Chuyên mục
Khám phá Khoá học Scratch Blog Trại hè Lập trình 2020

Tuyệt chiêu diệt bugs khi lập trình Scratch

Scratch là nền tảng lập trình rất thú vị được xây dựng theo Khối, giống như lắp ráp các Khối lego vậy. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo với Scratch, lắp ráp các Khối thành chương trình yêu thích của mình. Khi đã sáng tạo thì không cần có nhiều nguyên tắc, tuy nhiên chúng ta chỉ cần lưu ý những điều cơ bản này thì việc học Scratch của bạn sẽ trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn. Cụ thể, nếu các bạn theo hướng dẫn, bạn sẽ bớt mắc lỗi khi lập trình, và bạn sẽ đọc code của bạn bè (hay code của chính mình sau một thời gian 1–2 tháng) một cách dễ dàng hơn.

1. Tạo thói quen bắt đầu một chương trình bằng cách kéo khối Lá cờ xanh vào.

tuyệt chiêu Scratch 1

2. Thói quen “Chia trang vở làm 2”:

  • Nửa bên trái cho các khối sự kiện (hat blocks), nửa bên phải là cho các khối định nghĩa functions
  • Để tất cả các khối sự kiện sang 1 bên (bắt đầu bằng khối Lá cờ) làm cho việc đọc code dễ dàng hơn vì thấy ngay nhân vật/sân khấu sẽ phản ứng với các sự kiện nào
  • Lợi ích nữa của việc này là chỉ cần đọc code từ trên xuống dưới giống hệt như đọc văn

3. Mỗi nhân vật đều nên được định nghĩa xuất hiện với Lá cờ Xanh, bao gồm vị trí, hướng, trạng thái ẩn/hiện.

Scratch định nghĩa nhân vật

4. Đặt tên rõ ràng cho Nhân vật (Sprite), Trang phục (Costume), Ảnh nền (Background):

  • Khi bạn làm trò chơi có nhiều nhân vật, hãy đặt tên cụ thể để dễ dàng nhận dạng nhân vật trong bài code. Đặt tên luôn là một vấn đề khó nhằn, ngay cả với những kỹ sư lâu năm.
  • Khi lập trình Scratch, bạn nên đặt tên Nhân vật là Danh từ, tên Hàm (Function) là Động từ. Chẳng hạn, tên nhân vật “Miu”, “Quả bóng”, “Mê cung” sẽ rõ ràng hơn nhiều việc đặt tên “Nhân vật 1”, “Nhân vật 2”, “Nhân vật 3”. Đối với tên Hàm, hãy thử đặt là “Đi sang trái”, “Nói chuyện” thay vì nói một cách chung chung như “Hành động X”, “Hành động Y”, v.v. Đối với tên hàm, bạn cũng có thể dùng dạng Danh từ + Động từ, ví dụ “Miu xuất hiện”, “Chú gấu di chuyển”, v.v…

5. Luôn kiểm tra xem chương trình có hoạt động đúng ý bạn không mỗi khi thêm các khối mới vào, nếu không bạn hãy chỉnh sửa ngay.

6. Thông thường, nếu bạn có thể làm chương trình hoạt động với ít Khối hơn, thì chương trình có lẽ sẽ “tốt” hơn vì các công việc tương tự nhau có thể được gộp vào cùng một Khối.

8. Thêm các Chú thích nếu chú thích làm chương trình trở nên dễ hiểu hơn.

9. Học hỏi từ chương trình của các bạn khác; tuy nhiên, cũng nên xem bạn có thể làm chương trình tốt hơn được không (sử dụng ít Khối hơn, viết chương trình cho dễ hiểu hơn,…)

Tác giả: Thầy Đức Ngô x thầy Song Hà

Nguồn tham khảo: https://www.quora.com/What-are-the-best-practices-for-Scratch-programming

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *