụng các công cụ Generative AI cho việc chấm bài, tạo báo cáo kết quả học tập. Khi scan bài kiểm tra của học sinh, các thầy cô cần lưu ý bỏ đi các thông tin cá nhân của học sinh như tên, tuổi, giới tính, ngày tháng năm sinh. Khi thêm yếu tố thông tin của học sinh cho các công cụ Generative AI, nhằm mục đích nhận được kết quả tốt hơn, các thầy cô cũng cần cẩn trọng và chú ý về thông tin cá nhân của học sinh và của chính bản thân.

Ngoài ra cũng cần lưu ý kiểm tra lại những kết quả trả về từ các công cụ Generative AI, đảm bảo tính khách quan và chính xác. Các công cụ Generative AI được huấn luyện bởi một bộ dữ liệu nhất định nên những yếu tố về thiếu tính khách quan, thông tin sai lệch là không tránh khỏi.

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube: http://bit.ly/S4V_YT

Chuyên mục
Khám phá Train The Trainers

AI và Generative AI: Bước Ngoặt Của Công Nghệ Trong Lịch Sử Nhân Loại

Trong thời đại 4.0, Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống. Từ gợi ý bài hát kế tiếp đến điều khiển trợ lý ảo trên điện thoại thông minh, các hệ thống AI đã nâng cao cách chúng ta tương tác với các thiết bị công nghệ. 

Cuối năm 2022, sự ra đời của Generative AI đã thay đổi ngành công nghệ một cách nhanh chóng và vượt trội. Đây là một phân nhánh sáng tạo của AI, có thể trình bày nội dung và kiến thức thông qua các hình thức khác nhau. 

Bài viết này của STEAM for Vietnam đơn giản hoá AI và Generative AI, giúp những khái niệm này dễ tiếp cận hơn. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được sự khác nhau của AI và Generative AI để ứng dụng trong các vấn đề khác nhau của cuộc sống.

Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) là gì?

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một nhánh của Khoa học Máy tính và chuyên mô phỏng lại trí tuệ của con người. AI giúp giải quyết các vấn đề nhận thức như học tập, sáng tạo và nhận diện hình ảnh. Từ đó, Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong thu thập và phân tích đã dữ liệu từ nguồn khác nhau như cảm biến thông minh, nội dung do con người tạo ra, công cụ giám sát, và nhật ký hệ thống. 

Mục tiêu chính của AI là phát triển hệ thống tự học và tìm ra ý nghĩa từ lượng dữ liệu khổng lồ. Sau đó, AI áp dụng những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề mới một cách hiệu quả, tương tự như cách con người xử lý thông tin.

Trí tuệ nhân tạo xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong cuộc sống. Trong lĩnh vực giải trí, AI giúp các nền tảng như Netflix hoặc Youtube gợi ý bộ phim kế tiếp dựa trên thói quen và lịch sử của người dùng. Trong lĩnh vực bán lẻ, AI phân tích hành vi mua hàng để gợi ý sản phẩm phù hợp, từ đó nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. 

Không chỉ vậy, trợ lý ảo như Siri của Apple hay Google Assistant sử dụng AI để hiểu và phản hồi các câu hỏi của bạn, từ việc thiết lập lịch trình cho đến kiểm tra thông tin thời tiết hoặc tin tức.

AI còn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế. Các thuật toán AI có khả năng phân tích hàng ngàn hình ảnh chụp X-quang hoặc MRI để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác hơn. 

Ngoài ra, trong lĩnh vực tự động hóa, các robot thông minh được trang bị AI giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng năng suất lao động mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Các ứng dụng này, cùng với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ AI, không chỉ cải thiện hiệu quả công việc mà còn mang lại những tiện ích không thể phủ nhận cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Khám phá Generative AI

Generative AI là một nhánh của Trí tuệ nhân tạo, nơi AI không chỉ đơn thuần phân tích dữ liệu mà còn có khả năng tạo ra nội dung mới và sáng tạo. Khác biệt so với các hệ thống AI truyền thống, Generative AI sử dụng các mô hình học sâu (deep learning) để “học” từ một lượng lớn dữ liệu – từ văn bản, hình ảnh, âm thanh đến video, và từ đó tạo ra nội dung mới mà không cần sự can thiệp trực tiếp từ con người.

Một trong những ứng dụng phổ biến của Generative AI là trong lĩnh vực văn học và báo chí, nơi nó có thể tự động soạn thảo các bài báo hoặc câu chuyện ngắn dựa trên các xu hướng và thông tin hiện có. 

Trong lĩnh vực âm nhạc, các mô hình Generative AI có thể phân tích những bản nhạc, học hỏi phong cách và các cấu trúc của các câu nhạc, sau đó sáng tác các bản nhạc mới. Đối với mỹ thuật, Generative AI đã được sử dụng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật số, thậm chí tái tạo phong cách của các họa sĩ nổi tiếng.

Cách thức hoạt động của Generative AI tương tự như quá trình học tập và nghiên cứu. Đầu tiên, Generative AI tiếp nhận và xử lý thông tin từ các dữ liệu đã được “dạy” rồi sử dụng kiến thức này để tạo ra các sản phẩm mới. 

Một ví dụ cụ thể là hệ thống GPT (Generative Pre-trained Transformer), được sử dụng để tạo ra văn bản. Sau khi được huấn luyện trên một kho dữ liệu văn bản lớn, GPT có thể tạo ra các đoạn văn có cấu trúc và ngữ nghĩa chính xác, phục vụ nhiều mục đích khác nhau của con người. 

Đặc biệt là phiên bản mới nhất GPT-4o có khả năng hiểu và tạo ra văn bản phức tạp hơn và tích hợp các tính năng đa nhiệm. Điều này cho phép nó thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc với độ chính xác cao. Không chỉ dừng lại ở văn bản, GPT-4o còn có khả năng tự chụp ảnh trực tiếp, minh họa và tạo ra hình ảnh, mở rộng phạm vi ứng dụng của Generative AI trong việc hỗ trợ và nâng cao nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Từ những tính năng trên, chúng ta có thể thấy Generative AI đang mở ra những cánh cửa mới cho sự sáng tạo không giới hạn, đồng thời cũng đặt ra các vấn đề liên quan đến đạo đức lẫn sự công bằng.

Lợi ích của AI và Generative AI

AI và Generative AI đem lại nhiều lợi ích đa dạng, đóng góp vào sự tiến bộ của nhiều ngành nghề khác nhau. 

Trong lĩnh vực y tế, AI đã trở thành công cụ không thể thiếu giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác. Sử dụng các thuật toán phức tạp, AI phân tích hình ảnh y tế và dữ liệu lâm sàng để phát hiện các dấu hiệu bệnh tật từ sớm, giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất, từ đó nâng cao tỷ lệ thành công của các can thiệp y tế.

Trong ngành tài chính, AI đã cách mạng hóa cách thức các ngân hàng và công ty bảo hiểm hoạt động. Công nghệ này giúp phát hiện và ngăn chặn gian lận thông qua việc phân tích hàng triệu giao dịch để xác định các mẫu hành vi bất thường. Nhờ đó, AI góp phần bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của khách hàng, đồng thời giúp các tổ chức tài chính giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

Generative AI, một nhánh đặc biệt của Trí tuệ nhân tạo, đã đem lại nhiều cơ hội mới cho các ngành công nghiệp sáng tạo. Trong lĩnh vực nghệ thuật, công nghệ này cho phép các nghệ sĩ và nhà thiết kế khám phá ra các phong cách và ý tưởng mới mà không bị giới hạn bởi nguồn lực truyền thống hay thời gian. Nhờ vào khả năng tự động hóa quá trình sản xuất nội dung, Generative AI giải phóng tiềm năng sáng tạo để con người tập trung vào việc đổi mới và phát triển ý tưởng.

