Chuyên mục
Khám phá Scratch Blog

Câu lệnh Nếu … thì …

Một trong câu lệnh cơ bản của tất cả các ngôn ngữ lập trình, bao gồm cả Scratch, chính là câu lệnh Nếu … thì …

Câu lệnh Nếu được gọi là câu lệnh điều kiện. Câu lệnh này dùng để kiểm tra một điều kiện nào đó, nếu thỏa mãn điều kiện thì thực hiện câu lệnh.

Ví dụ:

Trong trường hợp này, nếu nhân vật đang chạm Mèo Min thì chương trình sẽ dừng lại các kịch bản khác cho nhân vật.

Ở đây “Dừng lại các kịch bản khác cho nhân vật” được hiểu đơn giản là các nhân vật khác sẽ dừng ở trạng thái hiện tại và không thực hiện các hành động sau nữa.

Nếu điều kiện sai (đang không chạm Mèo Min) thì sẽ không làm gì cả.

Một ví dụ khác đơn giản hơn:

Chương trình sẽ kiểm tra Nếu hôm nay là chủ nhật? Thì đến thăm ông bà”. Trong trường hợp hôm nay không phải là chủ nhật, thì không làm gì.

MỞ RỘNG

Ngoài ra còn có câu lệnh Nếu … thì … Nếu không … thì …

Câu lệnh này gần giống với câu lệnh Nếu … thì … nguyên bản, nhưng điểm đặc biệt ở chỗ: Sau khi kiểm tra điều kiện, nếu thỏa mãn đúng điều kiện thì thực hiện nhóm lệnh 1, nếu không thỏa mãn điều kiện thì thực hiện nhóm lệnh 2.

Ví dụ:

Ở ví dụ này, nếu nhân vật đang chạm Mèo Min thì sẽ thực hiện dừng lại các kịch bản khác cho nhân vật. Trong trường hợp ngược lại (nếu đang không chạm Mèo Min) thì nhân vật sẽ di chuyển 10 bước.

Một ví dụ khác đơn giản hơn:

Chương trình sẽ kiểm tra “Nếu hôm nay là chủ nhật? Thì đến thăm ông bà”. Trong trường hợp hôm nay không phải là chủ nhật thì sẽ đến trường.

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Khám phá Scratch Blog

Hướng di chuyển trong Scratch

1. Di chuyển

Câu lệnh này dùng để làm nhân vật di chuyển về phía trước mặt của nhân vật. Số bước mà nhân vật di chuyển là số ở trong câu lệnh. Các bạn có thể tùy ý chỉnh sửa số này để làm nhân vật di chuyển theo ý các bạn mong muốn.

Ví dụ: như trong hình, câu lệnh này làm nhân vật di chuyển về phía trước mặt 10 bước.

2. Xoay

a. Xoay phải

Câu lệnh này dùng để làm nhân vật quay về bên phải. Nhân vật quay bao nhiêu độ so với vị trí hiện tại phụ thuộc vào số trong câu lệnh. Số này có thể tùy chỉnh để nhân vật quay theo ý mình.

Ví dụ: Khi kích hoạt câu lệnh trên, nhân vật sẽ quay một góc 30 độ sang bên phải như các bạn thấy trong hình dưới đây.

b. Xoay trái

Tương tự như câu lệnh quay phải, câu lệnh quay trái này hoạt động với quy tắc giống hệt như câu lệnh quay phải.

Ví dụ: Khi kích hoạt câu lệnh trên, nhân vật sẽ quay một góc 30 độ sang bên trái như các bạn thấy trong hình dưới đây.

3. Giới thiệu tọa độ

Hướng di chuyển trong Scratch
1. Tên nhân vật.
2. Hoành độ của nhân vật (so với trung tâm của phông nền).
3. Tung độ của nhân vật (so với trung tâm của phông nền).
4. Ẩn/Hiện nhân vật.
5. Kích thước nhân vật.
6. Hướng di chuyển (Góc của nhân vật so với trục hoành).
7. Nhân vật đang chọn.

Hình ảnh dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tọa độ trên phông nền của Scratch

  • Trục ngang được gọi là trục hoành (biểu thị hoành độ x), có giá trị từ -240 đến 240
  • Trục dọc được gọi là trục tung (biểu thị tung độ y), có giá trị từ -180 đến 180

Lưu ý: Khoảng giá trị của hoành độ x và hoành độ y tương ứng với màn hình của Scratch.

4. Bộ câu lệnh đi tới

a. Câu lệnh đi tới 

Hướng di chuyển trong Scratch

Câu lệnh đi tới có tác dụng làm cho nhân vật lập tức di chuyển đến vị trí dựa vào lựa chọn của câu lệnh:

  • Random position: khi kích hoạt, nhân vật đi tới vị trí ngẫu nhiên.
  • Mouse-pointer: khi kích hoạt, nhân vật đi tới vị trí của con trỏ chuột.

b. Câu lệnh đi tới vị trí xác định 

Hướng di chuyển trong Scratch

Câu lệnh đi tới điểm x: … y: … có tác dụng làm cho nhân vật lập tức di chuyển đến vị trí tương ứng với hoành độ (x) và tung độ (y) đã xác định trên phông nền.

5. Bộ câu lệnh lướt

a. Câu lệnh lướt trong … giây tới …

Hướng di chuyển trong Scratch

Nếu như câu lệnh đi tới làm nhân vật LẬP TỨC nhảy đến vị trí nào đó, thì câu lệnh lướt trong … giây tới … làm cho nhân vật DI CHUYỂN TỪ TỪ đến một vị trí trong số giây được nhập vào.

Số giây để nhân vật di chuyển đến nơi chỉ định được nhập trong ô số, số giây được đặt mặc định là 1 giây.

Khi kích hoạt câu lệnh:

  • Vị trí ngẫu nhiên: nhân vật di chuyển đến vị trí bất kì.
  • Con trỏ chuột: nhân vật di chuyển đến vị trí con trỏ chuột.

b. Câu lệnh glide xác định tọa độ

Hướng di chuyển trong Scratch

Sau khi nhập số giây và tọa độ (hoành độ x, tung độ y) của vị trí mà bạn mong muốn và thực hiện câu lệnh này, nhân vật sẽ di chuyển đến vị trí có tọa độ (hoành độ x, tung độ y) tương ứng trên phông nền trong thời gian mà bạn nhập.

6. Bộ câu lệnh hướng

Hướng của nhân vật được đo bằng góc giữa phía mà nhân vật đó đang hướng về và trục hoành (trục Ox)

a. Câu lệnh đặt hướng bằng

Hướng di chuyển trong Scratch

Câu lệnh đặt hướng bằng … có tác dụng làm cho nhân vật quay về hướng bạn mong muốn bằng cách nhập số vào ô.

Bạn có thể nhập trực tiếp số hoặc quay mũi tên về hướng bạn muốn.

Hướng di chuyển trong Scratch

b. Câu lệnh hướng về phía đối tượng

Hướng di chuyển trong Scratch

Khi chạy câu lệnh này, nhân vật sẽ hướng về phía vị trí của con trỏ chuột trên phông nền.

Trong trường hợp dự án (Project) có nhiều hơn 1 nhân vật (sprite), ta có thể lập trình để nhân vật này hướng về nhân vật khác.

Ví dụ trong hình dưới đây, có 2 nhân vật: Cat (mèo) và Dog (chó). Để lập trình cho Dog hướng về phía Cat, ta chọn câu lệnh hướng về phía đối tượng Cat.

Hướng di chuyển trong Scratch

7. Câu lệnh bật lại khi tiếp xúc với cạnh

Hướng di chuyển trong Scratch

Câu lệnh này là một câu điều kiện, nó sẽ được thực thi khi nhân vật của bạn di chuyển đến cạnh của màn hình sân khấu.

Cụ thể, khi nhân vật của bạn di chuyển và chạm vào cạnh màn hình, nhân vật sẽ bị bật ngược ra, như ví dụ bên dưới.

Hướng di chuyển trong Scratch

8. Câu lệnh đặt kiểu xoay

Khi nhân vật của bạn di chuyển và chạm vào cạnh của màn hình, sử dụng câu lệnh nếu tiếp xúc với cạnh, bật lại  sẽ làm nó bật ngược lại, nhưng với hướng ngược lại như bạn thấy trong ví dụ trên. Đây là lúc bạn nên sử dụng câu lệnh đặt kiểu xoay.

Khi sử dụng câu lệnh này, nhân vật của bạn sẽ bật ra nhưng theo hướng mà bạn chọn, chứ không chỉ bật ngược như ví dụ trên

Hướng di chuyển trong Scratch

Bạn nên ghép câu lệnh đặt kiểu xoay với câu lệnh nếu tiếp xúc với cạnh, bật lại như thế này. 

Các bạn hãy chạy thử đoạn code này và xem từng trường hợp của câu lệnh đặt kiểu xoay cho kết quả gì nhé.

9. Thao tác trực tiếp lên tọa độ

a. Câu lệnh đặt trực tiếp tọa độ

Hướng di chuyển trong Scratch

Có 2 câu lệnh đặt tọa độ, áp dụng cho hoành độ x và tung độ y

Sau khi nhập tọa độ bạn mong muốn và chạy câu lệnh, nhân vật của bạn sẽ được đưa đến vị trí có tọa độ tương ứng.

b. Câu lệnh thay đổi tọa độ

Hướng di chuyển trong Scratch

Có 2 câu lệnh thay đổi tọa độ (hoành độ x, tung độ y)

Câu lệnh này có tác dụng tăng/giảm tọa độ x hoặc y lên số đơn vị mà bạn nhập. 

Ví dụ: Trong hình trên:

  • Câu lệnh thay đổi x một lượng 10 có tác dụng tăng tọa độ x hiện tại lên 10 đơn vị.
  • Câu lệnh thay đổi y một lượng -10 có tác dụng giảm tọa độ y hiện tại xuống 10 đơn vị.

c. Hiển thị vị trí lên màn hình

Hướng di chuyển trong Scratch

Các mục có thể tích như trên để hiển thị tọa độ (hoành độ x, tung độ y) và hướng của nhân vật lên màn hình.

Ví dụ: Khi bạn tích chọn các thông số, trên màn hình sẽ hiện

Hướng di chuyển trong Scratch

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Các kiến thức về sử dụng Tài khoản Scratch Khám phá Scratch Blog

Những lỗi thường gặp khi tạo tài khoản Scratch

1. Không nên sử dụng tên thật

Những lỗi thường gặp khi tạo tài khoản Scratch

Scratch khuyến cáo người dùng không sử dụng tên thật làm username (tên tài khoản) trên Scratch. Các bạn nên sử dụng biệt danh/nickname.

2. Không tạo được tài khoản khi trùng tên

Những lỗi thường gặp khi tạo tài khoản Scratch

Nếu màn hình hiện thông báo Username taken, có nghĩa là tên đăng nhập này đã có người khác sử dụng. Vậy nên bạn cần chọn một tên đăng nhập khác cho mình.

3. Quy tắc đặt tên tài khoản

Những lỗi thường gặp khi tạo tài khoản Scratch

Tên tài khoản trên Scratch có độ dài từ 3-20 ký tự. Các ký tự chấp nhận là ký tự chữ, số, dấu “-” và dấu “_”.

4. Quy tắc đặt mật khẩu

Những lỗi thường gặp khi tạo tài khoản Scratch

Mật khẩu phải chứa ít nhất 6 ký tự. Bạn nên sử dụng hỗn hợp ký tự chữ in hoa, chữ in thường, số và ký tự đặc biệt để tăng tính bảo mật cho tài khoản.

5. Kích hoạt tài khoản

Để có thể chia sẻ trò chơi trên Scratch với các bạn, bạn cần phải kích hoạt tài khoản Scratch. Sau khi kích hoạt tài khoản, bạn mới có thể ấn nút chia sẻ. Để kích hoạt tài khoản, bạn mở hòm thư của địa chỉ email đã sử dụng khi tạo tài khoản Scratch, tìm email từ Scratch và bấm nút Confirm my email (Xác nhận địa chỉ email của tôi). Lưu ý: bạn có thể kiểm tra hòm thư rác (Spam) nếu không thấy email từ Scratch trong hòm thư chính của bạn.

Scratch 1

6. Làm gì khi không nhận được email kích hoạt tài khoản

Cách 1:

Trong trường hợp không nhận được email kích hoạt tài khoản, bạn hãy truy cập vào trang chủ của Scratch, một thông báo yêu cầu bạn xác nhận địa chỉ email sẽ hiện ra. Bạn hãy ấn vào cụm từ Confirm your email (Xác nhận địa chỉ email) và làm theo hướng dẫn (như hình dưới đây). 

Scratch 2

Nếu bạn không tìm thấy cụm từ này, hãy thử cách thứ 2 (được trình bày bên dưới).

Scratch 3

Nếu bạn vẫn chưa thấy email kích hoạt tài khoản trong hộp thư, kể cả trong hòm thư rác (spam), bạn có thể thử cách hai để đảm bảo email bạn nhập vào lúc đăng ký tài khoản Scratch là chính xác.

Cách 2:

Scratch 4

Bạn có thể kiểm tra lại địa chỉ email đã đăng ký trong tài khoản cá nhân xem đã chính xác chưa bằng cách vào mục Cài đặt tài khoản

Scratch 5

Tại màn hình này, chọn mục Email ở thanh công cụ phía bên trái.

Scratch 6

Sau khi kiểm tra lại email, nếu Địa Chỉ Email Hiện tại đã đúng bạn hãy nhập mật khẩu vào rồi nhấn Gửi lại, để nhận lại email kích hoạt tài khoản.

Nếu Địa Chỉ Email Hiện tại không đúng, bạn hãy nhập lại địa chỉ email mới, mật khẩu hiện tại để thay đổi email và bấm nút Thay đổi email.

Kết quả thay đổi sẽ hiển thị như sau:

Để kích hoạt tài khoản, bạn mở email vừa mới đăng ký với Scratch. Sau đó tìm email từ Scratch và bấm nút Confirm my email (Xác nhận địa chỉ email của tôi). Lưu ý: bạn có thể kiểm tra hòm thư rác (Spam) nếu không thấy email từ Scratch trong hòm thư chính của bạn.

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Các thành phần của một dự án Scratch Khám phá Scratch Blog

Tạo nhân vật trong Scratch

Nhân vật trong Scratch (còn được gọi là các Sprite) đơn giản chính là những hình ảnh do Scratch cung cấp hoặc người dùng tự tạo ra để dựng nên câu chuyện của mình.

Các nhân vật trong Scratch sẽ hoạt động nhờ những đoạn lệnh được lập trình cho chúng. Với vô vàn những kết hợp khác nhau, người dùng có thể tạo ra những hành động, cử chỉ, tương tác… giữa các nhân vật với nhau hoặc giữa các nhân vật với môi trường xung quanh… tùy theo mong muốn của mình.

CÁC CÁCH ĐỂ TẠO NHÂN VẬT

Để tạo một nhân vật mới mới trong Scratch, chúng ta có 4 cách:

  1. Chọn một nhân vật có sẵn trong thư viện của Scratch
  2. Vẽ một nhân vật sử dụng công cụ vẽ hình cung cấp bởi Scratch
  3. Chọn một nhân vật ngẫu nhiên
  4. Tải lên nhân vật

Lưu ý: 

Khi tạo một dự án mới, nhân vật hình con mèo với tên là Sprite1 sẽ được thêm vào sẵn. Nếu muốn xóa nhân vật này, chúng ta chọn nút có biểu tượng thùng rác như hình dưới đây và sau đó thực hiện thêm các nhân vật tùy ý.

1. Chọn nhân vật có sẵn trong thư viện

Bước 1:

Nhấn vào nút Chọn một Nhân vật hoặc chọn nút có hình kính lúp. Đây là nút đưa chúng ta đến thư viện nhân vật của Scratch với nhiều chủ đề khác nhau và ở đó ta có thể chọn một nhân vật tùy ý.

Bước 2:

Chọn một nhân vật muốn sử dụng. Trong ví dụ này, chúng ta chọn nhân vật có tên là Bear.

Lưu ý: 

Ô tìm kiếm: Có thể tìm nhanh tên nhân vật khi gõ vào ô này. Do tên các nhân vật đều bằng tiếng Anh nên khi tìm kiếm nhân vật nên gõ bằng tiếng Anh.

Các ô chủ đề: Các nhân vật được phân loại thành nhiều chủ đề khác nhau, thuận tiện cho việc tìm kiếm.

Kết quả sau khi thực hiện:

 2. Vẽ một nhân vật

Bước 1:

Di chuột đến biểu tượng và sau đó chọn nút có hình bút vẽ. Đây là nút đưa chúng ta đến thuộc tính trang phục của nhân vật và ở đó có thể tùy ý vẽ các nhân vật với các công cụ vẽ có sẵn. 

Bước 2:

Sử dụng các công cụ vẽ có sẵn như cọ vẽ, tẩy, đổ màu, hình tròn, hình vuông và thậm chí có thể thêm cả chữ vào phông nền.

Kết quả sau khi thực hiện:

3. Chọn một nhân vật ngẫu nhiên

Di chuột đến biểu tượng và sau đó chọn nút Bất ngờ (có hình ngôi sao). Đây là nút giúp chương trình tự chọn một nhân vật bất kỳ có trong thư viện của Scratch. Mỗi lần ấn vào nút này, một nhân vật ngẫu nhiên sẽ được chọn để hiển thị trên Sân khấu.

Kết quả sau khi thực hiện:

4. Tải nhân vật từ máy tính

Bước 1:

Di chuột đến biểu tượng và sau đó chọn nút Tải nhân vật lên. Sau đó màn hình sẽ hiển thị một hộp thoại.

Bước 2:

Tìm vị trí và chọn phông nền muốn tải lên từ máy tính. Trong ví dụ này, chúng ta chọn tải lên một hình nền đã có sẵn, tên là đường 2.

Bước 3:

Nhấn nút Open.

Kết quả sau khi thực hiện:

CÁC THÔNG SỐ CỦA NHÂN VẬT

Để xem thông số của nhân vật, trước hết chúng ta cần chọn nhân vật tương ứng trong danh sách nhân vật.

Tên nhân vật:

2. Hoành độ của nhân vật (so với trung tâm của phông nền).

3. Tung độ của nhân vật (so với trung tâm của phông nền).

4. Ẩn/Hiện nhân vật.

5. Kích thước nhân vật.

6. Hướng di chuyển (Góc của nhân vật so với trục hoành).

Ngoài ra để xóa nhân vật, di chuột đến biểu tượng thùng rác của nhân vật tương ứng.

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Khám phá Khoá học Scratch Blog Trại hè Lập trình 2020

Tuyệt chiêu diệt bugs khi lập trình Scratch

1. Tạo thói quen bắt đầu một chương trình bằng cách kéo khối Lá cờ xanh vào.

tuyệt chiêu Scratch 1

2. Thói quen “Chia trang vở làm 2”:

  • Nửa bên trái cho các khối sự kiện (hat blocks), nửa bên phải là cho các khối định nghĩa functions
  • Để tất cả các khối sự kiện sang 1 bên (bắt đầu bằng khối Lá cờ) làm cho việc đọc code dễ dàng hơn vì thấy ngay nhân vật/sân khấu sẽ phản ứng với các sự kiện nào
  • Lợi ích nữa của việc này là chỉ cần đọc code từ trên xuống dưới giống hệt như đọc văn

3. Mỗi nhân vật đều nên được định nghĩa xuất hiện với Lá cờ Xanh, bao gồm vị trí, hướng, trạng thái ẩn/hiện.

Scratch định nghĩa nhân vật

4. Đặt tên rõ ràng cho Nhân vật (Sprite), Trang phục (Costume), Ảnh nền (Background):

  • Khi bạn làm trò chơi có nhiều nhân vật, hãy đặt tên cụ thể để dễ dàng nhận dạng nhân vật trong bài code. Đặt tên luôn là một vấn đề khó nhằn, ngay cả với những kỹ sư lâu năm.
  • Khi lập trình Scratch, bạn nên đặt tên Nhân vật là Danh từ, tên Hàm (Function) là Động từ. Chẳng hạn, tên nhân vật “Miu”, “Quả bóng”, “Mê cung” sẽ rõ ràng hơn nhiều việc đặt tên “Nhân vật 1”, “Nhân vật 2”, “Nhân vật 3”. Đối với tên Hàm, hãy thử đặt là “Đi sang trái”, “Nói chuyện” thay vì nói một cách chung chung như “Hành động X”, “Hành động Y”, v.v. Đối với tên hàm, bạn cũng có thể dùng dạng Danh từ + Động từ, ví dụ “Miu xuất hiện”, “Chú gấu di chuyển”, v.v…

5. Luôn kiểm tra xem chương trình có hoạt động đúng ý bạn không mỗi khi thêm các khối mới vào, nếu không bạn hãy chỉnh sửa ngay.

6. Thông thường, nếu bạn có thể làm chương trình hoạt động với ít Khối hơn, thì chương trình có lẽ sẽ “tốt” hơn vì các công việc tương tự nhau có thể được gộp vào cùng một Khối.

8. Thêm các Chú thích nếu chú thích làm chương trình trở nên dễ hiểu hơn.

9. Học hỏi từ chương trình của các bạn khác; tuy nhiên, cũng nên xem bạn có thể làm chương trình tốt hơn được không (sử dụng ít Khối hơn, viết chương trình cho dễ hiểu hơn,…)

Tác giả: Thầy Đức Ngô x thầy Song Hà

Nguồn tham khảo: https://www.quora.com/What-are-the-best-practices-for-Scratch-programming

Chuyên mục
Khám phá Scratch Blog

Scratch: Lập trình có gì vui?

Hình ảnh các em nhỏ mải mê chơi điện tử, cắm mặt vào tivi hay hoạt động trên mạng xã hội hàng giờ liền đã không còn xa lạ với các bậc phụ huynh trong xã hội hiện đại. Câu hỏi đặt ra là trẻ đã thực sự thành thạo công nghệ chưa, hay chính công nghệ đang kiểm soát cuộc sống của các em?

Scratch được tạo ra để giúp trẻ em phát triển trí tuệ và nâng cao khả năng tư duy thông qua việc sử dụng công nghệ đúng cách. Mitch Resnick là Giám đốc điều hành nhóm Lifelong Kindergarten tại trung tâm Media Lab của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) và người dẫn đầu nhóm nghiên cứu sáng tạo ngôn ngữ lập trình Scratch. Trong buổi diễn thuyết TEDTalk của mình, ông đã nói: “Học lập trình cũng giống như học đọc.” Khi trẻ con biết đọc, chúng sẽ dùng kỹ năng đó để học thêm nhiều điều mới mẻ. Khi trẻ con biết lập trình, chúng sẽ dùng lập trình để tìm hiểu và tương tác với thế giới xung quanh. Thời đại Số hóa khiến những đứa trẻ được sống trong một môi trường tiến bộ và văn minh hơn thời đại của ông bà, bố mẹ chúng. Vì vậy hãy dạy trẻ cách tận dụng điều này đúng cách để các em có thể thực sự thành thạo công nghệ và tạo ra những tiến bộ cho tương lai.

FAME Dash! by tratfordJames

Bạn nghĩ sao vềmột chiếc thiệp mừng Ngày của Mẹ, nhưng lại biến hình sinh động qua những bức vẽ, lời chúc, hay những câu chuyện được lập trình trên Scratch thay vì những món quà thủ công truyền thống? Là một phụ huynh, người mẹ sẽ hạnh phúc vì tình cảm được truyền đạt qua đó, nhưng càng tự hào hơn vì con đã biết cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của bản thân qua công nghệ của thời đại mới.

Tree Generator by Legomariobros

Một trò chơi điện tử có thể mê hoặc đứa trẻ, nhưng học cách tạo ra trò chơi đó có thể đánh thức niềm đam mê học và sáng tạo của các em. Trẻ nghĩ rằng chúng thật giỏi khi vượt qua các cửa ải khó nhằn trong trò chơi điện tử yêu thích, nhưng người chơi và người sáng tạo ra trò chơi ai mới xuất sắc hơn? Trí thông minh thực sự là khi đứa trẻ biết cách biến ý tưởng trong đầu thành trò chơi thực tế, tự tạo ra nhân vật và tình huống trong game, hay tìm tòi thiết kế hình ảnh để dựng nên chương trình của riêng mình.

Dance Game by huonghs

Vẽ tranh, viết nhạc, kể chuyện, giải đố, làm game… đều là những dự án mà các em nhỏ chia sẻ qua Scratch. Sự sáng tạo trong Scratch là không giới hạn, cũng giống như trí tưởng tượng của trẻ em vậy. Sử dụng Scratch để lập trình, tính cách của trẻ sẽ được thể hiện qua âm nhạc, hình ảnh, câu từ và quan trọng hơn là cách tư duy của các em.

STEAM for Vietnam luôn tâm đắc với câu nói: “The sky’s the limit.” (Bầu trời là giới hạn). Giống như giới hạn không biên giới của bầu trời, hãy để trẻ em được thỏa sức phát triển tư duy và sáng tạo để vươn tới trời xanh.

Source: STEAM for Vietnam

STEAM for Vietnam mong muốn truyền tải sứ mệnh này đến với thế hệ trẻ Việt Nam, bước đầu thông qua hình thức dạy Lập trình qua ngôn ngữ Scratch — với hơn 150 quốc gia đã đưa vào sử dụng và có sẵn trong hơn 40 ngôn ngữ bao gồm Tiếng Việt. Trại hè Lập trình Miễn phí Coding Bootcamp 2020 theo hình thức học trực tuyến Live MOOC đầu tiên ở Việt Nam sẽ được STEAM for Vietnam tổ chức vào 19:30–21:30 tối thứ Tư và 9:30–11:30 sáng Chủ nhật hàng tuần từ 16/8–27/9/2020. Học sinh ở bất cứ độ tuổi và trình độ nào cũng có thể tham gia chương trình, đặc biệt chương được thiết kế phù hợp nhất cho các em lứa tuổi cấp Hai.

Theo dõi thông tin trên fanpage STEAM for Vietnam để cùng cập nhật những thông tin mới nhất về Trại hè Lập trình Miễn phí Coding Bootcamp 2020https://www.facebook.com/steamforvietnam.org

Email: hello@steamforvietnam.org

Website: https://www.steamforvietnam.org

Chuyên mục
Khám phá Scratch Blog

Bản Sao Trong Scratch

Bản Sao Là Gì?

Nếu bạn nhỏ nào yêu thích phim hoạt hình Naruto thì chắc chắn sẽ không còn xa lạ với thuật phân thân. Đây một phép thuật mà Naruto rất hay sử dụng. Phép thuật này giúp Naruto tạo ra nhiều bản sao giống hệt mình. Các bản sao này sẽ làm các việc mà Naruto yêu cầu và sẽ biến mất khi thực hiện xong.

Cách bản sao hoạt động trong Scratch giống hệt như thuật phân thân của Naruto. Chúng ta cần một nhân vật chính. Nhân vật này sẽ được lập trình để tạo ra các bản sao. Tiếp theo, ta sẽ lập trình cho các bản sao hoạt động thay cho bản chính. Khi các bản sao đã hoàn thành nhiệm vụ, chúng ta sẽ xóa chúng đi.

Khi Nào Thì Có Thể Sử Dụng Bản Sao?

Khi chúng ta muốn nhiều nhân vật làm các hành động tương tự nhau thì ta có thể sử dụng bản sao để tránh phải tạo nhiều nhân vật và lập trình lặp đi lặp lại.

Hướng Dẫn Lập Trình Để Bản Chính Sinh Ra Các Bản Sao

Trong bài viết này, nhân vật sẽ được hiểu là bản chính. Các bản sao là từ nhân vật (bản chính) sinh ra.

Câu lệnh “tạo bản sao của bản thân tôi” thuộc mục Điều khiển sẽ giúp tạo một bản sao. Nếu chúng ta muốn tạo ra nhiều bản sao, hãy cho câu lệnh này vào bên trong một câu lệnh lặp. Các bạn có thể sử dụng “Lặp lại ….” khi bạn biết chính xác số bản sao mà bạn muốn sinh ra. Nếu không rõ số lượng bản sao muốn sinh ra, hãy dùng vòng lặp “Liên tục” và kết hợp thêm câu lệnh “Đợi” để các bản sao không sinh ra quá nhanh.

Dưới đây là ví dụ phần lập trình cho nhân vật (bản chính) tạo ra các bản sao.

Bản Sao Trong Scratch

Hướng Dẫn Lập Trình Cho Bản Sao

Sự kiện duy nhất chúng ta có thể sử dụng cho bản sao là “khi tôi bắt đầu là một bản sao”. Chỉ duy nhất những câu lệnh nối bên dưới sự kiện này mới được áp dụng cho bản sao. Tất cả các câu lệnh bên dưới các sự kiện khác sẽ được áp dụng cho bản chính.

Bản Sao Scratch

Ngoại trừ sự khác biệt trong cách sử dụng câu lệnh Sự kiện, tất cả các câu lệnh khác đều có thể áp dụng cho bản sao. Bên dưới Sự kiện “khi tôi bắt đầu là một bản sao” chúng ta có thể lập trình cho bản sao chuyển động, kiểm tra chạm hoặc bất cứ việc gì chúng ta muốn. Những câu lệnh này sẽ được áp dụng cho toàn bộ các bản sao được sinh ra.

Có thể sử dụng nhiều Sự kiện “khi tôi bắt đầu là một bản sao” để nhiều đoạn chương trình dành cho bản sao chạy song song với nhau.

Sau khi bản sao thực hiện xong nhiệm vụ của mình, chúng ta cần xóa chúng đi. Câu lệnh “xóa bản sao này” giúp xóa một bản sao. Trong một chương trình, nếu chúng ta sinh ra quá nhiều bản sao mà không xóa chúng đi (sau khi chúng đã hoàn thành nhiệm vụ) thì chương trình sẽ dễ bị lag do phải xử lý quá nhiều nhân vật.

Bản Sao Trong Scratch

Dưới đây là một ví dụ về phần lập trình cho bản sao. Mỗi khi bản sao được sinh ra, chúng sẽ xuất hiện ở một vị trí bất kỳ phía trên của sân khấu. Sau đó chúng sẽ rơi xuống từ từ. Khi nào chạm đáy màn hình bên dưới thì chúng sẽ bị xoá đi (biến mất).

Lưu Ý Khi Sử Dụng Bản Sao

  • Chúng ta không lập trình cho bản chính hoạt động mà chỉ lập trình cho chúng sinh ra các bản sao. Vì vậy bản chính sẽ đứng yên trên sân khấu. Chúng ta có thể ẩn bản chính để không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của chương trình.
  • Khi ẩn bản chính, các bản sao cũng sẽ thừa kế tính chất này của bản chính. Vì vậy bản sao cũng bị ẩn. Để bản sao hiện, chúng ta cần thêm câu lệnh “Hiện” phía dưới sự kiện “khi tôi bắt đầu là một bản sao”.

Trích nguồn: Clone Trong Scratch

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Các kiến thức về sử dụng Tài khoản Scratch Khám phá Scratch Blog

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Cách chia sẻ trò chơi khi đang ở trong giao diện của một dự án

Bước 1:

Đặt tên cho trò chơi ở ô được đánh dấu số 

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Bước 2:

Ấn nút “Chia sẻ” ở ô được đánh dấu số 2 để chia sẻ trò chơi công khai. Sau đó, một cửa sổ mới hiện ra thông báo rằng các con đã chia sẻ thành công trò chơi của mình. Hãy lựa chọn nút “Sao chép liên kết” ở góc cuối cùng bên phải màn hình để sao chép đường link dẫn tới trò chơi.

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Cách chia sẻ các trò chơi đã được tạo ra từ trước đó và đang được lưu giữ trong tài khoản của con

Bước 1:

Đăng nhập vào tài khoản học tập trên trang web Scratch

a. Ấn vào chữ “Đăng nhập” ở góc trên cùng bên phải của màn hình. Cửa sổ thông tin đăng nhập hiện ra. Các con điền “Tên tài khoản” và “Mật khẩu”.

b. Ấn vào chữ “Đăng nhập” ở dưới cùng của cửa sổ đăng nhập, hệ thống sẽ dẫn đến giao diện chính của trang web Scratch

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Bước 2:

Từ giao diện chính của trang web Scratch, học sinh có thể lựa chọn làm theo 2 cách để dẫn tới các trò chơi con đang lưu trên hệ thống:

Cách 1: 

Ấn vào biểu tượng hình thư mục ở trên cùng của thanh công cụ, cạnh biểu tượng hòm thư (được đánh dấu số 1 ở trong hình ảnh minh họa).

Cách 2: 

Ấn vào biểu tượng mũi tên đang chỉ xuống bên cạnh Tên tài khoản (được đánh dấu số 2 ở trong hình ảnh minh họa). Một cửa sổ thông tin sẽ hiện ra, con chọn “Chương trình của tôi”.

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Bước 3:

Cửa sổ thông tin về các trò chơi con đang có sẽ hiện ra. Di chuột đến vị trí trò chơi con muốn chia sẻ và ấn vào hình ảnh của trò chơi hay tên của trò chơi (như được đánh dấu trên hình minh họa)

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Bước 4:

Ấn nút “Chia sẻ” để chia sẻ trò chơi công khai. Sau đó, một cửa sổ mới hiện ra thông báo rằng các con đã chia sẻ thành công trò chơi của mình. Hãy lựa chọn nút “Sao chép liên kết” ở góc cuối cùng bên phải màn hình để sao chép đường link dẫn tới trò chơi.

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

— — — — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Các kiến thức về sử dụng Tài khoản Scratch Khám phá Khoá học Scratch Blog Trại hè Lập trình 2020

Hướng dẫn chuyển đổi ngôn ngữ trên Scratch

1.Đăng nhập vào tài khoản học tập trên trang web Scratch

a. Bước 1: Ấn vào chữ “Sign in” (Đăng nhập) ở góc trên cùng bên phải của màn hình.

b. Bước 2 & 3: Cửa sổ thông tin đăng nhập hiện ra. Các con điền “Username” (Tên đăng nhập) và “Password” (Mật khẩu)

c. Bước 4: Ấn vào chữ “Sign in” (Đăng nhập) ở dưới cùng của cửa sổ đăng nhập, hệ thống sẽ dẫn đến giao diện chính của trang web Scratch

2.Chuyển đổi ngôn ngữ trong Scratch:

a. Từ giao diện chính của trang web Scratch, chọn “Create” (Khởi tạo)

b. Chọn icon (biểu tượng) hình Trái đất ở góc trên cùng bên trái màn hình. Khi đó, một danh sách các ngôn ngữ sẽ được hiện ra. Các con kéo con trỏ chuột xuống gần cuối và chọn “Tiếng Việt” (hoặc một ngôn ngữ khác)

Như vậy là chúng ta đã có giao diện màn hình của Scratch bằng tiếng Việt và sẵn sàng cho các buổi học cùng STEAM for Vietnam rồi!

— — — — —

Quý vị phụ huynh vui lòng thường xuyên theo dõi email cá nhân và các phương tiện thông tin của STEAM for Vietnam để cập nhật thông tin mới nhất về Trại hè Lập trình Miễn phí 2020, bao gồm:

Chuyên mục
Các kiến thức về sử dụng Tài khoản Scratch Khám phá Scratch Blog Trại hè Lập trình 2020

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Học Tập Trên Scratch

Bước 1:

Truy cập vào trang web Scratch qua đường link: https://scratch.mit.edu/Ấn vào nút “ Join Scratch” ở góc bên phải trên cùng của màn hình

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Học Tập Trên Scratch

Bước 2:

Khung cửa sổ hiển thị các thông tin cá nhân cần điền sẽ xuất hiện. Phụ huynh điền vào các mục theo như yêu cầu.

a. Create a username (Tạo tên tài khoản):

Tên mà phụ huynh hoặc con muốn hiển thị (hay còn gọi là tên tài khoản)

b. Create a password (Tạo mật khẩu):

Mật khẩu có thể bao gồm chữ cái viết thường, viết hoa, con số, hoặc các ký tự đặc biệt (!,*, v.v). Phụ huynh hoặc con nên lựa chọn mật khẩu dài ít nhất 6 ký tự, bao gồm chữ cái và con số. Mật khẩu nên được lưu lại để sử dụng cho những lần đăng nhập tiếp theo. Nếu phụ huynh tạo mật khẩu thì có thể ghi lại và đưa cho con

c. Type the password again (Điền lại mật khẩu vừa tạo một lần nữa):

Phụ huynh có thể lựa chọn ô “Show the password” (Hiển thị mật khẩu) để xem cụ thể mật khẩu được tạo ra

d. “Next” (Tiếp theo)

Sau khi điền đầy đủ thông tin ở các cột, phụ huynh ấn vào nút “Next” (Tiếp theo) để tiếp tục hoàn thiện phần đăng ký tài khoản.

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Học Tập Trên Scratch

Bước 3:

Khi màn hình tiếp theo xuất hiện, phụ huynh ấn vào nút mũi tên quay ngược để chọn đất nước mình đang sinh sống. Sau khi chọn xong thì lựa chọn “Next” (Tiếp tục) để sang màn hình tiếp theo.

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Học Tập Trên Scratch

Bước 4:

Khi màn hình tiếp theo xuất hiện, phụ huynh ấn vào nút mũi tên quay ngược để chọn đất nước mình đang sinh sống. Sau khi chọn xong thì lựa chọn “Next” (Tiếp tục) để sang màn hình tiếp theo.

a. Month (Tháng):

Điền tháng sinh của con

b. Year (Năm):

Điền năm sinh của con

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Học Tập Trên Scratch

Bước 5:

Màn hình tiếp theo yêu cầu thông tin về giới tính của con. Phụ huynh có thể lựa chọn giới tính của con như dưới đây. Sau khi điền xong, phụ huynh chọn “Next” (Tiếp tục) để sang màn hình tiếp theo.

a. Female: Bé gái

b. Male: Bé trai

c. Non-binary: Giới tính thứ 3

d. Another gender: Điền giới tính của con vào ô trống

e. Prefer not to say: Không muốn điền thông tin giới tính của con

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Học Tập Trên Scratch

Bước 6:

Màn hình kế tiếp yêu cầu phụ huynh điền địa chỉ email (thư điện tử) mà mình sử dụng cho việc mở tài khoản. Sau khi điền thông tin địa chỉ email, phụ huynh chọn “Create your account” (Tạo tài khoản) để tạo tài khoản cho các con.

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Học Tập Trên Scratch

Bước 7:

Sau đó, hệ thống sẽ tự động gửi cho Phụ huynh một email xác nhận việc mở tài khoản học tập trên Scratch. Phụ huynh cần ấn vào “Confirm my account” (Xác nhận tài khoản của bạn) để xác nhận việc đăng ký đã hoàn tất.

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Học Tập Trên Scratch

Bước 8:

Đường link sẽ dẫn tới trang chủ để đăng nhập vào khóa học với tên tài khoản và mật khẩu (password) vừa được đăng ký. Phụ huynh lựa chọn “OK, let’s go!” để bắt đầu sử dụng Scratch.

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Học Tập Trên Scratch

Bước 9:

Tạo một dự án mới trên Scratch.

a. Từ giao diện chính của trang web Scratch, chọn “Create” (Khởi tạo)

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Học Tập Trên Scratch

b. Một giao diện mới hiện ra. Trang web Scratch đã sẵn sàng cho học sinh bắt đầu thực hành tạo trò chơi của mình.

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Học Tập Trên Scratch

Lưu ý:

Phụ huynh vui lòng giúp học sinh đăng nhập vào tài khoản Scratch trước khi bắt đầu lớp học, tạo một dự án mới sẵn sàng và các con sẽ làm theo hướng dẫn của thầy cô để thực hành trên Scratch.

Bước 10:

Chuyển đổi ngôn ngữ trong Scratch: Ngôn ngữ mặc định của Scratch đang là tiếng Anh, các con chọn chuyển sang tiếng Việt như sau:

a. Chọn icon (biểu tượng) hình Trái đất ở góc trên cùng bên trái màn hình, một danh sách các ngôn ngữ sẽ được hiện ra.

b. Các con kéo con trỏ chuột xuống gần cuối và chọn “Tiếng Việt”

Bước 11:

Cách chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trong mục Bài tập về nhà của Open edX, cũng như với gia đình và bạn bè:

a. Đặt tên cho trò chơi ở ô được đánh dấu số 1

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Học Tập Trên Scratch

b. Ấn nút “Chia sẻ” ở ô được đánh dấu số 2 để chia sẻ trò chơi công khai. Sau đó, một cửa sổ mới hiện ra thông báo rằng các con đã chia sẻ thành công trò chơi của mình. Hãy lựa chọn nút “Sao chép liên kết” ở góc cuối cùng bên phải màn hình để sao chép đường link dẫn tới trò chơi.

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Học Tập Trên Scratch

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official