Ngày 16/8/2020, STEAM for Vietnam chính thức khai giảng Trại hè Lập trình Miễn phí đầu tiên với chủ đề Nhập môn Tư duy Máy tính với Lập trình Scratch (Introduction to Computational Thinking and Scratch Programming). Sau hơn hai tháng gấp rút chuẩn bị, Trại hè đã diễn ra với hơn 7,000 học sinh và trở thành là một trong những hoạt động đầu tiên của STEAM for Vietnam trong hành trình thực hiện sứ mệnh mang giáo dục STEAM đẳng cấp thế giới tới với người Việt một cách miễn phí.
Kể từ dấu mốc đáng nhớ ấy, STEAM for Vietnam đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, học sinh cũng như nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước. Trong 1 năm, STEAM for Vietnam với đội ngũ hùng hậu những người Việt trẻ thành công trong lĩnh vực STEAM trên khắp thế giới đã tiếp tục khai giảng thêm 2 học kỳ mới.
Mùa thu 2021 STEAM for Vietnam sẽ tiếp tục tổ chức các lớp học miễn phí về lập trình cho hàng chục nghìn học sinh Việt trên toàn cầu.
Các bài giảng với ngôn ngữ tiếng Việt được triển khai dưới mô hình lớp học OMO Supermodel Class và hình thức học trực tuyến Live MOOC, đồng thời được giảng dạy bởi giảng viên là các kỹ sư phần mềm người Việt có nhiều năm kinh nghiệm trong những công ty công nghệ hàng đầu ở Silicon Valley cùng nhiều quốc gia khác.
Với sự phát triển thần kỳ như một startup công nghệ, STEAM for Vietnam đã liên tục tìm cơ hội hợp tác với nhiều đối tác lớn gồm các công ty, tổ chức, trường học và các cơ quan báo chí danh tiếng cả ở Việt Nam và nước ngoài.
Đặc biệt, STEAM for Vietnam đã kí kết hợp tác với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để hiện thức hoá mục tiêu: Mang giáo dục số bình đẳng tới 20 triệu trẻ em Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Đây là nguồn động lực to lớn để STEAM for Vietnam kêu gọi hàng trăm người Việt trẻ tài năng trên toàn cầu cùng tham gia để tạo ra một thế hệ công dân toàn cầu với những kĩ năng của Thời đại số.
— —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Do lỗi kỹ thuật, STEAM for Vietnam đã gửi thông báo học hôm nay (thứ Ba 18/08) cho các phụ huynh. Đội ngũ BTC xin đính chính, lịch học đúng của STEAM for Vietnam là 19h30–21h30 tối Thứ Tư và 9h30–11h30 sáng Chủ Nhật (theo giờ Việt Nam).
STEAM for Vietnam xin gửi lời xin lỗi đến toàn thể quý phụ huynh vì sự nhầm lẫn này. Hy vọng các bậc phụ huynh có thể thông cảm. Hẹn gặp lại các phụ huynh và các con trong buổi học vào 19h30–21h30 tối Thứ Tư (19/08).
[Thông tin cập nhật lúc 07h ngày 15.8.2020]
STEAM for Vietnam đã gửi toàn bộ email liên quan đến các tài liệu học tập cho buổi học đầu tiên của Coding Bootcamp 2020 đến tất cả các phụ huynh đã xác nhận cho con tham gia trại hè. Quý phụ huynh vui lòng kiểm tra email để chuẩn bị cho con em mình sẵn sàng trước giờ học.
STEAM for Vietnam xin đính chính lại thông tin về hệ thống học cho các bé. Hệ thống học sẽ là STEAM for Vietnam LMS (Learning Management System), không phải là trên website của Open edX. Các bài giảng trực tuyến sẽ được cập nhật trên trang STEAM for Vietnam LMS. Nếu học sinh không thể tham gia học live thì phụ huynh có thể mở cho cháu xem lại bài giảng trên đó. Chú ý: Nội dung các bài học là liên tiếp (không thay thế) và các con cần tham gia ít nhất một buổi học livestream mỗi tuần để đủ điều kiện tốt nghiệp Trại hè.
