Chuyên mục
10,000 giờ Về Chúng tôi

Bộ tứ quyền lực của team Engineering: Khi kỹ sư làm giáo dục

Hỏi: Anh chị có thể chia sẻ về công việc của Đội ngũ Kỹ sư tại STEAM for Vietnam được không ạ? 

Anh Tuấn Anh Phạm: Chào em, anh là Tuấn Anh – hiện tại đang giữ vai trò Giám đốc Công nghệ (CTO) tại STEAM for Vietnam. Đội ngũ kỹ sư phần mềm đã và đang thực hiện những công việc xây dựng các nền tảng để phục vụ các em học sinh như Live App, hệ thống quản lý học tập (LMS)hệ thống STEAMese Profile, cùng 1 số hệ thống nội bộ khác. Trải qua 3 kỳ học, team đã thành công xây dựng hệ sinh thái công nghệ tiên tiến để có thể đem đến cho hàng nghìn em học sinh, có khi lên tới 15,000 em học trực tuyến cùng lúc, những trải nghiệm học tập tốt nhất, giảm thiểu tối đa lỗi kỹ thuật và những gián đoạn trong quá trình học. 

Hỏi: Anh chị có thể chia sẻ lý do quyết định tham gia và trở thành một tình nguyện viên tại STEAM for Vietnam?

Anh Thăng Lê: 

Thật sự mới đầu anh cũng khá đắn đo, vì hàng ngày, anh còn có công việc toàn thời gian tại Mỹ. Nhưng nghĩ đến việc có thể đem những kiến thức, tinh hoa mình đã được trải nghiệm ở xứ người để mang lại cơ hội học tập tốt hơn tới những em học sinh ở quê nhà, anh đã quyết định đăng ký trở thành Tình nguyện viên tại STEAM for Vietnam. 

Khi tham gia vào Tổ chức, anh mới ngỡ ngàng vì hóa ra các thành viên cũng đều là các anh chị đã và đang có những công việc toàn thời gian tại cả chục múi giờ trên khắp thế giới, và đều tranh thủ quỹ thời gian ít ỏi của mình để xây dựng, đóng góp cho Tổ chức. Sau ngày dài làm việc tại công ty, tối về lại tranh thủ chạy dự án tại STEAM for Vietnam, mệt thì có mệt nhưng mọi người đều rất nhiệt tình, động viên lẫn nhau khiến cho tinh thần của cả đội lúc nào cũng “hừng hực” khí thế. 

Anh Thăng Lê (Kỹ sư Dữ liệu cao cấp tại EOG Resources)

Hỏi: Khi đã trở thành Tình nguyện viên tại Tổ chức, những khó khăn lớn nhất anh chị gặp phải là gì ạ?

Chị Connie Trịnh: 

Để xây dựng được Tổ chức hoàn toàn phi lợi nhuận và tiếp cận đến số lượng lớn học sinh Việt Nam như hiện tại, đội ngũ đã trải qua rất nhiều khó khăn để đi lên từ con số 0. Từ những ngày đầu gây dựng, khi số lượng Tình nguyện viên chỉ dừng lại ở vài người, việc kết nối và chiêu mộ những “nhân tài đất Việt” đang làm việc tại những tập đoàn tỷ đô tại thung lũng Silicon cũng như trên toàn thế giới, với lương tháng lên đến vài chục nghìn đô để làm việc hoàn toàn tình nguyện tại Tổ chức đã là một quá trình đáng ngưỡng mộ. 

Thế nhưng cuối cùng thì “không gì là không thể”, sau 1 năm phát triển nhanh chóng, tổ chức được 3 kỳ học cùng hơn 30,000 học sinh đăng ký, Tổ chức đã thu hút được hơn 140 tình nguyện viên trên toàn cầu, họ tham gia mà không nhận bất kỳ khoản tiền công nào. Như vậy nỗi lo về vấn đề nhân sự đã phần nào giảm bớt.

