Chuyên mục
Khám phá Vui cùng STEAM

Series “Anyone Can Code”: Siêu năng lực của những đứa trẻ viết “code”

Bạn có bao giờ để ý là, khả năng tạo ra những thay đổi là một loại siêu năng lực mà hầu hết ai trên thế giới này cũng có thể sở hữu nếu họ muốn. Nick Fury, tuy không sở hữu khả năng bay hay siêu sức mạnh như Iron Man hay Captain America, nhưng ông xứng đáng được gọi là một siêu anh hùng thầm lặng, khi sở hữu khả năng nhìn nhận và tạo ra những thay đổi. Sẽ không có một biệt đội báo thù bảo vệ Trái Đất nếu không có người như Nick Fury đặt nền móng.

Trong lĩnh vực khoa học máy tính, không sai khi nói rằng kỹ năng lập trình chính là một loại siêu năng lực, vì chính nó đang giúp tạo ra rất nhiều đổi mới trong cuộc sống hiện tại và tương lai của con người. Không chỉ người lớn mà các em nhỏ cũng có thể sở hữu siêu năng lực này. Chính các em đang đóng góp rất nhiều đổi mới cho xã hội xung quanh. Trong chuyên mục “Anyone Can Code” lần này, hãy để STEAM for Vietnam kể với các bạn câu chuyện về “Siêu năng lực của những đứa trẻ viết học “code” nhé!

Thomas Suarez — “Ngày nay, nhờ công nghệ mà học sinh đôi khi có thể hiểu biết nhiều hơn giáo viên ở một mảng nào đó.”

Thomas Suarez là một cậu bé người Mỹ tự học phát triển phần mềm từ năm 10 tuổi. Trong khi hầu hết các bạn bè cùng trang lứa đều thích chơi điện tử, thì Thomas lại chọn tự học cách tạo nên chúng. Vào năm 12 tuổi, Thomas đã tự mình viết ra bốn ứng dụng trên nền tảng iOS, mà tiêu biểu nhất là “Earth Fortune” và “Bustin Jieber.”

(Source: STEAM for Vietnam)

“Các bạn xung quanh cháu đều thích chơi điện tử, nhưng khi các bạn ấy muốn tự tạo ra một trò chơi như thế lại rất khó khăn, bởi có rất ít bạn biết cách tự học lập trình.” Thomas chia sẻ trong bài diễn thuyết của em trên TEDTalk. “Muốn học đá bóng, thì chúng cháu có thể đến câu lạc bộ, muốn chơi violin thì có thể theo học cô giáo ở nhạc viện, nhưng nếu muốn học phát triển ứng dụng điện thoại, thì chúng cháu chả biết đi đâu cả. Nhiều bậc phụ huynh thậm chí còn không biết đến lập trình mà.”

Thomas tại buỗi diễn thuyết tại TEDTalk (Source: STEAM for Vietnam)

Nhận thấy một thực tế như vậy, Thomas đã tự tìm cách mày mò để học lập trình. Em tự tìm tài liệu để học những ngôn ngữ lập trình tiêu biểu như Python, C hay Java, và cả những cách phát triển ứng dụng trên nền tảng iOS. Không chỉ dừng lại ở việc tự học lập trình, Thomas còn muốn tạo ra thay đổi bằng cách xây dựng một cộng đồng các bạn nhỏ học lập trình tại chính ngôi trường em đang theo học. Thomas cùng giáo viên đã mở một câu lạc bộ “phát triển ứng dụng” ở trường, nơi mà học sinh nào cũng có thể tham gia và học lập trình. Lợi nhuận từ những ứng dụng được tạo ra bởi các em học sinh ở câu lạc bộ, đều được quyên góp vào các quỹ giáo dục địa phương.

Năm 2012, Thomas 12 tuổi. Em sử dụng những hiểu biết về lập trình của mình để tạo ra những thay đổi lớn lao tại ngôi trường cấp 2 em theo học. Sau 8 năm, cậu bé 12 tuổi ngày nào giờ đang đang theo học đại học công nghệ Georgia và cũng đã tự mở một công ty công nghệ riêng tên Teleportal. Chắc chắn với khả năng của mình, Thomas sẽ luôn tạo ra rất nhiều thay đổi tích cực trong tương lai.

Samaira Mehta — “Chúng ta có thể giúp tạo ra thay đổi để giải quyết những vấn đề của thời đại này, để khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.”