Bên cạnh đó, AI cũng đang làm thay đổi cách thức các doanh nghiệp vận hành bằng cách tối ưu hóa các quy trình, cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và hỗ trợ ra quyết định. Các hệ thống thông minh này phân tích dữ liệu thời gian thực để đưa ra các dự báo chính xác, từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược. 

Nhìn chung, AI và Generative AI không chỉ là công nghệ của tương lai mà còn là chìa khóa để mở rộng khả năng hiện tại của con người, cải thiện chất lượng cuộc sống và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội.

Thấu hiểu sự cần thiết của việc tìm hiểu về tư duy máy tính và AI, vào mùa hè này, STEAM for Vietnam sẽ triển khai chương trình đào tạo Train the Trainer 2024, nối tiếp sự thành công của Train the Trainer 2023 để tiếp tục mang đến chuỗi hoạt động đào tạo giáo viên tiền phương nhằm nâng cao chuyên môn giảng dạy. Đặc biệt trong chương trình năm nay, các thầy cô không chỉ được tìm hiểu về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy vào giảng dạy với một ví dụ cụ thể là công cụ Scratch mà còn được tìm hiểu về AI – tương lai của giáo dục. 

Train the Trainer 2024 tiếp tục nối tiếp Train the trainer 2023 mang đến một chương trình đào tạo giáo viên với các bài học về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy máy tính vào giảng dạy và đặc biệt là AI và các chuyên đề về dạy học.

Người viết: Nguyễn Tuấn Khang

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

Chuyên mục
Khám phá Train The Trainers

Thông cáo báo chí: STEAM for Vietnam khai giảng trại hè trực tuyến về trí tuệ nhân tạo cho giáo viên Việt Nam – TRAIN THE TRAINERS 2024: AI SUMMER CAMP

STEAM for Vietnam kết hợp cùng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Scratch Foundation, Đại học Bách khoa Hà Nội cùng với Quỹ Hỗ trợ Đổi mới Giáo dục Phổ thông Việt Nam (VIGEF) tuyên bố hợp tác tổ chức chương trình Train the Trainers (Tuyển chọn và Đào tạo Giảng viên) năm 2024. Chủ đề của chương trình năm nay là “Tư duy Máy tính và Thiết kế Chương trình Giáo dục sử dụng Generative AI”.

Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) thế hệ mới (Generative AI) đã có tác động đáng kể đến lĩnh vực giáo dục. Sự ra đời của Generative AI giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc thiết kế bài giảng, nghiên cứu. Giáo viên có thể thiết kế các lộ trình học tập phù hợp với đặc điểm, kết quả và phong cách học tập của từng học sinh trong các lớp học 30-40 em, chuyển đổi phương pháp giảng dạy “một khuôn cho tất cả (one-size-fits-all)” thành trải nghiệm phù hợp với phong cách học tập của từng học sinh. 

Tại Việt Nam, theo bài nghiên cứu của Học viện Chính sách và Phát triển năm 2023 về Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục: “AI không thể thay thế hoàn toàn giảng viên. Giảng dạy không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức mà bỏ qua tầm quan trọng của yếu tố sáng tạo, cảm xúc xã hội và giảng viên là người quyết định thời điểm thích hợp để sử dụng các công cụ có hỗ trợ của AI.” Tuy nhiên, tại Việt Nam giáo viên vẫn chưa được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng các công cụ này.

Train the Trainer: AI Summer Camp (Chương trình trại hè về AI) là một phần trong chuỗi hoạt động dành cho giáo viên và giảng viên đại học nhằm giới thiệu về tư duy máy tính và ứng dụng của Generative AI trong giảng dạy. Chương trình cũng xây dựng một cộng đồng giáo dục đoàn kết với sứ mệnh nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam, tạo ra các cơ hội học tập bình đẳng và chất lượng cao cho tất cả học sinh trên khắp Việt Nam.