👉 Mọi thắc mắc mong quý phụ huynh hãy liên lạc để trao đổi, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất khi có thể.
[Thông tin cập nhật lúc 10h ngày 14.8.2020]
Vào hai ngày vừa qua, STEAM for Vietnam đã gửi email xác nhận các bé được tham gia Trại hè Lập trình 2020.
Để thuận lợi cho BTC có thể sắp xếp và tạo tài khoản học cho các cháu vào sáng Chủ nhật tuần này, 16/8/2020, quý phụ huynh vui lòng Xác nhận tham gia khóa học trước 23:59 giờ tối thứ Sáu, 14/8/2020 (giờ Việt Nam) theo địa chỉ STEAM for Vietnam đã gửi kèm trong email.
Nếu quý phụ huynh không xác nhận trước thời hạn nêu trên, BTC sẽ không thể tạo tài khoản và các cháu sẽ không thể tham gia Trại hè để học cùng các thầy cô và các bạn!
Đừng quên thêm email ttnv@steamforvietnam.org vào contact list để nhận được các thông tin về khoá học cũng như tránh tình trạng mail bị vào spam nhé!
[Thông tin cập nhật lúc 19h ngày 12.8.2020]
*Các cột mốc thời gian được nhắc đến trong bài là áp dụng theo giờ Việt Nam.
Vào 23:59 ngày 11.8.2020, STEAM for Vietnam đã chính thức ngừng nhận đơn đăng ký Trại hè Lập trình 2020.
Trong vòng 11 ngày mở đơn, STEAM for Vietnam rất vui khi đã nhận được gần 7.000 đơn đăng ký đến từ 63 tỉnh thành, 46 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đội ngũ STEAM for Vietnam sẽ không nhận được con số ấn tượng này nếu không nhờ vào sự ủng hộ, lan tỏa từ các bậc phụ huynh và các em học sinh trên toàn quốc.
Trong suốt thời gian qua, STEAM for Vietnam rất vinh hạnh khi nhận được sự quan tâm từ VTV1, VnExpress, American Center — U.S. Embassy, doimoisangtao.vn, Công Nghệ & Đời sống, TheLEADER, Thời Báo Ngân Hàng, Thời báo Tài chính, Báo Công Thương, cùng những bậc phụ huynh đang làm cha mẹ và quan tâm đến việc giáo dục con cái.
STEAM for Vietnam xin thông báo, buổi học đầu tiên của Coding Bootcamp — Trại hè Lập trình 2020 sẽ diễn ra vào 9:30 giờ sáng Chủ nhật, ngày 16 tháng 8 năm 2020.
Kết quả chính thức về khóa học đã được gửi đi cho quý phụ huynh từ hòm thư ttnv@steamforvietnam.org trong hôm nay, ngày 12/8/2020. Phụ huynh vui lòng kiểm tra email từ địa chỉ trên của STEAM for Vietnam và xác nhận tham gia khoá học trước 23:59 giờ tối thứ Sáu, 14/8/2020 để đội ngũ chúng tôi có thể gửi thông tin về Trại hè sớm nhất có thể. Mọi thắc mắc xin quý vị nhanh chóng gửi về địa chỉ email trên của STEAM for Vietnam.
Lịch học sẽ diễn ra vào 19:30 – 21:30 mỗi tối thứ Tư và 9:30 – 11:30 mỗi sáng Chủ nhật hàng tuần, đến ngày 27.9.2020.
— — — — —
Quý vị phụ huynh vui lòng thường xuyên theo dõi email cá nhân và các phương tiện thông tin của STEAM for Vietnam để cập nhật thông tin mới nhất về Trại hè Lập trình Miễn phí 2020, bao gồm:
Đây là bài học vỡ lòng của bất kỳ trẻ em nào cũng đều đã rất quen thuộc từ khi mới học biết mặt chữ. Với tâm trí đầy sáng tạo của trẻ nhỏ, cách giáo dục dễ dàng nhất giúp các bé đọng lại kiến thức đó là vẽ nên trong trí tưởng tượng của chúng những hình ảnh mang tính chất “Tham khảo” dễ hiểu.