Chị Connie Trịnh (Quản lý sản phẩm – Product manager tại Google)

Chị Linh Lê:

Hiện nay khó khăn lớn nhất hiện tại của Tổ chức nằm ở việc, khi mình đã có đội ngũ nhân lực chất lượng thì vấn đề phát sinh nằm ở nguồn lực để vận hành những hệ thống phần mềm tiên tiến. Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện tại, cùng mục tiêu đưa chương trình đến với 20 triệu trẻ em trong 5 năm tới, các hệ thống lưu trữ dữ liệu đám mây (cloud storage), hệ thống server để duy trì nền tảng Live App, LMS, v.v. đang có dấu hiệu quá tải và cần nguồn tài chính để nâng cấp, thì mới có thể đem đến trải nghiệm học tập tốt nhất tới học sinh Việt Nam trên toàn cầu. 

Chị Linh Lê (Quản lý sản phẩm – Product Manager tại Fortive)

Trong hơn 1 năm thành lập và phát triển, đội ngũ kỹ sư và phát triển phần mềm tại STEAM for Vietnam đã thành công xây dựng được hệ sinh thái công nghệ bao gồm:  STEAMese Profile – nền tảng chia sẻ và kết nối dành cho các Lập trình viên nhí, Live App – hệ thống học trực tuyến phục vụ hàng nghìn học sinh trên 36 quốc gia tham gia cùng lúc, LMS – hệ thống lưu trữ nội dung bài giảng và các nội dung thực hành liên quan. Để có thể xây dựng hệ sinh thái công nghệ trên, “những người hùng thầm lặng” – các kỹ sư của STEAM for Vietnam đã làm việc ngày đêm với mục đích mang đến cho trẻ em Việt Nam những trải nghiệm tuyệt vời khi tham gia các khóa học.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể giúp quý phụ huynh và các em học sinh hiểu thêm về những cống hiến của đội ngũ kỹ sư phần mềm tại STEAM for Vietnam. Mong rằng STEAM for Vietnam sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ hơn nữa từ quý phụ huynh, giúp nhanh chóng hiện thực hóa mục tiêu đưa giáo dục STEAM đẳng cấp quốc tế và hoàn toàn miễn phí tiếp cận tới nhiều học sinh hơn nữa!

”10,000 giờ” là series kể về những câu chuyện hậu trường của các tình nguyện viên STEAM for Vietnam chuẩn bị cho mỗi khoá học. 

Sứ mệnh của STEAM for Vietnam là góp phần vào việc chuyển đổi Việt Nam thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ, có khả năng tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cho thế giới, thông qua việc đào tạo một nguồn nhân lực giỏi các kỹ năng STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, và Toán).

Với mục tiêu đưa Lập trình/Tư duy máy tính đến hơn 20 triệu trẻ em Việt Nam, STEAM for Vietnam hy vọng sẽ nhận được sự góp sức và tiếp thêm sức mạnh từ các phụ huynh. Thông tin tài trợ vui lòng tham khảo tại đây.

Link thông tin: https://tinyurl.com/S4VDonation

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
10,000 giờ Về Chúng tôi

Cuộc sống của một trợ giảng ở STEAM for Vietnam là như thế nào?

Cùng lắng nghe những chia sẻ của chị Nguyễn Diễm Thanh, trợ giảng đứng đầu (Teaching Assistant Lead) của khoá học CS 201 – Nhập môn Thiết kế và Lập trình Robotics với VEX IQ về trải nghiệm thú vị của chị khi vừa làm Kỹ sư Phần mềm, vừa là một người mẹ và cũng là một trợ giảng đầy nhiệt huyết tại STEAM for Vietnam. 

Với vị trí là một trợ giảng đứng đầu tại STEAM for Vietnam, vai trò của mình được trải rộng từ việc giải đáp thắc mắc của học sinh, đến phối hợp với đội ngũ giảng dạy để đảm bảo chất lượng bài học. Thời gian đầu khi mới gia nhập đội ngũ STEAM for Vietnam, do tính chất công việc bận rộn và còn bỡ ngỡ nên mình đã gặp nhiều khó khăn. Một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất khi làm ở STEAM for Vietnam chính là lần soạn bài kiểm tra đầu vào cho khóa học cùng 1 bạn trợ giảng khác. Hai chị em gọi điện cho nhau từ 10 giờ đêm đến tận 2 giờ sáng hôm sau gấp rút hoàn thành. Hai đứa vừa làm vừa ngáp, may mắn mà vẫn nộp đúng thời hạn được giao. 

Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng cũng nhờ thế mà mình học được cách quản lý thời gian và sắp xếp công việc tốt hơn. Ngoài công việc làm kỹ sư ở công ty, làm trợ giảng ở STEAM for Vietnam, mình còn là người viết blog. Để tối ưu hoá thời gian, mình thường lên một danh sách công việc cụ thể vào mỗi tuần và những deadline đi kèm. Nhờ đó mà mình luôn theo sát được tất cả công việc. 

Chị Nguyễn Diễm Thanh, trợ giảng đứng đầu (Teaching Assistant Lead) của khoá học CS 201 – Nhập môn Thiết kế và Lập trình Robotics với VEX IQ

Với vai trò vừa làm một người mẹ chăm sóc gia đình, vừa làm nhiều công việc cùng một lúc, nguồn động lực lớn nhất của mình chính là sự hỗ trợ từ chồng. Anh ấy đã đồng hành, sẻ chia và giúp đỡ mình trong mọi hoàn cảnh để mình có thể đạt được những dự định ấp ủ. Bên cạnh đó, để có đủ sức khoẻ hoàn thành tốt công việc, mình luôn cố gắng dành thời gian chăm sóc bản thân, tập thể dục đều đặn và tận hưởng thời gian bên gia đình. 

Mình chỉ có một mong ước là STEAM for Vietnam sẽ mãi “xịn sò” như vậy để có thể hoàn thành sứ mệnh đem chương trình giáo dục STEAM miễn phí cho 20 triệu trẻ em trong 5 năm tới. Để làm được điều này, mình mong STEAM for Vietnam sẽ nhận được thật nhiều sự hỗ trợ, nhất là về mặt tài chính để các STEAMese luôn vững vàng trong công việc và cuộc sống của mình. Hơn thế nữa, sự giúp đỡ ấy còn là niềm động lực to lớn để STEAM for Vietnam truyền tải những năng lượng tích cực và nội dung sáng tạo cho các khóa học tiếp theo. Cuối cùng, mình hi vọng team CS 201 sẽ sớm ra mắt khóa học chính thức ngay khi dịch bệnh được kiểm soát, mang đến thêm thật nhiều cơ hội học tập.

— — —

”10,000 giờ” là series kể về những câu chuyện hậu trường của các tình nguyện viên STEAM for Vietnam chuẩn bị cho mỗi khoá học. 

Sứ mệnh của STEAM for Vietnam là góp phần vào việc chuyển đổi Việt Nam thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ, có khả năng tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cho thế giới, thông qua việc đào tạo một nguồn nhân lực giỏi các kỹ năng STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, và Toán).

Với mục tiêu đưa Lập trình/Tư duy máy tính đến hơn 20 triệu trẻ em Việt Nam, STEAM for Vietnam hy vọng sẽ nhận được sự góp sức và tiếp thêm sức mạnh từ các phụ huynh. Thông tin tài trợ vui lòng tham khảo tại đây.

Link thông tin: https://tinyurl.com/S4VDonation

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
10,000 giờ

Phía sau những buổi học của STEAM for Vietnam

Mình đang làm việc toàn thời gian tại khoa Dịch tễ, Viện Sức khỏe Môi trường tại Seattle, bang Washington, Hoa Kỳ. Hồi những ngày đầu nước Mỹ bùng dịch, mình cùng các đồng nghiệp trong ngành được vận động chuyển sang “chiến đấu” với COVID-19. Mặc dù nhiều lúc đối diện với áp lực do nhu cầu xét nghiệm tăng nhanh, mình vẫn cố gắng dành thời gian cho các hoạt động chuẩn bị và điều hành lớp ở STEAM for Vietnam.

Những ngày có ca trực chỉ được báo trước 24 tiếng nên không tránh khỏi những tình huống bất ngờ. Có những đêm 12 giờ, Lớp học thử nghiệm vẫn đang diễn ra thì mình nhận được tin 6 giờ sáng hôm sau phải có mặt ở Viện. Nhưng không thể vì thế mà bỏ lớp được, vì đây là dịp quan trọng để thầy cô và đội ngũ ekip rút kinh nghiệm và chuẩn bị nội dung sao cho phù hợp nhất với học sinh trong buổi học chính thức sắp tới.

Hồi trước, có những lớp diễn ra trong tuần, các thành viên của nhóm dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị, rồi ngay sau khi kết thúc lớp, lại tranh thủ đi làm với công việc toàn thời gian. Tuy nhiều lúc vất vả, nhưng mọi người đều trăn trở làm sao có thể giúp học sinh hiểu bài một cách tốt hơn, mang đến trải nghiệm học tập thú vị hơn qua từng buổi.

Nhớ hồi tháng Tám năm ngoái, lớp CS 101 đang trong quá trình xây dựng nội dung nên có rất nhiều việc cần làm. Chính sự tâm huyết của thầy cô của STEAM for Vietnam đã tiếp thêm sức mạnh giúp mình vượt qua giai đoạn đầu đầy thử thách này. Mặc dù đang làm trái ngành nhưng mình vẫn cố gắng trau dồi thêm kiến thức liên quan đến công việc như quản lý dự án, phân tích dữ liệu, hoặc xin lời khuyên từ các anh chị đi trước để ngày càng hoàn thiện mình hơn.

Phần thú vị nhất của công việc là khi cùng cả đội tham gia chạy lớp Live. Mọi thứ diễn ra xung quanh chiếc bàn nhỏ nhắn này.

Góc làm việc nho nhỏ của mình mỗi khi chạy lớp Live
Chị Trần Phương Thảo, Quản lý Dự án (Education PM) khóa học CS 101 – Nhập môn Khoa học Máy tính với Python

Đây là 3 chiếc màn hình giúp mình quan sát tình hình lớp, kết nối kịp thời giữa thầy cô, trợ giảng và đội ngũ kỹ sư nhằm khắc phục sự cố kỹ thuật, đảm bảo các con nghe giảng thuận lợi, dễ hiểu. Nhớ hồi đó mình phải đi mượn thêm một chiếc máy tính từ thư viện trường, và dành số tiền từ việc tham gia tình nguyện nghiên cứu khoa học để đầu tư thêm các thiết bị khác, giúp công việc của mình trở nên “dễ thở” và hiệu quả hơn.

Mình rất vui khi thấy nhiều bạn học sinh tham gia học sôi nổi, hoàn thành bài tập với nhiều sự cố gắng, không những thế còn năng nổ lên diễn đàn của STEAM để giúp đỡ các bạn khác; thật tự hào và xúc động khi nhận được những lời cảm ơn từ phụ huynh học sinh. Đó là những giá trị thực, là động lực để đội ngũ muốn được cống hiến nhiều hơn nữa. Mình rất mong STEAM for Vietnam sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ, đặc biệt về mặt tài chính để có thể giúp đội ngũ vận hành, các giảng viên đỡ được phần nào gánh nặng, tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ sứ mệnh góp phần xây dựng những thế hệ trẻ thành công trong tương lai.

“10000 giờ của STEAM for Vietnam” là series kể về những câu chuyện đằng sau hậu trường của các tình nguyện viên STEAM for Vietnam chuẩn bị cho mỗi khoá học. 

Sứ mệnh của STEAM for Vietnam là góp phần vào việc chuyển đổi Việt Nam thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ, có khả năng tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cho thế giới, thông qua việc đào tạo một nguồn nhân lực giỏi các kỹ năng STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, và Toán).

Với mục tiêu đưa Lập trình/Tư duy máy tính đến hơn 20 triệu trẻ em Việt Nam, STEAM for Vietnam hy vọng sẽ nhận được sự góp sức và tiếp thêm sức mạnh từ các phụ huynh.

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
10,000 giờ Về Chúng tôi

Làm mẹ trong một gia đình công nghệ là như thế nào?

Chị Phạm Hồng Nhung, vợ thầy Vinh và cũng là mẹ của 2 bạn nhỏ đáng yêu, đã có những chia sẻ vô cùng chân thực với STEAM for Vietnam:

“Chị nhớ vào mùa hè 2020, khi STEAM for Vietnam khai giảng Trại hè Lập trình đầu tiên, thầy Vinh cùng cả đội ngũ Giảng dạy đã dành nhiều công sức và thời gian chuẩn bị để có thể đem đến chương trình học chất lượng và dễ hiểu cho các bạn nhỏ. Vì là lần đầu tiên đứng lớp, cả nhà đã phải “hy sinh” 2 ngày cuối tuần đi chơi để thầy có thể tập trung họp, soạn bài giảng cũng như chạy lớp học thử. Thế nhưng không sao cả, chị thấy hy sinh thời gian đi chơi để làm việc mình đam mê, giúp ích cho xã hội thì không còn gì ý nghĩa hơn nữa!

Khoảnh khắc hai bé thấy ba đang dạy học trên màn hình

Đặc biệt hơn, 2 bé nhà chị cũng kiêm luôn cả học trò của ba. Trước mỗi bài giảng, chồng chị đã phải dạy thử nhiều lần cho con để luyện tập cách truyền đạt dễ hiểu, phù hợp với các bạn học sinh nhỏ tuổi. Có những tối, chồng chị còn vừa tranh thủ chơi với con lại vừa phải theo dõi bài giảng của các thầy cô khác 2-3 tiếng liền để có thể theo dõi chất lượng dạy, phản ứng của học sinh và từ đó không ngừng cải thiện cho các khoá học tiếp theo.  

Hàng tuần, ba mẹ con rất háo hức chờ tới tối thứ 7 (giờ Mỹ) để được học bài cùng các thầy cô . Có ba là thầy giáo nên các bé lại càng hứng khởi và cảm thấy may mắn vì có thầy ngay tại nhà. Một lần, bé Antoni xem ba giảng bài trên video xong còn đi kiểm tra phòng làm việc xem ba còn trong đó không. Đồng thời, mỗi khi ba dạy học thì điện thoại của các con đều chuyển sang dùng hotspot để dành toàn bộ wifi cho máy ba, sợ chất lượng đường truyền kém mà ảnh hưởng tới bài giảng trực tuyến cho hàng nghìn bạn khác. 

Thầy Vinh nhà chị tâm huyết lắm, làm việc gì cũng đam mê. Ngoài công việc chính là một chuyên gia về Trí tuệ Nhân tạo (AI), thầy ấy còn rất quan tâm với giáo dục bởi nhà chị có truyền thống làm nghề giáo. Khi có duyên đến với STEAM for Vietnam, thầy đã tham gia ngay khi có cơ hội đóng góp cho thế hệ trẻ tương lai của Việt Nam. Công việc về AI của thầy dù lương cao và rất bận, nhưng thầy vẫn luôn dành ra 2-3 tiếng mỗi ngày để làm việc cho STEAM for Vietnam. Hơn nữa, 2 vợ chồng chị cũng rất ủng hộ tầm nhìn và mục đích lâu dài của STEAM for Vietnam: Dạy lập trình miễn phí cho 20 triệu trẻ em Việt Nam trong vòng 5 năm tới. 

Chị cũng đã chứng kiến những tình nguyện viên đầy tâm huyết khác nhiều khi không chỉ bỏ sức lực, mà còn cả tiền bạc cho máy móc và phần mềm chất lượng để đem lại những bài học thú vị nhất. Vậy nên, chị càng hi vọng STEAM for Vietnam có đủ nguồn lực về nhân sự và tài chính để có thể đưa giáo dục STEAM tiếp cận với nhiều em nhỏ hơn trong tương lai!”

“10000 giờ của STEAM for Vietnam” là series kể về những câu chuyện đằng sau hậu trường của các tình nguyện viên STEAM for Vietnam chuẩn bị cho mỗi khoá học. 