Khóa học bao gồm 12 bài giảng và sẽ được tổ chức trực tuyến vào các ngày Chủ nhật hàng tuần từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2024. Chương trình sẽ có sự hướng dẫn của các chuyên gia về AI. Hoạt động và bài học chính sẽ tập trung vào việc áp dụng các ứng dụng thực tế của AI vào giáo dục STEM. Sau khi hoàn thành khóa học, giáo viên có thể tạo ra các tài liệu học tập hấp dẫn, sinh động, cá nhân hóa chương trình giảng dạy cho từng học sinh và nhanh chóng phát triển các dự án với Generative AI.

Để biết thêm chi tiết và đăng ký tham gia chương trình Train the Trainer 2024 AI: Summer Camp, vui lòng truy cập: https://www.steamforvietnam.org/train-the-trainer. Thầy cô giáo quan tâm đến chương trình lưu ý hạn cuối nhận đơn ngày 10/6/2024.

Chương trình Train the Trainers 2024: AI Summer Camp hiện đã xuất hiện trên các mặt báo sau:

Liên hệ báo chí:

Chị Trần Tố Uyên

Giám đốc Truyền Thông STEAM for Vietnam

Email: sue@steamforvietnam.org

Số điện thoại: 0961796775

— — —

STEAM for Vietnam Foundation

Email: hello@steamforvietnam.org

Website: www.steamforvietnam.org

Chuyên mục
Khám phá Train The Trainers

Đánh Thức Tiềm Năng Cùng Các Công Cụ AI Miễn Phí

Trước đây, AI chỉ xuất hiện trong những mô hình giáo dục tiên tiến với chi phí cao, không phổ biến rộng rãi. Nhưng ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, hàng loạt công cụ AI miễn phí đã được ra đời, trở nên phù hợp và dễ dàng tiếp cận hơn. 

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu và khám phá tiềm năng từ kho tàng công cụ AI miễn phí, giúp bạn biến việc học và làm việc trở nên thú vị và hiệu quả  hơn bao giờ hết.

Các công cụ AI miễn phí dễ dàng tiếp cận với mọi người.
Hình ảnh được hỗ trợ tạo bởi DALL-E 3 từ Microsoft Copilot.

Cá nhân hoá không gian làm việc

Các công cụ AI đem đến những đột phá khi thiết kế không gian làm việc, đáp ứng nhu cầu riêng biệt của mỗi cá nhân trong cuộc sống, học tập và công việc. 

Đối với giáo dục, hệ thống AI có thể tự động điều chỉnh nội dung học tập dựa trên lịch sử tương tác, ngữ cảnh và sở thích của người học. Điều này giúp việc tiếp thu kiến thức trở nên hiệu quả hơn. Với khả năng phản hồi tức thì và cá nhân hóa cao, AI sẽ hỗ trợ người học nắm bắt thông tin tốt hơn, từ đó cải thiện kết quả học tập. 

Đối với công việc trong cuộc sống, AI có khả năng tối ưu hóa không gian làm việc, giúp nâng cao hiệu quả công việc. Nhờ khả năng bao quát công việc với quy mô lớn và hiệu suất mạnh mẽ từ máy tính, AI là cố vấn tuyệt vời giúp người dùng hiểu rõ các tác vụ cần giải quyết. Từ đó, họ có thể tập trung tối đa vào công việc và hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Chẳng hạn như MathGPT, được phát triển bởi đội ngũ của Got It Inc., có thể đề xuất lộ trình học tập thích ứng, phản hồi theo thời gian thực, và theo dõi tiến độ học tập cá nhân. Gia sư Toán AI với không gian học tập tương tác sẽ tạo ra sự hứng thú, giúp học sinh tiếp thu các khái niệm Toán nhanh chóng. Nó đồng thời giúp rèn luyện kỹ năng áp dụng từ cơ bản đến nâng cao.