Thế nhưng trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, lĩnh vực nào cũng cần sự sáng tạo và đổi mới. Việc hình thành nhận thức về lối hành xử văn minh, tôn trọng và cầu tiến là vô cùng cần thiết cho các em. Một trong số những bài học vỡ lòng đó là sự khác biệt giữa “Tham khảo” và “Sao chép”.
Tham khảo (reference) trong khoa học nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung là điều đương nhiên phải làm. Tham khảo là đọc, học hỏi các công trình nghiên cứu, các giải pháp, các tư tưởng… của người khác. Nói học hỏi, tham khảo người đi trước là điều đương nhiên bởi nếu không tham khảo thì sẽ không có sự kế thừa và phát triển. Đó là tiền đề của sự phát triển, sáng tạo và là cách xã hội phát triển nhanh.
Học cùng bạn bè hay tham khảo từ bạn bè luôn là cách nhanh nhất để tiếp thu và học hỏi kiến thức. STEAM for Vietnam đã tạo ra một môi trường học hỏi — kết nối — sáng tạo cho các bé, để các bé được tiếp xúc với khoa học công nghệ không chỉ từ các chuyên gia mà còn từ các bạn học của mình. Trại hè Lập trình Summer Bootcamp 2020 cũng được tạo ra dựa trên sự tham khảo mã nguồn mở Open edX, vốn là công sức của rất nhiều người khác đã xây dựng nên, từ đó sáng tạo thêm các tính năng khác để phù hợp với mục tiêu giảng dạy của chương trình.
Tuy nhiên, phải rất rõ ràng trong việc nhận đâu là phần vay mượn và đâu là đóng góp của mình. Đây có lẽ là điều mà con trẻ chưa có nhiều nhận thức rõ ràng bởi trong chính cách giáo dục hiện tại có quá nhiều lỗ hổng để chúng lầm tưởng việc sao chép là tham khảo là bình thường.
Đừng để việc sao chép, đạo văn, … trở thành thói quen
Tham khảo là điều bình thường, nhưng sao chép, đạo văn… thì không!
Có một thực tế rằng việc sao chép trong học tập vẫn đang được tiếp diễn và trở thành một việc khó tránh khỏi. Thầy cô dạy trẻ cảm thụ một bài văn, nhưng cách cảm thụ chỉ có một, là cảm thụ những ý chính theo một “khuôn mẫu” sẵn có. Tuy nhiên vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, nếu như không có sự tham khảo và truyền cảm hứng ấy cũng rất khó để cảm thụ, để hiểu hết được sự sâu xa trong từng câu chữ của tác giả.
Quay trở lại với Trại hè của STEAM for Vietnam, khái niệm “remix” đã rất quen thuộc với các con. Đó là việc phối lại bài học, thành quả của người khác và dựa vào đó để sáng tạo thành sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nếu remix mà “quên” không nhắc đến tác giả gốc mà mình đã mượn và nhận đó là bài của mình thì đây chắc hẳn không phải là hành vi đúng. Ngược lại, nếu sau khi phối lại bài, các em trích dẫn mình đã sử dụng bài của ai, không quên thêm thắt những chi tiết sáng tạo của cá nhân vào thì đây lại là một hành động rất nên khuyến khích.
Nó giống như việc lặp đi lặp lại một điều bất thường và dần chấp nhận nó như một điều bình thường, từ đó biến thành thói quen xấu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai các con sau này, khi thế giới sẽ không có chỗ cho những cá nhân thiếu sáng tạo, tư duy máy móc và không dám bứt phá ra khỏi vòng an toàn của mình.
Đồng hành cùng con trẻ kiến tạo tương lai với lối hành xử văn minh!
Qua Trại hè Lập trình với Chủ đề Introduction to Programming with Scratch, STEAM for Vietnam mong các phụ huynh có thể dành thời gian trò chuyện và tìm hiểu về các sản phẩm của con sau khi hoàn thành. Bằng cách trở thành một thính giả và khuyến khích con trình bày thành quả với mình. Trở thành một “người hâm mộ”, động viên tinh thần cho con. Quan trọng là trở thành một người bạn thân quan tâm đến sản phẩm của con, để con yên tâm chia sẻ phần nào là của mình tự nghĩ, phần nào là tham khảo một cách tự tin mà không ngượng ngùng. Với các tiếp cận nhẹ nhàng và tình cảm của phụ huynh, chắc chắn các con sẽ hiểu được sự thành thật và tôn trọng chất xám của người khác là một tinh thần dũng cảm đáng quý.
Cụ thể, trong mỗi phần giới thiệu sản phẩm luôn có phần “Chú thích và dẫn nguồn” để khuyến khích các con chia sẻ về thành quả của mình. Phụ huynh có thể hướng dẫn con thể hiện sự tôn trọng tác giả gốc bằng cách trích dẫn, cảm ơn người đã tạo ra phiên bản gốc và giới thiệu những sáng tạo bản thân đã thêm vào.
Chỉ 5–10 năm nữa thôi, các con có thể sẽ trở thành những công dân toàn cầu, làm việc và phát triển ở bất cứ đâu trên thế giới. Hơn cả những kiến thức mà các con tích lũy được, để tồn tại và cạnh tranh công bằng, các con cần được trang bị cả những kĩ năng sống và lối hành xử văn minh. Để giúp các con vững hành trang cho tương lai, STEAM for Vietnam hy vọng các vị phụ huynh sẽ trở thành “bạn đồng hành” bên cạnh các con và cùng các con tích lũy thêm nhiều bài học ý nghĩa nữa nhé!
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Hơn 7,000 bạn học sinh đến từ 34 quốc gia và vùng lãnh thổ nộp đơn đăng ký tham gia chương trình; 3,500 học sinh tham gia tích cực thường xuyên; hơn 10,000 dự án được hoàn thành với 4,552 trang nhật ký được gửi về cho STEAM for Vietnam. Đây được xem như hoạt động đầu tiên của STEAM for Vietnam dành cho các em học sinh Việt Nam, đặc biệt là các em trong độ tuổi 8 đến 16, với mong muốn dìu dắt thế hệ trẻ tiếp cận với công nghệ và vươn ra thế giới.
Đội ngũ giảng viên và khách mời đẳng cấp thế giới
Xuyên suốt hơn hai tháng của trại hè, với đội ngũ giảng viên và tình nguyện viên người Việt Nam thành công và giàu kinh nghiệm đang làm việc trong ngành công nghệ ở khắp nơi trên thế giới như anh Nguyễn Song Hà – kỹ sư phần mềm tại Code.org, anh Ngô Minh Đức – kỹ sư phần mềm tại Google, anh Lương Thế Vinh – nhà khoa học chuyên về Trí tuệ Nhân tạo và Deep Learning tại Arimo, chị Hoàng Phương Nga – Kỹ sư Phần mềm và Thạc sĩ Giáo dục tạo Đại học Colorado Boulder (Hoa Kỳ), chị Trần Cảnh Lâm Hà – Thạc sĩ ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Chicago (Hoa Kỳ), chương trình đã tập trung vào đào tạo kỹ năng Tư duy Máy tính (Computational Thinking) để giúp các em trau dồi và phát triển tư duy logic, kỹ năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Với mô hình “Học mà chơi — Chơi mà học”, các học sinh được rèn luyện cách giải quyết vấn đề và luyện tập các kỹ năng mềm, làm quen với lập trình bằng Scratch, chia sẻ dự án với bạn bè. Xuyên suốt chương trình học, các em học sinh được tham gia nói chuyện cùng rất nhiều nhân vật thành công gồm có CEO Văn Đinh Hồng Vũ (đồng sáng lập phần mềm học tiếng anh ELSA), TS. Vũ Duy Thức (nhà sáng lập startup công nghệ OmniLabs tại Silicon Valley), GS.TS Vũ Ngọc Tâm (Nhà sáng lập Earable và đã đăng ký 22 bằng phát minh tại Cục sở hữu Trí tuệ Hoa Kỳ), tiến sĩ Jeremy Frank (Trưởng nhóm Lên kế hoạch và Lịch trình – Scheduling & Planning Group của Trung tâm Nghiên cứu Ames thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ NASA), hay cô Trần Thanh Ngân (chuyên gia đào tạo kỹ năng lãnh đạo quốc tế, tốt nghiệp chương trình Leadership Executive tại trường Harvard Kennedy School thuộc Đại học Harvard). Khóa học còn tạo ra sân chơi bổ ích dành cho bố mẹ cùng con khám phá Tư duy Máy tính qua các buổi học lập trình Scratch để tạo ra trò chơi của riêng mình, giúp gắn kết các thành viên trong gia đình.
Đọc thêm về các nhân vật khách mời của Trại hè Lập trình 2020 tại đây.
Chương trình học hấp dẫn
Trong mỗi buổi học, các học sinh sẽ được hướng dẫn cách sử dụng Tư duy Máy tính để tạo ra một trò chơi với nhân vật, cốt truyện, hình ảnh, thuật toán, v.v. Khi kết thúc buổi học các em có thể hoàn toàn tự lập trình cho mình một trò chơi mà bạn có thể tự hào chia sẻ với bạn bè và người thân. Thông qua 8 trò chơi các em học sinh sẽ được dạy đủ các kỹ năng để tới cuối khoá học bạn có thể tự lập trình ra trò chơi nổi tiếng thế giới Flappy Bird.
Trại hè Lập trình 2020 cũng đã thành công tổ chức Demo Day – Ngày hội của các Lập trình viên nhí. Demo Day chính là sân chơi để các bạn học sinh chia sẻ sản phẩm lập trình của bản thân, cũng như có cơ hội nhìn lại toàn bộ cuộc hành trình hai tháng làm quen với lập trình.
Cũng tại sự kiện Demo Day, STEAM for Vietnam cũng đã có cơ hội trao giải cho các em học sinh có những phần dự thi ấn tượng, bao gồm: Giải Game Hay nhất, Giải Thuyết trình ấn tượng, Giải Thiết kế đẹp nhất, Giải Nỗ lực nhất, và Giải Game Yêu thích nhất cho những nhóm và cá nhân xuất sắc.
Tổng kết
Trại hè Lập trình Summer Coding Bootcamp 2020 đã kết thúc tốt đẹp và để lại nhiều dư âm cho cả các bậc phụ huynh, các em học sinh và Ban Tổ chức chương trình. Đối với STEAM for Vietnam, niềm hạnh phúc hơn cả chính là những lời động viên và chia sẻ từ quý phụ huynh và học sinh.
Với những thành công bước đầu từ Trại hè Lập trình Miễn phí 2020, đội ngũ STEAM for Vietnam sẽ luôn cố gắng để tiếp tục truyền lửa đam mê công nghệ cho thế hệ trẻ Việt Nam với các lớp học và dự án tương lai.
STEAM for Vietnam sẽ sớm trở lại cùng ba khóa học mới trong mùa xuân 2021. Hãy cùng đón xem nhé!
—-
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
STEAM for Vietnam is honored to receive the attention of the community, the favor of parents and students, and especially of the press agencies in the country.
Accompanying STEAM for Vietnam is the support from many domestic and foreign press units. Thank you to the press who reported the program and spread the mission of bringing high-quality STEAM education to Vietnamese people completely free of charge with STEAM for Vietnam.
1. Tạo thói quen bắt đầu một chương trình bằng cách kéo khối Lá cờ xanh vào.
2. Thói quen “Chia trang vở làm 2”:
Nửa bên trái cho các khối sự kiện (hat blocks), nửa bên phải là cho các khối định nghĩa functions
Để tất cả các khối sự kiện sang 1 bên (bắt đầu bằng khối Lá cờ) làm cho việc đọc code dễ dàng hơn vì thấy ngay nhân vật/sân khấu sẽ phản ứng với các sự kiện nào
Lợi ích nữa của việc này là chỉ cần đọc code từ trên xuống dưới giống hệt như đọc văn
3. Mỗi nhân vật đều nên được định nghĩa xuất hiện với Lá cờ Xanh, bao gồm vị trí, hướng, trạng thái ẩn/hiện.
4. Đặt tên rõ ràng cho Nhân vật (Sprite), Trang phục (Costume), Ảnh nền (Background):
Khi bạn làm trò chơi có nhiều nhân vật, hãy đặt tên cụ thể để dễ dàng nhận dạng nhân vật trong bài code. Đặt tên luôn là một vấn đề khó nhằn, ngay cả với những kỹ sư lâu năm.
Khi lập trình Scratch, bạn nên đặt tên Nhân vật là Danh từ, tên Hàm (Function) là Động từ. Chẳng hạn, tên nhân vật “Miu”, “Quả bóng”, “Mê cung” sẽ rõ ràng hơn nhiều việc đặt tên “Nhân vật 1”, “Nhân vật 2”, “Nhân vật 3”. Đối với tên Hàm, hãy thử đặt là “Đi sang trái”, “Nói chuyện” thay vì nói một cách chung chung như “Hành động X”, “Hành động Y”, v.v. Đối với tên hàm, bạn cũng có thể dùng dạng Danh từ + Động từ, ví dụ “Miu xuất hiện”, “Chú gấu di chuyển”, v.v…
5. Luôn kiểm tra xem chương trình có hoạt động đúng ý bạn không mỗi khi thêm các khối mới vào, nếu không bạn hãy chỉnh sửa ngay.
6. Thông thường, nếu bạn có thể làm chương trình hoạt động với ít Khối hơn, thì chương trình có lẽ sẽ “tốt” hơn vì các công việc tương tự nhau có thể được gộp vào cùng một Khối.
8. Thêm các Chú thích nếu chú thích làm chương trình trở nên dễ hiểu hơn.
9. Học hỏi từ chương trình của các bạn khác; tuy nhiên, cũng nên xem bạn có thể làm chương trình tốt hơn được không (sử dụng ít Khối hơn, viết chương trình cho dễ hiểu hơn,…)
Bạn có biết một kỹ năng đặc biệt mà mọi công ty lớn trên thế giới đều sử dụng để giải quyết các bài toán hóc búa như đưa người lên Mặt Trăng, dùng Google Maps để thu nhỏ cả thế giới trước mắt, hay tạo ra các ứng dụng cho chiếc điện thoại thông minh?
Đó chính là Tư duy Máy tính (Computational Thinking), hay còn được biết đến như Tư duy Tính toán. Đây là “cốt lõi” của ngành Khoa học Máy tính và được coi là phương pháp Tư duy như một nhà Khoa học Máy tính.
PISA, chương trình danh giá để khảo sát các hệ thống giáo dục toàn cầu, đã quyết định đưa các câu hỏi Tư duy Máy tính vào lĩnh vực Toán học trong kì khảo sát 2021 tới. Có thể nói, đây là kỹ năng mà mọi nền giáo dục lớn thế giới như châu Âu và châu Mỹ đang hướng tới để giúp học sinh có được kỹ năng giải quyết vấn đề ngay từ sớm. Vậy hãy cùng STEAM for Vietnam tìm hiểu Tư duy Máy tính là gì và tầm quan trọng của nó trong việc định hướng giáo dục cho trẻ nhé!
Để hiểu cách xử lý bằng Tư duy Máy tính, hãy khám phá một bài toán đơn giản là tính tổng các số từ 1 đến 100 nhanh nhất:
Trước tiên, tách nhỏ dãy số 0 + 1 + 2 + … + 99 + 100 để tìm ra được các con số cần tính.
Bạn có để ý 1 + 99 = 2 + 98 = …. = 49 + 51 = 100? Vậy là ta đã tìm ra quy luật tính toán đầu tiên của dãy số này rồi.
Sau đó, nhìn tổng quát ta có thể dễ dàng nhận thấy có 50 cặp số tổng bằng 100 như vậy.
Cuối cùng, viết ra công thức bằng cách nhân chúng lên với nhau và cộng thêm số 50 ở giữa là ta đã có đáp án 5050.
Vậy là chúng ta đã có thể tính tổng của 100 số tự nhiên trong vòng 2 phút mà không cần sự trợ giúp của máy tính! Đây cũng chính là nguyên tắc căn bản của Tư duy Tính toán: Tách nhỏ vấn đề để tìm ra quy luật, từ đó khái quát hóa và viết lại thành công thức hoặc thuật toán để giải quyết bất cứ vấn đề nào.