Samaira Mehta là một cô bé 10 tuổi, như rất nhiều bé gái khác ở Mỹ, thích tham gia hoạt động ngoài trời hay những thử thách nhảy trên mạng. Nhưng điều đặc biệt hơn cả về Samaira chính là em còn là giám đốc và nhà sáng lập của CoderBunnyz, một trò chơi board game dạy trẻ em những khái niệm cơ bản của lập trình.

(Source: STEAM for Vietnam)

“Cháu rất thích học lập trình. Nhờ bố mà cháu có cơ hội tiếp xúc với lập trình và trí tuệ nhân tạo từ sớm. Vậy nên cháu muốn những bạn nhỏ như cháu có cơ hội được tiếp xúc sớm với ngôn ngữ lập trình, và các bạn ấy có thể cân nhắc nó như một nghề trong tương lai” — Samaira chia sẻ trong một bài phỏng vấn cùng với kênh CNBC. “Trong CoderBunnyz, người chơi sẽ phải sử dụng các thẻ bài để giúp thỏ ăn, thu hoạch cà rốt và giúp thỏ đi đến đích. Những khái niệm cơ bản về lập trình sẽ được lồng ghép trong trò chơi. Như vậy các bạn nhỏ vừa có thể chơi, mà vừa có thể hiểu thêm về lập trình.” Cho đến thời điểm hiện tại, trò chơi này đã bán được hơn 17,000 bản, và Samaira cũng đang tiếp tục tập trung phát triển thêm rất nhiều trò chơi khác.

Samaira cùng những con số ấn tượng (Source: STEAM for Vietnam)

Ngoài ra, Samaira còn là người sáng lập tổ chức “Girl U Code”, một tổ chức giúp các bé gái có hoàn cảnh khó khăn học lập trình. Em cũng từng được mời diễn thuyết trong hơn 60 buổi hội thảo ở Google, Microsoft hay Intel để gặp gỡ và truyền cảm hứng cho hơn 2000 bạn cùng trang lứa. Với những tài năng và đóng góp của mình, Samaira đã vinh dự được nhận thư ghi nhận từ Michelle Obama.

Trong tương lai, Samaira sẽ hoàn thành chương trình cấp ba, vào đại học và tiếp tục phát triển con đường công nghệ em đã chọn.

Tạm kết

Thomas năm 12 tuổi hay Samaira năm 11 tuổi đều là những cô bé, cậu bé có niềm đam mê với lập trình và may mắn được tiếp xúc với lập trình từ sớm. Việc sở hữu thứ kỹ năng giúp các em, dù còn nhỏ tuổi, nhưng đã có thể tạo ra thay đổi và lan tỏa câu chuyện truyền cảm hứng đến bạn bè cùng trang lứa.

Để tạm kết lại bài viết này, STEAM for Vietnam xin trích dẫn lại một câu nói của chính Samaira, khi em phỏng vấn cùng YourStory.

“Tuổi tác chỉ là một con số. Nếu bạn có một ý tưởng, thì dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn đang sở hữu năng lực để thay đổi thế giới này.”

— — —

STEAM for Vietnam mong muốn truyền tải sứ mệnh này đến với thế hệ trẻ Việt Nam, bước đầu thông qua hình thức dạy Lập trình qua ngôn ngữ Scratch — với hơn 150 quốc gia đã đưa vào sử dụng và có sẵn trong hơn 40 ngôn ngữ bao gồm Tiếng Việt. Coding Bootcamp 2020 theo hình thức học trực tuyến Live MOOC đầu tiên ở Việt Nam sẽ được STEAM for Vietnam tổ chức vào mùa hè này. Học sinh ở bất cứ độ tuổi và trình độ nào cũng có thể tham gia chương trình, đặc biệt chương được thiết kế phù hợp nhất cho các em lứa tuổi cấp Hai.

Theo dõi thông tin trên fanpage STEAM for Vietnam để cùng cập nhật những thông tin mới nhất về Coding Bootcamp 2020https://www.facebook.com/steamforvietnam.org

Email: hello@steamforvietnam.org

Website: https://www.steamforvietnam.org

Chuyên mục
Học viên Khoá học Trại hè Lập trình 2020 Về Chúng tôi

Học lập trình với con: Gắn kết gia đình thời “ở nhà chống dịch”.

Đôi khi, trẻ em có thể khiến người lớn không khỏi bất ngờ trước óc tò mò vô biên và sự hào hứng khi tìm câu trả lời cho những điều đang diễn ra xung quanh chúng.

Qua chia sẻ của bạn bè, chị Yến đăng ký cho con tham dự khóa học “Introduction to Programming with Scratch — Lập trình Cơ bản với ngôn ngữ Scratch” của STEAM for Vietnam vào thứ Tư và Chủ Nhật hàng tuần để giúp con được học cách tư duy và xử lý vấn đề như một nhà Khoa học Máy tính. Do các buổi học diễn ra trên nền tảng trực tuyến, chị cũng như phụ huynh của hơn 3000 học sinh có được “dự giờ” và quan sát cách con tiếp thu môn học mới này.

Áp lực công việc hằng ngày khiến nhiều bậc cha mẹ khó mà có thể sát sao việc học của con. Từ ngày “Cô Vy” trở lại, cuộc sống thường ngày của cả nhà thay đổi khi con bắt đầu học tại nhà. Cha mẹ bỗng trở thành những nhà giáo bất đắc dĩ, thay thế thầy cô kèm con học bài.

Nhưng đối với chị và các phụ huynh khác, đây lại là cơ hội để gia đình dành thời gian bên nhau và cha mẹ biết thêm nhiều điều về cách học tập thú vị của của các con.

Những mẩu chuyện dưới đây hé lộ những điều thú vị về quá trình cả nhà cùng học lập trình thời “ở nhà chống dịch” trong buổi học đầu tiên tại Trại hè Coding Bootcamp 2020 vừa qua.

Học lập trình hay bất kì môn khoa học nào cũng cần có sự tư duy, quan sát và đưa ra phương hướng giải quyết.

Trong bài học lập trình trò chơi đầu tiên “Cá nướng của Miu đâu rồi?”, thầy giáo đặt câu hỏi về sự tương tác giữa các nhân vật. Sự khác biệt trong cách hai cha con nhìn nhận trò chơi khiến anh Thức cảm thấy vô cùng thú vị.

Trẻ em và người lớn có những cách suy nghĩ về cuộc sống khác nhau. Thực chất không có cách suy nghĩ nào là sai cả. Thay vì áp đặt cách suy nghĩ của mình lên con, cha mẹ hãy vui vẻ cùng con tìm hiểu vấn đề qua nhiều lăng kính khác nhau để cùng tìm ra cách giải quyết.

. . .

Học lập trình luôn đi kèm với việc bị gặp lỗi (bug). Lẽ dĩ nhiên, sửa lỗi (fix bug) cũng là một quá trình tốn rất nhiều thời gian.

Là bố mẹ, nhìn các con học tới khuya ai cũng thấy thương và lo lắng rằng các lỗi khó có làm con nhụt chí và mất hứng thú với trại hè. Tuy nhiên, điều này lại không thể nào ngăn các bạn nhỏ quyết tâm ngồi hàng giờ để sửa lỗi tới cùng.

Sau một buổi tối ngồi mò mẫm tự tìm cách giải, các con đã hoàn thành trò chơi của mình. Nhìn các con vui vẻ khoe về thành tích của mình, bố mẹ trong lòng cũng tự hào và vui không kém. Thế mới thấy, một khi đã có đam mê, các bạn nhỏ còn có khả năng kiên trì hơn cả người lớn đến bất ngờ.

. . .

Mặc dù đề bài thầy ra chỉ là hoàn thiện trò chơi “Cá nướng của Miu đâu rồi?”, giúp Miu vượt khỏi mê cung và tìm thấy Cá nướng. Nhưng các bạn nhỏ đã dùng trí tưởng tượng phong phú của mình để nghĩ ra cách nâng cấp trò chơi và thêm những yếu tố li kì hấp dẫn mới. Có những phiên bản nâng cấp khiến cha mẹ phải bật cười vì sự sáng tạo đầy hóm hỉnh của các con.

. . .

Trẻ em là độ tuổi muốn kết bạn và luôn dễ dàng để làm quen bạn mới. Đặc biệt, các con muốn cùng bạn bè được trải nghiệm và vượt qua thử thách, với các con, học lập trình một mình không thú vị bằng có bạn bè và gia đình cùng học.

Sau buổi học đầu tiên, con trai của anh Thuận đã mời được anh họ cùng học chung và hướng dẫn cho anh học các thao tác trên nền tảng Scratch. Anh họ của bé cũng rất hứng thú và quan tâm đến chương trình. Bên cạnh đó, bé cũng có đọc bình luận của các thầy cô và bạn bè để hoàn thiện sản phẩm của mình sau khi nộp bài.

. . .

Với trại hè Coding Bootcamp 2020, STEAM for Vietnam mong muốn được tạo ra một sân chơi bổ ích dành cho cả gia đình. Khoảng thời gian cha mẹ và con cùng nhau “Tò mò — Thử nghiệm — Thất bại — Thử nghiệm lại” sẽ tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ gắn bó các thành viên trong gia đình với nhau.

Bên cạnh đó, STEAM for Vietnam cũng hy vọng cha mẹ cảm nhận được vai trò quan trọng của mình trong hành trình học của con. Đó không phải là cho con học và làm theo thầy một cách thụ động. Cha mẹ nên là một người “bạn đồng hành” của con trong các bài học: tham gia thảo luận bài học và lắng nghe để hiểu cách con tư duy. Từ đó, cha mẹ có thể gợi mở những góc nhìn mới để kích thích trí tò mò và khả năng sáng tạo của con.

— — —

Link đăng ký Trại hè 2021: https://tinyurl.com/SummerRegBlog
Hạn đăng kí: 20/06/2021

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

📺YouTube: www.youtube.com/c/STEAMforVietnam

🌐Zalo: Zalo Official

Bài viết: Linh Nguyen
Thiết kế: Ban Mai Tran
Chân thành cảm ơn các quý phụ huynh đã chia sẻ hình ảnh và câu chuyện với STEAM for Vietnam.

Chuyên mục
Khoá học Trại hè Lập trình 2020 Về Chúng tôi

Báo chí nói gì về STEAM for Vietnam

STEAM for Vietnam vinh dự nhận được sự quan tâm của cộng đồng, sự ưu ái của các quý phụ huynh và học sinh, và đặc biệt là của cả các đơn vị báo chí trong nước.

Hãy cũng tìm hiểu thêm xem báo chí nói gì về STEAM for Vietnam chúng mình nhé!

Đồng hành với STEAM for Vietnam là sự ủng hộ từ rất nhiều đơn vị báo chí trong và ngoài nước. Xin cảm ơn các quý báo đã đưa tin về chương trình, cùng chung tay lan toả sứ mệnh mang giáo dục STEAM chất lượng cao cho người Việt hoàn toàn miễn phí cùng STEAM for Vietnam.

Mọi quan tâm, thắc mắc liên quan tới các lớp học của STEAM for Vietnam xin liên hệ: hello@steamforvietnam.org

— — –

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

📺YouTube: www.youtube.com/c/STEAMforVietnam

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Khám phá Khoá học Phần mềm STEAMese Trại hè Lập trình 2020

Hướng dẫn cài đặt lại mật khẩu trên STEAM for Vietnam LMS

1.Ấn vào chữ “Sign in” (Đăng nhập) ở góc trên cùng bên phải của màn hình.

Image for post

Cửa sổ thông tin đăng nhập hiện ra. Ấn vào nút “Need help logging in” (Cần trợ giúp).​

2.Cửa sổ mới hiện ra, học sinh điền vào ô “Email” (Địa chỉ email) đã được sử dụng để đăng ký tài khoản ban đầu. Ấn nút “Recover my password” (Đặt lại mật khẩu của tôi)

Image for post

3.Kiểm tra hòm thư đã được sử dụng để đăng ký tài khoản.

Image for post

Một email về việc đặt lại mật khẩu đã được gửi tới đó từ địa chỉ email learn@steamforvietnam.org.​​ Ấn vào ​ “Change my Password” (Thay đổi mật khẩu của tôi) để cài đặt lại mật khẩu (như đánh dấu trong hình minh họa bên dưới).

Image for post

4.Đặt lại mật khẩu mới và xác nhận mật khẩu mới. Ấn nút “Reset my password” (Thay đổi mật khẩu của tôi) để hoàn tất việc đổi mật khẩu mới cho tài khoản trên STEAM for Vietnam LMS.​

Image for post

5.Đăng nhập lại vào trang web STEAM for Vietnam LMS với Tên tài khoản và Mật khẩu​ mới vừa đổi.

Image for post

— — — — —

Quý vị phụ huynh vui lòng thường xuyên theo dõi email cá nhân và các phương tiện thông tin của STEAM for Vietnam để cập nhật thông tin mới nhất về Trại hè Lập trình Miễn phí 2020, bao gồm:

Chuyên mục
Các kiến thức về sử dụng Tài khoản Scratch Khám phá Scratch Blog

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Cách chia sẻ trò chơi khi đang ở trong giao diện của một dự án

Bước 1:

Đặt tên cho trò chơi ở ô được đánh dấu số 

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Bước 2:

Ấn nút “Chia sẻ” ở ô được đánh dấu số 2 để chia sẻ trò chơi công khai. Sau đó, một cửa sổ mới hiện ra thông báo rằng các con đã chia sẻ thành công trò chơi của mình. Hãy lựa chọn nút “Sao chép liên kết” ở góc cuối cùng bên phải màn hình để sao chép đường link dẫn tới trò chơi.

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Cách chia sẻ các trò chơi đã được tạo ra từ trước đó và đang được lưu giữ trong tài khoản của con

Bước 1:

Đăng nhập vào tài khoản học tập trên trang web Scratch

a. Ấn vào chữ “Đăng nhập” ở góc trên cùng bên phải của màn hình. Cửa sổ thông tin đăng nhập hiện ra. Các con điền “Tên tài khoản” và “Mật khẩu”.

b. Ấn vào chữ “Đăng nhập” ở dưới cùng của cửa sổ đăng nhập, hệ thống sẽ dẫn đến giao diện chính của trang web Scratch

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Bước 2:

Từ giao diện chính của trang web Scratch, học sinh có thể lựa chọn làm theo 2 cách để dẫn tới các trò chơi con đang lưu trên hệ thống:

Cách 1: 

Ấn vào biểu tượng hình thư mục ở trên cùng của thanh công cụ, cạnh biểu tượng hòm thư (được đánh dấu số 1 ở trong hình ảnh minh họa).

Cách 2: 

Ấn vào biểu tượng mũi tên đang chỉ xuống bên cạnh Tên tài khoản (được đánh dấu số 2 ở trong hình ảnh minh họa). Một cửa sổ thông tin sẽ hiện ra, con chọn “Chương trình của tôi”.

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Bước 3:

Cửa sổ thông tin về các trò chơi con đang có sẽ hiện ra. Di chuột đến vị trí trò chơi con muốn chia sẻ và ấn vào hình ảnh của trò chơi hay tên của trò chơi (như được đánh dấu trên hình minh họa)

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Bước 4:

Ấn nút “Chia sẻ” để chia sẻ trò chơi công khai. Sau đó, một cửa sổ mới hiện ra thông báo rằng các con đã chia sẻ thành công trò chơi của mình. Hãy lựa chọn nút “Sao chép liên kết” ở góc cuối cùng bên phải màn hình để sao chép đường link dẫn tới trò chơi.

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

— — — — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Các kiến thức về sử dụng Tài khoản Scratch Khám phá Khoá học Scratch Blog Trại hè Lập trình 2020

Hướng dẫn chuyển đổi ngôn ngữ trên Scratch

1.Đăng nhập vào tài khoản học tập trên trang web Scratch

a. Bước 1: Ấn vào chữ “Sign in” (Đăng nhập) ở góc trên cùng bên phải của màn hình.

b. Bước 2 & 3: Cửa sổ thông tin đăng nhập hiện ra. Các con điền “Username” (Tên đăng nhập) và “Password” (Mật khẩu)

c. Bước 4: Ấn vào chữ “Sign in” (Đăng nhập) ở dưới cùng của cửa sổ đăng nhập, hệ thống sẽ dẫn đến giao diện chính của trang web Scratch

2.Chuyển đổi ngôn ngữ trong Scratch:

a. Từ giao diện chính của trang web Scratch, chọn “Create” (Khởi tạo)

b. Chọn icon (biểu tượng) hình Trái đất ở góc trên cùng bên trái màn hình. Khi đó, một danh sách các ngôn ngữ sẽ được hiện ra. Các con kéo con trỏ chuột xuống gần cuối và chọn “Tiếng Việt” (hoặc một ngôn ngữ khác)

Như vậy là chúng ta đã có giao diện màn hình của Scratch bằng tiếng Việt và sẵn sàng cho các buổi học cùng STEAM for Vietnam rồi!

— — — — —

Quý vị phụ huynh vui lòng thường xuyên theo dõi email cá nhân và các phương tiện thông tin của STEAM for Vietnam để cập nhật thông tin mới nhất về Trại hè Lập trình Miễn phí 2020, bao gồm: