Ban đầu, mình không nghĩ một cô gái có thể thích lập trình, nhưng cho đến nay 10 tuổi, mặc dù mình chưa có sự đầu tư cho bé, thì bé cũng luôn miệt mài tìm hiểu về lập trình, thậm chí có ước mơ sẽ làm nghề liên quan đến lập trình trong tương lai. Con đến với STEAM for Vietnam như cá gặp nước, nơi con thỏa sức vùng vẫy với đam mê.
Càng lớn, con càng nhận thấy niềm yêu thích của mình với lập trình ngày một nhiều hơn, nhưng con cũng nhận ra rằng, có rất ít lập trình viên là nữ. Con có đặt câu hỏi thắc mắc về việc này, nhưng con không bỏ cuộc, mà thấy đó là điều thú vị!
“Con mong các bạn và các phụ huynh hãy gạt bỏ suy nghĩ về việc nam mới học lập trình. Các bạn nữ hãy cảm nhận thật thích thú biết bao nhiêu khi lập trình, và hy vọng các bạn không bỏ qua một cách lãng phí cơ hội học miễn phí với các thầy cô giỏi, lại tâm lý như trong STEAM for Vietnam”.
Chia sẻ từ chị Hiền, phụ huynh bé Hà Linh – “nhà viết truyện tài ba” của cộng đồng STEAMese
“Nhật ký Lập trình” là series thuật lại những câu chuyện mà phụ huynh, học sinh, và các thầy cô chia sẻ về chặng đường theo học các khoá lập trình cùng STEAM for Vietnam.
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Bài viết đầu tiên trong series Women in Tech sẽ giới thiệu những câu chuyện “chưa bao giờ kể” đến từ một gương mặt vô cùng quen thuộc với các học sinh của STEAM for Vietnam. Đó là cô Zi Vũ, giảng viên lớp CS 101 – Nhập môn Khoa học Máy tính với Python, hiện đang là Kỹ sư Phần mềm (Senior Software Engineer) tại Twitter.
Cô Zi Vũ, tên thật là Vũ Viết Quỳnh Hương, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Là một cô gái có cá tính, từ bé bạn nhỏ Zi đã cảm thấy vô cùng đam mê với máy tính và công nghệ – khác hẳn với những bạn gái cùng tuổi. Khi sở hữu chiếc máy tính đầu tiên năm 9 tuổi, cô bé ấy đã bị mê mẩn bởi những phần mềm có thể giúp con người làm việc hiệu quả hơn như Microsoft Word, Excel, hay những trò chơi kinh điển như Civilization, Đế chế, vv…
Từ đó, cô Zi mơ ước sẽ có ngày bản thân mình viết ra được những phần mềm tuyệt như vậy. Nhưng mọi con đường theo đuổi đam mê đều không dễ dàng, nhất là với một cô gái đi theo ngành khoa học và máy tính.
Dù có lợi thế tiếp cận lập trình từ hồi cấp Hai nhưng con đường cô Zi trở thành một lập trình viên cũng không hoàn toàn bằng phẳng.
Thi vào cấp Ba, cô Zi không đỗ nguyện vọng 1 là khối chuyên Tin của trường chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. Vào học khối chuyên Lý nhưng vẫn ao ước được học thêm lập trình, cô Zi đã không đầu hàng trước thất bại ấy. Mày mò tìm hiểu cơ hội khác, cô quyết định đăng ký khóa học Lập trình viên Quốc tế 2 năm tại Hanoi Aptech để lấy bằng lập trình viên, khi mới chỉ 16 tuổi. Đó là quãng thời gian bận rộn khi vừa học cấp Ba, cô Zi vừa theo lớp lập trình buổi tối, vừa đi làm thêm và tham gia các hoạt động ngoại khóa khác. Nhưng đó cũng là khi cô Zi cảm nhận được nhiều niềm vui nhất, nhìn thấy mục tiêu trở thành lập trình viên chuyên nghiệp đang gần lại.
Năm cuối cấp Ba, một lần nữa cô lại gặp thử thách khi không vượt qua được kì thi tuyển của các trường Đại học nước ngoài. Thất bại này khiến cô thay đổi cách mình quản lý thời gian để tập trung học tập trong một năm tiếp theo, xuất sắc giành học bổng toàn phần vào một trong các đại học hàng đầu về công nghệ trên thế giới – Đại học Quốc gia Singapore NUS (National University of Singapore). Những trải nghiệm thất bại và thành công đó đã giúp cô Zi có một tâm lý vững vàng hơn khi đối mặt với thử thách.
Ngày bé, cô Zi luôn có ước mơ được khám phá và đặt chân đến mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên hơn 20 năm trước, mạng Internet, truyền hình cáp và ngành hàng không giá rẻ đều chưa phát triển. Ước mơ đó của một cô gái nhỏ trong một gia đình bình thường nghe quả thật xa vời. Khi đó cô Zi cũng không ngờ rằng, đam mê lập trình của mình lại chính là chìa khóa mở ra rất nhiều cơ hội cho cô thực hiện ước mơ thuở nhỏ.
Năm 19 tuổi, với tấm vé vào đại học NUS, cô Zi lần đầu tiên đi máy bay đến một đất nước mới, khám phá một nền văn hoá mới và bắt đầu cuộc sống tự lập. Trải nghiệm học tập và sống ở một đất nước hiện đại như Singapore cùng một môi trường giáo dục hàng đầu đã tiếp thêm tự tin cho cô để khám phá những vùng đất mới.
Năm thứ ba Đại học, cô Zi ứng tuyển và nhận được cơ hội tham gia chương trình thực tập khởi nghiệp một năm tại Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ), cùng lúc theo học tại Đại học Stanford theo chương trình trao đổi của trường. Ra trường, cô đầu quân cho một công ty consulting ở Singapore chuyên tư vấn cho các công ty startups trong khu vực. Công việc đó đã giúp cô được trải nghiệm làm việc với các đội ngũ ở khắp Đông Nam Á.