Đánh giá kết quả, phản hồi, tăng hiệu suất làm việc

Với khả năng phân tích lượng dữ liệu lớn, các công cụ AI là trợ thủ đắc lực cho quá trình đánh giá và phản hồi kết quả để tăng năng suất làm việc. Không chỉ vậy, AI giúp người dùng thực hiện các công việc đơn giản, lặp đi lặp lại, để tiết kiệm thời gian trong những việc đơn giản. 

Ngoài ra, các hệ thống đánh giá tự động giúp theo dõi hiệu suất học tập và làm việc của người dùng, cung cấp phản hồi chi tiết về chất lượng công việc. Chẳng hạn, trong giáo dục, các giải pháp AI có thể hỗ trợ học sinh cải thiện ngữ pháp, chính tả khi học ngoại ngữ hoặc tự động chấm điểm bài tập trắc nghiệm, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và công sức.

Bên cạnh đó, một số giải pháp khác hỗ trợ phân tích dữ liệu có thể đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Từ đó, chúng ta xác định điểm mạnh và điểm yếu để phản hồi về tính hiệu quả, giúp người dùng lên kế hoạch phát triển tiếp theo. 

Cụ thể, ứng dụng AI có thể phân tích dữ liệu bài thi để xác định những lỗ hổng kiến thức của học sinh, giúp giáo viên kịp thời đưa ra biện pháp giảng dạy phù hợp.

Ví dụ Grammarly là một công cụ tích hợp AI, giúp phát hiện và sửa lỗi tiếng Anh một cách chính xác và hiệu quả. Grammarly giúp kiểm tra ngữ pháp, chính tả, hỗ trợ mở rộng vốn từ, và hơn hết giúp người dùng cải thiện phong cách viết tự nhiên, chuyên nghiệp hơn.

Không còn xa lạ trong cuộc sống hiện nay, ChatGPT là mô hình ngôn ngữ lớn được phát triển bởi OpenAI, sở hữu khả năng giao tiếp, tương tác và tạo ra câu trả lời bằng văn bản tương tự như con người. Phiên bản mới nhất, ChatGPT 4.o, đã được cải tiến đáng kể với khả năng hiểu và tạo ra văn bản phức tạp hơn. Không chỉ dừng lại ở văn bản, ChatGPT 4.o còn hỗ trợ hỏi đáp dựa trên hình ảnh và xử lý nhiều loại dữ liệu khác nhau như file Excel, PDF, v.v. Điều này giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và mở rộng phạm vi ứng dụng của công cụ này trong nhiều lĩnh vực đa dạng như giáo dục, kinh doanh và sáng tạo nội dung.

Gemini là một sản phẩm AI từ Google Deepmind với khả năng hỏi đáp và suy luận trên đa phương tiện như hình ảnh, văn bản, video, âm thành và mã nguồn. Mô hình hỗ trợ phiên bản miễn phí và đang trong quá trình phát triển nên có một số tính năng chưa hoàn thiện.

Microsoft Copilot + Dall-E là công cụ AI tương tự như ChatGPT và Gemini hỗ trợ giao tiếp và tương tác với con người trong đa dạng lĩnh vực. Microsoft Copilot có thể vừa được dùng làm công cụ tìm kiếm và vừa được dùng như một chatbot hỏi đáp trên hình ảnh, văn bản và ngữ cảnh của trang web. Hơn thế nữa, công cụ tích hợp Dall-E3 hỗ trợ tạo sinh ảnh dựa trên mô tả hoặc ảnh khác.

Github Copilot là giải pháp hỗ trợ việc lập trình dựa trên ngữ cảnh là mã nguồn từ dự án mà người dùng đang tham gia kết hợp với mã nguồn mở từ Github để tự động đề xuất, sửa lỗi và giải thích mã. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, tăng năng suất, mà còn giúp lập trình viên cập nhật kiến thức dễ dàng hơn. Không dừng lại ở đó, Github cung cấp Student package miễn phí cho học sinh, sinh viên tiếp cận với đa dạng tài nguyên học tập trong đó có Github Copilot.

Tăng cường trải nghiệm và tương tác

Các công cụ AI có thể tạo ra môi trường học tập và làm việc tương tác, kích thích sự hứng thú và trí sáng tạo của người dùng. Trong đó, các công cụ này hỗ trợ người dùng với nhiều  hình thức khác nhau từ soạn thảo tin nhắn đến đối thoại trực tiếp. Nhờ đó, chúng có thể hỗ trợ các công việc hằng ngày như hướng dẫn nấu một món mới cùng trợ lý ảo Google Assistant. Hơn thế nữa, các công cụ này còn giúp người dùng biến suy nghĩ thành hiện thực: vẽ bức tranh đứa trẻ bắt lấy ngôi sao hay sáng tác một đoạn nhạc Rock theo phong cách Mozart.

Trong công việc, Otter.AI là trợ lý AI giúp tạo ghi chú, tóm tắt nội dung tự động cho các cuộc họp và hoạt động trên nhiều nền tảng họp trực tuyến như Zoom hoặc Google Meet. Nhờ đó, người dùng có thể tập trung tham gia thảo luận và dễ dàng nắm bắt nội dung trao đổi.

Bên cạnh ứng dụng hỗ trợ tóm tắt nội dung họp, Notion là ứng dụng ghi chú và quản lý công việc. Gần đây, Notion Powered By AI tích hợp Trí tuệ nhân tạo giúp cho không gian làm việc của người dùng được tối ưu hơn. Dựa trên các ghi chép của cá nhân trong ứng dụng, AI Notion giúp người dùng dễ dàng quản lý dự án, hỗ trợ sắp xếp ghi chú hoặc gợi ý, chỉnh sửa cho việc viết lách. Lưu ý, Notion cung cấp giải pháp miễn phí cho các tổ chức giáo dục.

Canva là công cụ thiết kế trực tiếp phổ biến kết hợp AI để hỗ trợ thiết kế cho người dùng từ banner, poster cho đến bài thuyết trình với đa dạng phong cách. Ngoài ra, Canva Powered By AI với sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo, sở hữu các tính năng nâng cao như xóa nền, tăng độ phân giải hoặc tạo sinh ảnh theo mô tả. Canva tạo điều kiện cho học sinh, giáo viên với email giáo dục được tiếp cận miễn phí các tài nguyên này.

ClassPoint là một công cụ giảng dạy tương tác được tích hợp vào Microsoft PowerPoint. Công cụ hỗ trợ tạo câu hỏi trắc nghiệm tự động từ nội dung slide và thu thập phản hồi từ học sinh, giúp tăng tính tương tác và hấp dẫn của bài giảng.

WolframAlpha là một công cụ tìm kiếm, giúp giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp của đa dạng các lĩnh vực. WolframAlpha hỗ trợ vẽ đồ thị, phân tích dữ liệu, hỗ trợ việc học tập và nghiên cứu nâng cao.

Thấu hiểu sự cần thiết của việc tìm hiểu về tư duy máy tính và AI, STEAM for Vietnam sẽ triển khai chương trình đào tạo Train the Trainer 2024, nối tiếp sự thành công của Train the Trainer 2023 để tiếp tục mang đến chuỗi hoạt động đào tạo giáo viên tiền phương nhằm nâng cao chuyên môn giảng dạy. Đặc biệt trong chương trình năm nay, các thầy cô không chỉ được tìm hiểu về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy vào giảng dạy với một ví dụ cụ thể là công cụ Scratch mà còn được tìm hiểu về AI – tương lai của giáo dục. 

Train the Trainer 2024 tiếp tục nối tiếp Train the Trainer 2023 mang đến một chương trình đào tạo giáo viên với các bài học về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy máy tính vào giảng dạy và đặc biệt là AI và các chuyên đề về dạy học.

Tác giả: Phạm Hữu Phúc

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube: http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

📍Donation: https://www.steamforvietnam.org/donation