Sứ mệnh của STEAM for Vietnam là góp phần vào việc chuyển đổi Việt Nam thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ, có khả năng tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cho thế giới, thông qua việc đào tạo một nguồn nhân lực giỏi các kỹ năng STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, và Toán).

Với mục tiêu đưa Lập trình/Tư duy máy tính đến hơn 20 triệu trẻ em Việt Nam, STEAM for Vietnam hy vọng sẽ nhận được sự góp sức và tiếp thêm sức mạnh từ các phụ huynh.

Donate for STEAM for Vietnam
Link thông tin: https://tinyurl.com/S4VDonation

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
10,000 giờ Về Chúng tôi

Làm full-time ở STEAM for Vietnam là trải nghiệm gì?

Sau 5 năm sinh sống và làm việc tại Mỹ, chị trở về Việt Nam, việc ổn định lại cuộc sống khá vất vả vì mọi thứ khác xưa nhiều quá. Nhưng chị chỉ nghĩ “vạn sự khởi đầu nan”, không có việc gì mình không thể làm được. Sợ mọi việc trì trệ, sau khi “nhập cảnh” vào khu cách ly một ngày, chị bắt tay ngay vào công việc với vai trò là nhân viên toàn thời gian tại STEAM for Vietnam. 

Việc từ tình nguyện viên trở thành nhân viên toàn thời gian giúp chị có thể tập trung cho tổ chức, chứ không còn cảnh ban ngày làm việc công ty, tối đến làm việc của STEAM for Vietnam nữa. Khoảng thời gian đầu khá khó khăn vì chị phải linh hoạt điều chỉnh lịch làm việc khi các thành viên khác đang sinh sống trên gần chục múi giờ khác nhau. Thành ra chị gắn bó với STEAM for Vietnam gần như 24/7 luôn. (cười) Được mọi người tin tưởng, chị thấy tuy áp lực có lớn hơn, nhưng đó là động lực để mình có thể hoàn thành tốt công việc tại tổ chức. 

Ngày làm việc của chị bắt đầu từ 7h30 sáng và có những ngày kéo dài tới tận 1- 2h đêm nếu có cuộc họp với đội ở Mỹ hay Canada. Công việc của chị bao gồm từ những việc như viết tài liệu, gửi email nhắc nhở hơn 10,000 học sinh mỗi kỳ học đến những việc lớn hơn như quản lý dự án, chạy chiến dịch, gặp gỡ đối tác, v.v.

Với vị trí Vận hành, chị không chỉ kiêm vai trò kết nối giữa các team, mà còn phải “nằm lòng” cả việc của Nhân sự, Marketing, Kỹ thuật. Trong team Giảng dạy thì chị làm Quản lý dự án, MC lớp học kiêm luôn cô Joy “biết tuốt” chuyên đi giải đáp thắc mắc cho phụ huynh và học sinh (cười). Ngoài ra, chị cũng có trách nhiệm trong team Đối ngoại và Tài trợ, kết nối đối tác, lên kế hoạch chiến lược và hỗ trợ các hoạt động đàm phán. Nói chung là vào STEAM rồi cái gì chị cũng phải vừa làm vừa học, hay lắm (cười).

Mục tiêu của Tổ chức là đưa giáo dục STEAM đến với hơn 20 triệu trẻ em trong 5 năm tới, chính vì vậy, mặc dù đều có những công việc full-time khác, mỗi Tình nguyện viên đều đang hoạt động “hết công suất” để có thể đem đến cho các em học sinh trải nghiệm học tập tốt nhất. Bởi vì thiếu nguồn lực nên hiện tại gần như mỗi thành viên đều phải đảm nhận không dưới 2 vai trò khác nhau. 

Chị mong rằng tổ chức có thể nhận được nhiều sự ủng hộ hơn nữa, đặc biệt là về mặt tài chính để có thể thành lập được đội ngũ toàn thời gian ở Việt Nam. Như vậy thì mọi người sẽ bớt cực hơn, chương trình sẽ tiếp cận đến nhiều em học sinh hơn nữa, và chị sẽ có văn phòng để làm việc, có nơi để gặp đối tác và có nơi để đến “tám chuyện” cùng các anh chị em khác hàng ngày (cười).

Chia sẻ từ chị Joy Vũ – nhân viên toàn thời gian đầu tiên tại STEAM for Vietnam

“10000 giờ của STEAM for Vietnam” là series kể về những câu chuyện đằng sau hậu trường của các tình nguyện viên STEAM for Vietnam chuẩn bị cho mỗi khoá học. 

Sứ mệnh của STEAM for Vietnam là góp phần vào việc chuyển đổi Việt Nam thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ, có khả năng tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cho thế giới, thông qua việc đào tạo một nguồn nhân lực giỏi các kỹ năng STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, và Toán).

Với mục tiêu đưa Lập trình/Tư duy máy tính đến hơn 20 triệu trẻ em Việt Nam, STEAM for Vietnam hy vọng sẽ nhận được sự góp sức và tiếp thêm sức mạnh từ các phụ huynh.

Donate for STEAM for Vietnam
Link thông tin: https://tinyurl.com/S4VDonation

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
10,000 giờ Về Chúng tôi

Phụ huynh trong ngành công nghệ nghĩ gì về STEAM for Vietnam?

Mình từng làm Scratch và nghiên cứu nhiều để dạy cho con, mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc diễn đạt và soạn giáo án, nên những bài học của STEAM for Vietnam mình đánh giá cực kỳ chất lượng. Điều mình khâm phục hơn cả là công sức hàng nghìn giờ của gần 20 thành viên trong đội ngũ xây dựng của riêng khoá học CS 001, liên tục cố gắng và cải tiến qua suốt 3 học kỳ vừa qua để có thể đem lại trải nghiệm tốt nhất cho các con.

Thông qua mỗi bài học, các thầy cô đã dạy cho con quen với việc có tư duy lập trình, biết phân tích bài toán, cấu trúc bài chứ không nhảy vào lập trình luôn (mấy thầy cô gọi phương pháp này là TTNV – Tách Tìm Nhìn Viết). 

Ngay từ bài đầu tiên, con được học và dần có thói quen viết, dùng hàm số. Con liên tục gây bất ngờ cho mẹ khi lập tức đi gom các lệnh dài và sử dụng nhiều lần lại thành hàm số riêng. Không chỉ dừng lại ở đấy, con được học bao quát hết các thế mạnh của Scratch, nhất là phần thiết kế và vẽ. Giờ con làm bài, con không cần tìm nhân vật hoạt hình hay ảnh gì trên mạng nữa. Con toàn tự vẽ, và có nhiều cái mình bất ngờ, hỏi nó ai chỉ thì nó cứ bảo thầy Justin chỉ chứ đâu. Một buổi học vẽ thôi mà tiếp thu được nhiều lắm! 

Vì ở Mỹ bị trái múi giờ với các bạn ở Việt Nam nên con toàn phải học lại trên hệ thống, không học trực tiếp cùng các bạn được. Trong thời gian học, con gặp khó khăn khi không đọc hiểu hết toàn bộ tiếng Việt, phải dùng Google Dịch, kèm thêm sự trợ giúp, hối thúc của mẹ để hoàn thành cột mốc bài học mỗi ngày. Học với các thầy cô của STEAM for Vietnam, con được học thêm tiếng Việt và nói rất thích giọng thầy Song Hà và cô Nga. 

Donate for STEAM for Vietnam

Qua nhiều nỗ lực, trò chơi của con được chọn để phỏng vấn trực tiếp với các thầy cô và nhận được Giải Sáng tạo cho Dự án Cuối khoá, 1 trong 10 giải thưởng xuất sắc nhất khoá học. Đối với mẹ, giải thưởng lớn nhất không phải là con đạt được giải, mà đó là có cơ hội được phỏng vấn với thầy cô, bởi đó mới là trải nghiệm đặc biệt và thú vị, giúp con trưởng thành nhiều nhất. Con phỏng vấn tiếng Việt cùng thầy Song Hà (thầy con thích nhất), nói chuyện rất buồn cười. Phỏng vấn xong chạy ra ôm mẹ, tay chân lạnh ngắt, mẹ thấy thương và cũng thấy tự hào! 

Nhờ có khoá học miễn phí của STEAM for Vietnam, mình nhận ra lập trình thật ra cũng không có gì ghê gớm và hàn lâm lắm đâu, các bé nhiều khi tiếp thu nhanh còn hơn cả mình nữa! Để vận hành một tổ chức dạy lập trình phi lợi nhuận, mình hiểu rằng các bạn tình nguyện viên đã dành rất nhiều công sức và tâm huyết. Chính vì thế, mình rất biết ơn STEAM for Vietnam vì cho cả mẹ lẫn con có trải nghiệm bổ ích cùng khoá học CS 001. Mình cũng vọng rằng tổ chức sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ, về mặt tinh thần và đặc biệt là tài chính, để các bạn có thể tiếp tục vận hành và nâng cao chất lượng các khoá học. Trong thời gian tới, mình sẽ tiếp tục dõi theo STEAM for Vietnam để tìm thêm khoá học phù hợp cho con (cười).

Chia sẻ từ chị Trân Nguyễn, phụ huynh bé Quỳnh Nhi – học sinh khóa CS 001 của STEAM for Vietnam.

— — —

“10000 giờ của STEAM for Vietnam” là series kể về những câu chuyện đằng sau hậu trường của các tình nguyện viên STEAM for Vietnam chuẩn bị cho mỗi khoá học. 

Sứ mệnh của STEAM for Vietnam là góp phần vào việc chuyển đổi Việt Nam thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ, có khả năng tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cho thế giới, thông qua việc đào tạo một nguồn nhân lực giỏi các kỹ năng STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, và Toán).

Với mục tiêu đưa Lập trình/Tư duy máy tính đến hơn 20 triệu trẻ em Việt Nam, STEAM for Vietnam hy vọng sẽ nhận được sự góp sức và tiếp thêm sức mạnh từ các phụ huynh.

Donate for STEAM for Vietnam
Link thông tin: https://tinyurl.com/S4VDonation

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
10,000 giờ Về Chúng tôi

Hướng dẫn quyên góp cho STEAM for Vietnam

Hi vọng STEAM for Vietnam sẽ nhận được sự góp sức của phụ huynh, tiếp thêm sức mạnh đưa Lập trình/Tư duy máy tính đến hơn 20 triệu trẻ em Việt Nam. 

Founder của chương trình

Dr Hùng Trần, 

Thư ký chương trình

Cindy Nguyen

Phương thức ủng hộ: 

1. Chuyển khoản thông qua tài khoản Việt Nam 

Công ty TNHH STEAM FOR VIETNAM

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – CN Hoàng Quốc Việt

Số tài khoản: 19037246465012

Thông tin chuyển khoản: Tên phụ huynh_Số điện thoại

(Phiền Quý phụ huynh lưu ý ghi đúng họ tên và số điện thoại của người chuyển trong mục thông tin chuyển khoản/ghi chú chuyển khoản)

2. Chuyển khoản qua Paypal tại đây

Mục đích sử dụng quỹ ủng hộ:

  1. Chi trả các chi phí xây dựng khóa học bao gồm phí các nền tảng công nghệ cho bài giảng, cloud hosting, các thiết bị dạy học cho thầy cô…
  2. Chi trả các chi phí vận hành bao gồm admin, in ấn tài liệu, chi phí đi lại,…

STEAM for Vietnam là một tổ chức 100% phi lợi nhuận, vì vậy toàn bộ các khoản đóng góp sẽ sử dụng để duy trì hoạt động. Nhờ có khoản đóng góp của anh/chị, hàng ngàn học sinh Việt Nam thuộc các tầng lớp khác nhau trên khắp Việt Nam và ở nước ngoài có thể tham gia các khóa học STEAM có đẳng cấp quốc tế hoàn toàn miễn phí. STEAM for Vietnam xin gửi đến quý anh/chị lời cảm ơn trân trọng về sự đóng góp quý báu mà anh chị/ đã dành tặng cho STEAM for Vietnam.

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official