Những năm sau đó, cô Zi đã đi thăm thú và sống ở nhiều nơi trên thế giới, đúng như ước mơ khi còn nhỏ. Cô đã làm dự án ở Indonesia, New Zealand, đầu quân cho các công ty ở Đức, Canada, Mỹ và hiện giờ, cô đang tạm dừng chân ở một thành phố nhỏ bên bờ Tây của Canada trong khi làm việc với các đồng sự ở khắp nơi trên thế giới.
Cô Zi mà các bạn học sinh của STEAM for Vietnam thường thấy qua màn hình máy tính không chỉ là một kỹ sư phần mềm, cô còn là một người phụ nữ với những câu chuyện đầy tính phiêu lưu và một trái tim thực sự nhiệt huyết với tất cả những điều mình theo đuổi.
Đã hơn 20 năm kể từ khi gắn bó với lập trình, và cô Zi vẫn luôn thấy hài lòng về lựa chọn của mình.
Cô Zi cũng muốn dành lời nhắn gửi tới những ai còn đang băn khoăn về rào cản cho các bạn gái trong ngành công nghệ nói chung và lập trình nói riêng:
“Trong 5 năm trở lại đây thì sự hỗ trợ dành cho phụ nữ trong công nghệ nói riêng và những nhóm thiểu số trong công nghệ nói chung đã tốt hơn rất nhiều. Chính vì vậy, cơ hội cho các bạn nữ trong công nghệ cũng nhanh chóng tăng lên, ví dụ: học bổng của các công ty lớn như Google, các chương trình của chính phủ, các Hội chợ nghề nghiệp như Grace Hopper Career Fair, những chương trình hỗ trợ nữ giới làm công nghệ của các công ty lớn nhỏ, vv…
Hãy liên hệ với những người đi trước để hiểu hơn về thực tế những khó khăn có thể gặp phải và cách khắc phục khi là một cô gái làm công nghệ. Nên nói chuyện với những “người thật việc thật”, chứ đừng chỉ nghe những ý kiến không có cơ sở của người ngoài ngành như “con gái ai lại làm nghề này”. Bên cạnh đó, hãy tập trung vào rèn luyện và nâng cấp bản thân. Khi mình có khả năng và kinh nghiệm thì những định kiến cũng không còn có cơ sở để tồn tại nữa.
Dù có khó khăn, được làm điều mình thích và theo đuổi đam mê của mình là một hạnh phúc lớn. Chúc các bạn có được sự quyết tâm và bền bỉ trên con đường mình lựa chọn nhé!”
Kết thúc bài viết, STEAM for Vietnam muốn gửi tặng một câu nói đến những cô gái còn đang chần chừ với đam mê hay chưa có đủ niềm tin vào bản thân. Đó là câu nói của Zig Ziglar – một trong những người bán hàng giỏi nhất nước Mỹ và tác giả của cuốn sách bán chạy mọi thời đại “Hẹn bạn trên đỉnh thành công”:
Vì vậy, STEAM for Vietnam chúc bạn luôn sống có trách nhiệm với những khả năng tiềm tàng bên trong mình, dũng cảm theo đuổi ước mơ của bản thân và tạo ra được những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
— — —
Designer: Nghi Bùi
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Office Hour (giờ học ngoại khoá) là một buổi trao đổi để giúp học sinh có hội được giải đáp các thắc mắc liên quan đến bài tập lập trình và học hỏi các bạn cùng lớp. Tuy khá phổ biến trong các trường học phương Tây, hình thức học này vẫn còn khá mới lạ với các bạn học sinh Việt Nam.
Bài viết này sẽ giới thiệu một vài câu hỏi được quan tâm nhiều nhất trong buổi Office Hour đầu tiên của STEAM for Vietnam.
“Bộ tứ” giảng viên của khoá học CS101: Nhập môn Khoa học Máy tính bao gồm Trần Mạnh Hùng, Ngô Minh Đức, Nguyễn Quốc Khánh, và Vũ Viết Quỳnh Hương – kỹ sư phần mềm đến từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới gồm có Amazon, Google, Twitter và Chan Zuckerberg Initiative (tổ chức phi lợi nhuận của vợ chồng nhà sáng lập Facebook). Các thầy cô đều từng là những sinh viên Việt Nam xuất sắc với thành tích học tập “khủng” và hiện có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lập trình.
Khi lên ý tưởng khoá học, các thầy cô mong muốn giúp các em học sinh xây dựng được những kỹ năng nền tảng vững chắc để trở thành các kỹ sư phần mềm, nhà quản lý sản phẩm, hay các nhà nghiên cứu về các công nghệ tiên tiến trong tương lai.
Do đó, các giờ học được định hướng ưu tiên phát lối tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề bên cạnh việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ Python.
Office Hour không giống như những buổi học thông thường. “Người điều hành nội dung” chính của lớp học lại chính là các bạn học sinh. Những câu hỏi thắc mắc về bài tập về nhà hay “bí kíp” học lập trình sẽ được đem ra thảo luận cùng với cả lớp.
Câu hỏi: (Bạn Phương Linh)
Các thầy cô ơi, con nên học lập trình bao nhiêu tiếng mỗi tuần? Và sau bao nhiêu tiếng thì con có thể lập trình nhuần nhuyễn như các thầy cô ạ?
Trả lời: (Thầy Ken)
Theo một nghiên cứu thầy được biết, khi mình muốn giỏi một lĩnh vực nào, mình phải dành ít nhất 10,000 giờ đồng hồ để học và thực hành lĩnh vực ấy để có thể thành thạo được.
Hồi thầy còn học ở Đại học Bách khoa Hà Nội, thầy chỉ mới biết một chút kiến thức về lập trình và thuật toán cơ bản. Thầy muốn lập trình ứng dụng game “Ai Là Triệu Phú” trên nền tảng Android. Thầy phải tìm hiểu dần dần các kiến thức để áp dụng vào phát triển sản phẩm. Sau vài tháng lập trình, khi thầy đưa game đó lên Google Play thì được nhiều người tải và đứng đầu Android Top 1 mấy tháng liền.
Các bạn có hứng thú với lập trình thì không cần phải chờ đến khi mình giỏi rồi mới làm sản phẩm. Hãy bắt đầu nghĩ về sản phẩm mình muốn làm ngay từ bây giờ và bắt tay vào làm thôi.
Câu hỏi: (Bạn Hùng Mạnh – Học viên trên LiveApp)
Khi bắt đầu giải một bài tập nên bắt đầu suy nghĩ từ đâu ạ? Con bám vào bài học rồi mà chưa biết định hướng ạ.
Trả lời: (Thầy Harry)
Những buổi học vừa qua, thầy thấy có nhiều bạn cũng có khúc mắc khi làm bài. Thầy có một số gợi ý để các bạn làm theo.
Đầu tiên, hãy tìm cách suy nghĩ. Chúng mình chưa nên code vội mà tự mình làm bài tập bằng tay, lập luận xem mình sẽ giải quyết theo phương hướng nào.
Nếu khó quá, các em có thể lên hệ thống LMS để đặt câu hỏi cho các thầy cô và trợ giảng. Các bạn có thể chia sẻ với nhau những khó khăn hoặc những phương pháp giải mới và cùng tiến bộ. Đừng ngại khi mình phải đặt câu hỏi để giải bài tập.
Ngoài ra, hãy sử dụng chương trình Thonny (để luyện code Python) để viết và thử chạy code. Mình có thể viết nhiều code để hiểu hơn cách vận hành của chương trình, nó giúp mình có thêm ý tưởng để giải bài tập.
Câu hỏi: (Bạn Cao Đức – Học viên trên Live App)
Khi nói đến lập trình ai cũng nghĩ nó là cái gì đó rất cao siêu, như kiểu mặc định phải giỏi toán lắm mới làm được. Vậy có cần phải giỏi toán để theo đuổi môn lập trình không ạ?
Trả lời: (Thầy Đức)
Lập trình cần một số kiến thức nhất định về toán: tư duy logic, và học lên chuyên sâu sẽ cần thêm các lĩnh vực khác. Các thầy cô của STEAM for Vietnam sẽ dạy cho bạn những kiến thức cần thiết để nắm được kiến thức lập trình. Những kiến thức về toán học cần thiết đều là rất cơ bản và có hàng triệu học sinh, sinh viên theo học được.
Bên cạnh các câu hỏi liên quan đến bài học, các bạn học viên rất hứng thú muốn tìm hiểu thêm công việc của một kỹ sư máy tính. Dường như đây sẽ là một ngành học mà nhiều bạn nhỏ hứng thú và có mong muốn theo đuổi. Câu hỏi: (Bạn Tuấn Anh – Học viên trên Live App)
Các thầy cô có thể chia sẻ một ngày làm việc của kỹ sư lập trình được không ạ? Mình ngồi gõ code ngày này qua ngày khác thôi ạ?
Trả lời: (Thầy Đức)
Một ngày làm việc của kỹ sư lập trình chủ yếu là chia sẻ, làm việc chung với đồng nghiệp để tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề, và lập trình chỉ là một phần trong số đó. Đối với công việc cụ thể của thầy Đức ở Google, thì môi trường làm việc ở Google rất tốt, làm việc ở đây hiệu quả nhưng cũng có rất nhiều thời gian dành cho gia đình và bạn bè.
Cô Zi:
Từ kinh nghiệm của một người đã gắn bó với lập trình được 20 năm rồi thì cô thấy là quan niệm làm lập trình viên chỉ ngồi code ngày này qua ngày khác là chưa đầy đủ. Mình như một người “thợ xây” phải luyện tập nhuần nhuyễn, từng đoạn code là từng viên gạch, phải làm nhiều thì mới thẳng hàng lối.
Hiện tại, khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn, thì công việc của cô giống một “kiến trúc sư” hơn là một “thợ xây”. Với một dự án đưa ra, cô sẽ định hướng xem căn nhà sẽ xây như thế nào, đặt nền móng ra sao, từng phòng ốc và cách sử dụng các nguyên vật liệu thế nào. Hệ thống này ngày càng phức tạp hơn nên việc trao đổi, làm việc nhóm, viết báo cáo cũng ngày càng chiếm nhiều thời gian hơn và cô cũng không còn trực tiếp viết nhiều code nữa. Ngoài ra, các lập trình viên có kinh nghiệm cần đào tạo các lớp lập trình viên mới trong công ty và công việc này cũng sẽ chiếm một phần thời gian.
Bạn nào muốn đi theo lập trình thì mình xác định đây là quá trình học hỏi không ngừng nghỉ. Code của ngày hôm nay sẽ khác với code của ngày hôm qua, nên sẽ không lo là phải làm đi làm lại một cái quá lâu đâu.
Câu hỏi: (Bạn Hồng Anh – Học viên trên Zoom)
Con muốn trở thành một kỹ sư lập trình như cô Zi. Nhưng nhiều người nói với con rằng Công nghệ thông tin không dành cho con gái và định hướng con với ngành khác. Con phải làm sao bây giờ ạ?
Trả lời: (Cô Zi)
Cô rất đồng cảm với Hồng Anh. Hồi cô mới học lập trình cách đây 20 năm hồi ấy quan niệm việc lập trình không dành cho con gái vẫn còn là quan niệm phổ biến ở Việt Nam nên cô cũng thường gặp phải sự nghi ngờ và không ủng hộ của những người xung quanh. Cô nghĩ là nếu bạn nữ nào muốn theo con đường này thì cũng phải chuẩn bị tinh thần và bản lĩnh để đương đầu với những sự nghi ngại như thế đấy.
Tuy nhiên, bên cạnh những thiệt thòi đó, chúng ta cũng có rất nhiều thuận lợi. Hiện tại việc đa dạng hóa nhân lực cho ngành lập trình đang được chú trọng, nên có nhiều cơ hội về học bổng, việc làm, giảng dạy dành cho nữ. Là số ít, chúng ta cũng dễ gây ấn tượng hơn với đồng nghiệp và người đối diện. Ngoài ra, các công việc của lập trình viên giàu kinh nghiệm bao gồm rất nhiều làm việc nhóm, trao đổi, giao tiếp mà phụ nữ cũng có nhiều lợi thế trong việc này.
Cô hy vọng Hồng Anh vững bước trên con đường mà mình lựa chọn và cũng đừng buồn khi chưa có được nhiều sự ủng hộ, chúng mình cứ vững tin trên con đường mình chọn thôi ha.
TẠM KẾT
Ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên, ý tưởng về buổi Office Hour đã dành được nhiều sự ủng hộ. Rất nhiều học sinh đã sôi nổi đặt rất nhiều câu hỏi thú vị cho các thầy cô. Và chính những thắc mắc của các bạn lại khiến các thầy cô như được nhìn thấy chính mình cách đây nhiều năm, khi mới chập chững học lập trình.
Tuy chỉ diễn ra trong 2 tiếng, buổi học Office Hour là một trong những buổi học có lượng tương tác cao nhất giữa thầy và trò của STEAM for Vietnam. Các bạn học sinh quan tâm có thể xem lại video buổi học Office Hour tại đây.
Designer: Mỹ Linh, Justin Hoàng
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Một ngày cuối tháng 05 – 2020, Justin Hoàng (Hoàng Thế Sơn) khi đang lướt Facebook đã vô tình nhìn thấy bài chia sẻ về STEAM for Vietnam từ một người bạn. Justin đã nhanh chóng bị thu hút bởi những sứ mệnh mà tổ chức hướng đến, sau đó gia nhập làm tình nguyện viên với vai trò một Graphic Designer (thiết kế đồ hoạ).
Công việc thường ngày của Justin – sinh viên Năm cuối ngành Thiết kế Công nghiệp tại DAAP, Trường Đại học Cincinnati (Ohio, Hoa Kỳ) – là khảo sát người dùng, lên ý tưởng, thiết kế, ứng dụng VR (công nghệ thực tế ảo)…
Tưởng chừng như mọi thứ chẳng liên quan đến lập trình, nhưng Justin lại sớm “bén duyên” với STEAM for Vietnam từ những ngày đầu. Là Designer chính và chàng trai duy nhất của team Marketing, Justin đã “bất đắc dĩ” trở thành thầy giáo cho Bài học đặc biệt 3.1 của lớp CS 001 – Nhập môn Tư duy máy tính và Lập trình Scratch. Chia sẻ về hành trình đến với STEAM for Vietnam, anh cho biết: “Những sứ mệnh mà STEAM for Vietnam muốn mang lại cho nền giáo dục nước nhà đã thôi thúc mình “nhanh tay đăng kí” để chung tay góp sức cùng mọi người”.
Từ đây, Justin đã cùng các giáo viên tạo ra những nhân vật đầu tiên đại diện cho STEAM for Vietnam trong Trại hè Lập trình 2020 kết thúc thành công vào tháng 10 vừa qua.
Tuy nhân vật trong các khóa học đều là sản phẩm mà Justin tạo ra, nhưng anh chưa bao giờ nghĩ đến một ngày mình sẽ trở thành giáo viên cho một buổi học nào đó. Cơ duyên này đã xuất hiện vào một ngày cuối tháng 10/2020, khi đội ngũ tình nguyện viên đang bắt tay chuẩn bị cho Học kỳ Mùa xuân 2021. Các thầy cô khoá CS 001 đã gợi ý Justin biến câu chuyện thiết kế nhân vật của mình trở thành một bài học đặc biệt.
Hành trình tạo ra bạn Trâu không hề đơn giản. Ban đầu, Justin dự tính sẽ vẽ cô gái mặc áo dài vì hình ảnh ấy đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nhưng sau đó, được sự góp ý của mọi người, Justin đã tìm kiếm một hình ảnh trung lập để tạo hứng thú cho cả các bé trai lẫn bé gái. Trùng hợp thay, lịch học chính thức được dời đến gần Tết Tân Sửu. Sau khi nhận được cái “gật đầu” của mọi người trong đội ngũ CS 001, bạn Trâu đã trở thành nhân vật chính cho Bài học đặc biệt 3.1.
Trước tiên, Justin phác thảo hình ảnh bạn Trâu trên giấy để có được những nét hoạ cơ bản. Sau đó, anh bắt đầu vẽ trên Scratch những hình ảnh đầu tiên. Tuy nhiên, từ bản vẽ đầu này, Justin đã mất hơn 3 tuần để chỉnh sửa với 15 phiên bản Trâu khác nhau trước khi đem đến phiên bản hoàn chỉnh và đẹp mắt cho các bạn nhỏ.
Không chỉ đẹp mắt, các thầy cô cũng bàn bạc thêm với Justin để có thể tối ưu hoá các bước vẽ, giúp cho các bé có thể tạo ra bạn Trâu một cách dễ dàng nhất. Ngoài ra, khi bắt đầu buổi dạy thử cùng cô Joy (quản lý vận hành) và cô Trang (giáo viên lớp CS 001), Justin nhận ra vấn đề nảy sinh trong buổi dạy: “Làm sao để giúp học sinh chọn màu nhanh hơn khi vẽ?” Thế là anh đã nhanh trí chuẩn bị sẵn những màu cần dùng cho bạn Trâu trong Cột mốc số 0, giúp các em tiết kiệm thời gian vẽ và không phải lúng túng tìm màu của bạn Trâu.
Qua trải nghiệm một buổi làm thầy giáo, Justin bộc bạch: “Trải nghiệm này với mình rất thú vị, bởi mình đã học được rất nhiều kĩ năng mới, cũng như “thấm thía” hơn công sức và tâm huyết của các thầy cô trong quá trình chuẩn bị cho những bài giảng.”
STEM và STEAM dù chỉ khác nhau ở chữ “A” — Arts (Nghệ thuật) nhưng đây là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu các vấn đề khoa học xoay quanh STEAM, giúp các em học sinh phát triển khả năng sáng tạo trong các cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, mở ra những phương án lựa chọn mới.
Khi được hỏi về “bí kíp” vẽ đẹp và cách lồng ghép “A” vào lập trình của mình, Justin cho biết chúng ta nên bắt đầu từ những gì đơn giản nhất. Sau đó chọn các màu sắc hài hoà và đặc biệt, phải tìm được niềm vui trong lúc vẽ. Về phần đưa “A” vào các trò chơi, anh tin rằng chúng ta nên hiểu rõ rằng mình đang lập trình cho ai (đối tượng khán giả), với mục đích gì, từ đó chúng ta có thể phát triển và đưa sức sáng tạo của mình bay xa.
Với Bài học 3.1 – Hoạt hoạ, Justin hy vọng các bạn nhỏ có thể hiểu rằng, kỹ năng sáng tạo là rất cần thiết! Anh cũng khuyên các bạn, “Dù các bạn có làm gì, chúng ta cũng hãy nên tìm kiếm niềm vui để tạo động lực trên con đường lâu dài. Và hãy “Take one step at a time” – bắt đầu những thứ phức tạp từ những điều đơn giản nhất, như cách các bạn được học trong bài Hoạt hoạ”.
Lời kết, nhân dịp đầu xuân, xin chúc cho tất cả quý phụ huynh, cùng các em học sinh một năm mới an lành và hạnh phúc. Mong rằng mọi người sẽ tiếp tục đồng hành cùng STEAM for Vietnam trên chặng đường dài sắp tới để tạo ra thế hệ trẻ tài năng, đại diện cho Việt Nam vươn ra bản đồ khoa học và công nghệ trên thế giới!
Tác giả & Designer: Nghi Bùi
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
STEAM for Vietnam is honored to receive the attention of the community, the favor of parents and students, and especially of the press agencies in the country.
Accompanying STEAM for Vietnam is the support from many domestic and foreign press units. Thank you to the press who reported the program and spread the mission of bringing high-quality STEAM education to Vietnamese people completely free of charge with STEAM for Vietnam.
Trong vài tháng hoạt động, STEAM for Vietnam đã đạt tốc độ phát triển nhanh “chóng mặt” (Fanpage tăng gần 10,000 người theo dõi trong vòng 4 tháng, hơn 7000 học sinh đăng ký cho khoá học đầu tiên, v.v.). Hãy yên tâm khi tham gia vào STEAM for Vietnam, bạn sẽ được thoả sức sáng tạo và có cơ hội được thử sức trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
STEAM for Vietnam có đủ các bộ phận gồm đội ngũ Giảng viên (Education), Marketing và Phát triển (Marketing & Growth), Kỹ sư (Engineer), Vận hành (Operation), Phân tích dữ liệu (Data Science), Gây quỹ (Fundraising), v.v. như một công ty thực thụ. Cho dù bạn học bất cứ ngành nào, chỉ cần bạn muốn học hỏi và cống hiến, STEAM for Vietnam sẽ luôn có chỗ cho bạn.
Đặc biệt hơn, đội ngũ của STEAM for Vietnam có đến hơn 100 nguyện viên đang làm việc Hoa Kỳ, Canada, Singapore, Việt Nam và rất nhiều nước khác trên thế giới, trải rộng trên hơn 10 múi giờ khác nhau. Có nghĩa là 24/7, bất cứ giờ nào chúng mình cũng đều có người hỗ trợ và làm việc cùng bạn.
Hẳn các bạn đã từng nghe đến cái tên Hùng Trần — nhà sáng lập của Got It, Inc., một trong những startup Việt thành công ở Silicon Valley. Để được nghe những chia sẻ của anh Hùng, bạn sẽ phải tới các diễn đàn dành cho sinh viên hay cho các startup và rất hiếm hoi mới có cơ hội để trò chuyện cùng anh. Nhưng ở STEAM for Vietnam, bạn sẽ được xuyên trao đổi và lắng nghe những chia sẻ của anh cũng như rất nhiều tình nguyện viên là các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực.
Đây sẽ trở thành niềm động lực để bạn có thể phát triển bản thân cũng như đóng góp cho sứ mệnh của STEAM for Vietnam: mang nền giáo dục tầm cỡ Quốc tế hoàn toàn Miễn phí đến cho người Việt.
Đội ngũ của STEAM for Vietnam gồm rất nhiều thành viên đến từ các tập đoàn lớn trên thế giới như Microsoft, Google, Amazon, Facebook, Deloitte, v.v. Bạn có thể xây dựng các mối quan hệ (networking) và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước một cách dễ dàng. Đây cũng là cơ hội quý giá mà mọi STEAMese đều trân trọng và tự hào.
Thêm vào đó, ở STEAM for Vietnam, chúng mình còn có rất nhiều bạn trẻ ở mọi lứa tuổi, đang làm việc hay theo học tại các công ty cũng như các Đại học hàng đầu thế giới. Với sức trẻ làm việc không mệt mỏi và tinh thần “dám làm dám chịu”, STEAM for Vietnam sẽ là môi trường để bạn phát triển hết khả năng của mình.
Bạn nghĩ rằng chúng mình chỉ làm mà không biết chơi? Vậy thì hãy tham gia bất cứ buổi họp, sự kiện hay Happy Hour nào của STEAM for Vietnam nhé, biết đâu bạn sẽ phát hiện ra những câu chuyện thú vị về chuyến roadtrip xuyên nước Mỹ hay tài năng “bắn rap” của một thành viên nào đó. Không những thế, các STEAMese cũng rất nhiệt tình chia sẻ về những địa điểm du lịch, ăn uống khắp thế giới hay những hoạt động vui chơi, những xu hướng đang “trending” không chỉ của giới trẻ mà còn thuộc mọi lĩnh vực nghề nghiệp.
Ở STEAM for Vietnam, mỗi người đều có trách nhiệm và cơ hội để được cống hiến cho tổ chức và trở thành một phần của một gia đình — nơi mọi người “cùng ăn cùng ngủ” qua những cuộc họp bất kể giờ ăn giờ nghỉ, hay những buổi bonding thâu đêm suốt sáng. Đặc biệt mỗi tháng, “Happy Hour” của STEAM for Vietnam là khoảng thời gian mà tất cả thành viên, không kể khoảng cách về tuổi tác, danh hiệu hay kinh nghiệm nghề nghiệp, cùng trò chuyện để gắn kết và chia sẻ những câu chuyện thú vị với nhau.
Trong cuộc sống hiện đại, việc tạo ra cũng như duy trì sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái đã được quan tâm đến ngay từ trước khi bé chào đời.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đồng hành với việc học của con sẽ mang lại những lợi ích rõ ràng như cải thiện kết quả học tập, định hướng tư duy, kết nối tình cảm gia đình và giúp cha mẹ nắm bắt những thay đổi tâm lý của con một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh việc cùng học văn hóa, thì việc truyền thụ những kỹ năng sống cho con ở môi trường mới không chỉ là trách nhiệm của thầy cô mà sự phối hợp của gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Thường xuyên “Nâng Cấp” kiến thức bản thân
Khoảng cách thế hệ luôn là một vấn đề lớn trong việc nuôi dạy con cái. Mỗi một giây trôi qua, thế giới đều không ngừng phát triển, vô vàn những thông tin, sự kiện hay phát minh mới được ra đời. Ngoài làm một người cha, người mẹ của con, sẽ còn tuyệt vời hơn nếu phụ huynh có thể trở thành một người bạn thân thiết với trẻ bằng cách tự trau dồi kiến thức mới. Từ đó, hiểu rõ hơn về thế giới và thông tin trẻ đang tiếp xúc hằng ngày.
Để tránh hiểu lầm vì sự cách biệt tuổi tác, hãy tìm hiểu nhiều hơn về thế hệ của con, thẳng thắn nhìn nhận rằng đôi khi suy nghĩ của bản thân đã không còn phù hợp với những thay đổi ngày nay. Thay vì đẩy trẻ ra xa, áp đặt trẻ phải theo ý mình và bảo thủ với quan điểm cá nhân, hãy kéo trẻ gần lại bằng cách đặt mình vào vị trí của trẻ, từ đó học cách thông cảm, vị tha.
Tuy nhiên, phụ huynh phải luôn nhớ rằng, “hoà nhập chứ không hoà tan”, hiểu tâm lý con nhưng vẫn nên có chính kiến riêng để phân tích và định hướng cho con khi cần.
Giáo dục trẻ bằng tình yêu và kinh nghiệm của những người đi trước kết hợp với sự thấu hiểu con người lẫn thời cuộc. Giúp trẻ hiểu rằng cha mẹ không nuông chiều con mà là tôn trọng con, từ đó con cái cũng sẽ dành cho cha mẹ sự kính nể, tôn trọng tương xứng.
2. Thay đổi những chi tiết nhỏ trong lời nói, lời dạy hằng ngày với con
Người ta thường nói “trẻ em như tờ giấy trắng” — vào những năm tháng đầu đời, hành động hay lời nói từ cha mẹ góp phần quan trọng trong việc định hình tính cách và suy nghĩ của trẻ sau này. Vì lẽ đó, các bậc phụ huynh nên chú ý nhiều hơn đến lời nói của mình với con, đôi khi chỉ là các thay đổi nhỏ trong câu từ cũng có thể đem lại hiệu quả bất ngờ! Ví dụ như:
Lúc con bạn ủ rũ khi bài kiểm tra bị 8 điểm chỉ vì một lỗi sai
Trường hợp này thay vì tập trung vào một lỗi sai để khiển trách và thúc ép con học nhiều hơn hoặc so sánh con với “con nhà người ta”, cha mẹ hãy khéo léo nói với con rằng “Quan trọng là con đã biết sai ở đâu”. Hãy giúp con hiểu ra kiến thức mới là cốt lõi chứ không phải điểm số. Điểm số cao cũng tốt nhưng quan trọng là con đã nhận ra lỗi sai và học hỏi được từ nó.
Một ví dụ đơn giản hơn:
Khi con bạn khoe bạn một bức tranh với màu sắc không hài hoà.
Thay vì chê bai “Các màu con tô trông ghê quá!” hãy cùng ngồi xuống sửa lại bức tranh với con. Hãy nói với con rằng “ Mình thêm vài màu ở đây trông sẽ đẹp hơn”. Như vậy, trẻ sẽ không cảm thấy tự ti đồng thời giúp trẻ hiểu và học cách khắc phục điểm yếu của mình.
3. Tin tưởng và ủng hộ trẻ phát huy tiềm năng, thế mạnh, sở thích của bản thân!
Mỗi một cá thể trên thế giới từ khi sinh ra đều mang trong mình những sứ mệnh, khả năng riêng. Vì lẽ đó, phụ huynh đừng vội khẳng định con mình không có năng khiếu trong bất kì một lĩnh vực nào. Hãy cho trẻ thêm thời gian, cơ hội để khám phá và tìm hiểu chính bản thân.
Thường xuyên để ý tới những hoạt động trong trường của con, bộ môn nào con giỏi nhất, thích nhất. Từ đó, động viên và tạo điều kiện để con phát triển hơn. Có thể là thỉnh thoảng tìm hiểu và mua tặng con vài quyển sách, bộ phim liên quan tới bộ môn đó. Một món quà thiết thực nhưng cũng không kém phần tâm lý phải không?
Ngoài ra, khi hiểu rõ điểm mạnh và nắm bắt được thói quen học của con, biết con thích những môn theo hướng khoa học hay xã hội. Từ đó, phụ huynh có thể chọn được cho mình các phương pháp dạy con phù hợp và hiệu quả nhất.
4. Ngoài làm thầy, làm bạn hãy làm học trò của con!
Thay vì mỗi ngày đều tra hỏi, kiểm tra bài cũ của con một cách rập khuôn, hãy thay đổi bằng các hình thức khéo léo khác. Cùng gợi ý, khuyến khích trẻ nhớ lại những kiến thức đã học ở trường. Cụ thể như đặt ra những câu hỏi “thắc mắc” để kích thích tư duy của trẻ.
Phụ huynh cần đề cao những câu hỏi mà trẻ đặt ra cho thầy cô ở trường, khích lệ trẻ tự tìm tòi, tìm hiểu những điều mình muốn biết. Trong những trường hợp này, nhiều khi cha mẹ phải “giả vờ” không biết để trẻ khẳng định bản thân. Ví dụ những câu hỏi gợi ý như:
Hôm nay đi chợ, mẹ mua 8 quả táo, một quả táo là 12 nghìn vậy tổng cộng mua 8 quả táo thì mẹ phải trả bao nhiêu nhỉ?
Này con, tại sao khi trời nắng mẹ con mình trú dưới bóng cây lại cảm thấy mát mẻ thế?
Con của mẹ thông minh quá, điều gì không hiểu mẹ hỏi con đều giải đáp được, trên lớp có điều gì không hiểu con có hay hỏi lại cô giáo không?
5. Đừng vội cấm đoán những gì bạn cho là thói quen xấu của con, hãy nhân cơ hội biến “nguy thành may”
Ở thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay, trẻ em được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ từ rất sớm. Phụ huynh thường trở nên lo lắng khi thấy con liên tục ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại, hay tivi. Sợ rằng con sẽ bị lạm dụng vào các thiết bị điện tử hay dành thời gian quá nhiều cho những thứ vô bổ.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên cấm trẻ tuyệt đối không sử dụng máy tính, điện thoại hay tivi, thay vào đó hãy quy định thời gian. Ví dụ một ngày trẻ sẽ được bao nhiêu tiếng dành cho việc giải trí, và trẻ có thể chọn lựa giữa việc đọc sách, nghe nhạc, chơi thể thao, dùng máy tính, v.v. Điều này sẽ giúp cân bằng lại thời gian biểu của trẻ dành cho vui chơi lẫn học tập. Ngoài ra, cha mẹ còn có thể cân nhắc cho trẻ sử dụng những phần mềm như Youtube Kids, nơi nội dung đã được kiểm duyệt và chọn lọc dành riêng cho trẻ em.
Thực tế, việc cho trẻ tiếp xúc với công nghệ sớm không phải là một chuyện xấu, chỉ cần là tiếp xúc theo hướng tích cực, đúng nội dung và vừa đủ!
Chắc hẳn ai cũng biết, những nhân vật thành công như Bill Gates — tỷ phú giàu nhất thế giới, Larry Page — giám đốc điều hành Google hay Elon Musk — người sáng lập SpaceX.
Họ đều là những người đã tiếp xúc với lập trình máy tính từ khi 12, 13 tuổi thậm chí là từ lúc vừa biết viết, biết đọc. Có thể thấy rằng, khi điều kiện còn thiếu thốn, máy móc lạc hậu, cùng là chiếc máy tính nhưng họ đã học, chơi và tìm hiểu nó theo một cách khác, cũng chính nhờ điều đó mà đã mang lại cho họ vô vàn thành tựu đáng nể.
Nhìn lại thời điểm hiện tại, công nghệ đã phát triển vượt bậc, thiết bị điện tử cũng nhờ đó tân tiến hơn, trẻ em bây giờ đã có thêm rất nhiều cơ hội để tiếp xúc, học hỏi bài bản với lập trình. Nhiều phần mềm tập lập trình được sinh ra tiêu biểu như Scratch, kết hợp giữa học và chơi, vừa giúp trẻ giải trí vừa dạy trẻ các kiến thức, kỹ năng bổ ích. Từ đó, khả năng trẻ khai phá được giới hạn của bản thân và tạo ra những điều phi thường là hoàn toàn khả thi.
STEAM for Vietnam mong muốn truyền tải sứ mệnh này đến với thế hệ trẻ Việt Nam, bước đầu thông qua hình thức dạy Lập trình qua ngôn ngữ Scratch — với hơn 150 quốc gia đã đưa vào sử dụng và có sẵn trong hơn 40 ngôn ngữ bao gồm Tiếng Việt. Coding Bootcamp 2020 theo hình thức học trực tuyến Live MOOC đầu tiên ở Việt Nam sẽ được STEAM for Vietnam tổ chức vào mùa hè này. Học sinh ở bất cứ độ tuổi và trình độ nào cũng có thể tham gia chương trình, đặc biệt chương được thiết kế phù hợp nhất cho các em lứa tuổi cấp Hai.
Đôi khi, trẻ em có thể khiến người lớn không khỏi bất ngờ trước óc tò mò vô biên và sự hào hứng khi tìm câu trả lời cho những điều đang diễn ra xung quanh chúng.
Qua chia sẻ của bạn bè, chị Yến đăng ký cho con tham dự khóa học “Introduction to Programming with Scratch — Lập trình Cơ bản với ngôn ngữ Scratch” của STEAM for Vietnam vào thứ Tư và Chủ Nhật hàng tuần để giúp con được học cách tư duy và xử lý vấn đề như một nhà Khoa học Máy tính. Do các buổi học diễn ra trên nền tảng trực tuyến, chị cũng như phụ huynh của hơn 3000 học sinh có được “dự giờ” và quan sát cách con tiếp thu môn học mới này.
Áp lực công việc hằng ngày khiến nhiều bậc cha mẹ khó mà có thể sát sao việc học của con. Từ ngày “Cô Vy” trở lại, cuộc sống thường ngày của cả nhà thay đổi khi con bắt đầu học tại nhà. Cha mẹ bỗng trở thành những nhà giáo bất đắc dĩ, thay thế thầy cô kèm con học bài.
Nhưng đối với chị và các phụ huynh khác, đây lại là cơ hội để gia đình dành thời gian bên nhau và cha mẹ biết thêm nhiều điều về cách học tập thú vị của của các con.
Những mẩu chuyện dưới đây hé lộ những điều thú vị về quá trình cả nhà cùng học lập trình thời “ở nhà chống dịch” trong buổi học đầu tiên tại Trại hè Coding Bootcamp 2020 vừa qua.
Học lập trình hay bất kì môn khoa học nào cũng cần có sự tư duy, quan sát và đưa ra phương hướng giải quyết.
Trong bài học lập trình trò chơi đầu tiên “Cá nướng của Miu đâu rồi?”, thầy giáo đặt câu hỏi về sự tương tác giữa các nhân vật. Sự khác biệt trong cách hai cha con nhìn nhận trò chơi khiến anh Thức cảm thấy vô cùng thú vị.
Trẻ em và người lớn có những cách suy nghĩ về cuộc sống khác nhau. Thực chất không có cách suy nghĩ nào là sai cả. Thay vì áp đặt cách suy nghĩ của mình lên con, cha mẹ hãy vui vẻ cùng con tìm hiểu vấn đề qua nhiều lăng kính khác nhau để cùng tìm ra cách giải quyết.
. . .
Học lập trình luôn đi kèm với việc bị gặp lỗi (bug). Lẽ dĩ nhiên, sửa lỗi (fix bug) cũng là một quá trình tốn rất nhiều thời gian.
Là bố mẹ, nhìn các con học tới khuya ai cũng thấy thương và lo lắng rằng các lỗi khó có làm con nhụt chí và mất hứng thú với trại hè. Tuy nhiên, điều này lại không thể nào ngăn các bạn nhỏ quyết tâm ngồi hàng giờ để sửa lỗi tới cùng.
Sau một buổi tối ngồi mò mẫm tự tìm cách giải, các con đã hoàn thành trò chơi của mình. Nhìn các con vui vẻ khoe về thành tích của mình, bố mẹ trong lòng cũng tự hào và vui không kém. Thế mới thấy, một khi đã có đam mê, các bạn nhỏ còn có khả năng kiên trì hơn cả người lớn đến bất ngờ.
. . .
Mặc dù đề bài thầy ra chỉ là hoàn thiện trò chơi “Cá nướng của Miu đâu rồi?”, giúp Miu vượt khỏi mê cung và tìm thấy Cá nướng. Nhưng các bạn nhỏ đã dùng trí tưởng tượng phong phú của mình để nghĩ ra cách nâng cấp trò chơi và thêm những yếu tố li kì hấp dẫn mới. Có những phiên bản nâng cấp khiến cha mẹ phải bật cười vì sự sáng tạo đầy hóm hỉnh của các con.
. . .
Trẻ em là độ tuổi muốn kết bạn và luôn dễ dàng để làm quen bạn mới. Đặc biệt, các con muốn cùng bạn bè được trải nghiệm và vượt qua thử thách, với các con, học lập trình một mình không thú vị bằng có bạn bè và gia đình cùng học.
Sau buổi học đầu tiên, con trai của anh Thuận đã mời được anh họ cùng học chung và hướng dẫn cho anh học các thao tác trên nền tảng Scratch. Anh họ của bé cũng rất hứng thú và quan tâm đến chương trình. Bên cạnh đó, bé cũng có đọc bình luận của các thầy cô và bạn bè để hoàn thiện sản phẩm của mình sau khi nộp bài.
. . .
Với trại hè Coding Bootcamp 2020, STEAM for Vietnam mong muốn được tạo ra một sân chơi bổ ích dành cho cả gia đình. Khoảng thời gian cha mẹ và con cùng nhau “Tò mò — Thử nghiệm — Thất bại — Thử nghiệm lại” sẽ tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ gắn bó các thành viên trong gia đình với nhau.
Bên cạnh đó, STEAM for Vietnam cũng hy vọng cha mẹ cảm nhận được vai trò quan trọng của mình trong hành trình học của con. Đó không phải là cho con học và làm theo thầy một cách thụ động. Cha mẹ nên là một người “bạn đồng hành” của con trong các bài học: tham gia thảo luận bài học và lắng nghe để hiểu cách con tư duy. Từ đó, cha mẹ có thể gợi mở những góc nhìn mới để kích thích trí tò mò và khả năng sáng tạo của con.
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
STEAM for Vietnam vinh dự nhận được sự quan tâm của cộng đồng, sự ưu ái của các quý phụ huynh và học sinh, và đặc biệt là của cả các đơn vị báo chí trong nước.
Hãy cũng tìm hiểu thêm xem báo chí nói gì về STEAM for Vietnam chúng mình nhé!
Đồng hành với STEAM for Vietnam là sự ủng hộ từ rất nhiều đơn vị báo chí trong và ngoài nước. Xin cảm ơn các quý báo đã đưa tin về chương trình, cùng chung tay lan toả sứ mệnh mang giáo dục STEAM chất lượng cao cho người Việt hoàn toàn miễn phí cùng STEAM for Vietnam.
Mọi quan tâm, thắc mắc liên quan tới các lớp học của STEAM for Vietnam xin liên hệ: hello@steamforvietnam.org
— — –
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.