Jeannette M.Wing là một nhà khoa học nữ tài năng và là nguyên Trưởng khoa Khoa học Máy tính của Đại học Carnegie Mellon, Hoa Kỳ (một trong những nơi hàng đầu thế giới về nghiên cứu Công nghệ và Khoa học Máy tính). Năm 2006, trong bài viết dài 3 trang về Tư duy Máy tính, bà đã nhấn mạnh rằng Tư duy Máy tính là một kỹ năng phổ biến mà bất cứ ai, không riêng gì các nhà Khoa học Máy tính, sẽ rất háo hức để học và sử dụng trên quy mô toàn cầu (“It represents a universally applicable attitude and skill set everyone, not just computer scientists, would be eager to learn and use.”).
Jeannette M.Wing là một người ủng hộ mạnh mẽ việc đưa Tư duy Máy tính vào giáo dục phổ thông và đã giải nghĩa đơn giản Tư duy Máy tính là biến một vấn đề có vẻ khó khăn thành một vấn đề mà chúng ta biết cách giải quyết bằng việc biến đổi và trình tự hóa nó.
Tư duy Máy tính gồm 4 bước cơ bản: Tách nhỏ vấn đề (Decomposition), Tìm điểm chung (Pattern Recognition), Nhìn tổng quát (Abstraction) và Viết hướng dẫn (Algorithm).
1.Decomposition (Tách): Việc tách nhỏ vấn đề sẽ giúp chúng ta bắt đầu công việc dễ dàng.
Giống như việc để ăn hết một bát cơm đầy, chúng ta cần ăn từng thìa một thì hãy dạy trẻ cách tìm ra từng việc cần làm trước khi bắt tay vào giải quyết một đề. Thay vì chỉ giao cho trẻ nhiệm vụ dọn lại căn phòng bừa bộn, hãy chỉ ra những điều chúng có thể làm để khiến căn phòng gọn gàng hơn, ví dụ như: gấp lại quần áo, dọn bàn học, cất đồ chơi vào tủ, và quét lau căn phòng.
Công việc dọn phòng giờ đã nhẹ nhàng và thích thú hơn rất nhiều rồi! Cùng một mục đích nhưng cách tiếp cận khác nhau có thể mang lại hiệu quả lớn không ngờ.
2. Pattern Recognition (Tìm): Nhận diện quy luật và tái sử dụng chúng là việc mà chúng ta đều làm hàng ngày.
Chỉ cần dạy trẻ đúng cách, chúng sẽ dễ dàng có được kỹ năng quan sát quy luật trong cuộc sống và áp dụng vào công việc. Ví dụ, khi vào bếp và làm những món bánh trẻ yêu thích, hãy cho chúng thấy bánh quy hay bánh ngọt khác nhau ở tên gọi và cách làm nhưng đều có những nguyên liệu cơ bản như bột mì, trứng, sữa, và đường.
Khi ra ngoài đường, hãy chỉ cho trẻ thấy bánh xe đạp, xe máy, xe ô tô bản chất giống nhau và đều là hình tròn.
Khi áp dụng vào việc học ngoại ngữ, Tiếng Việt hay tiếng Anh là hai ngôn ngữ khác nhau, nhưng yêu cầu cơ bản cho trẻ đều là bốn yếu tố nghe, nói, đọc, viết.
3. Abstraction (Nhìn): Học cách nhìn tổng quát và bỏ qua những yếu tố khác nhau, chỉ giữ lại những yếu tố chung nhất (Khái quát hóa vấn đề).
Trong cuộc sống hàng ngày, hãy giúp trẻ học cách khái quát hóa mọi thứ xung quanh, đơn giản như quả táo là trái cây, ô tô là phương tiện, con mèo là động vật.
Qua quá trình luyện tập chăm chỉ, trẻ sẽ học được cách áp dụng Tư duy Máy tính không chỉ vào lập trình mà còn bất cứ ngành nghề nào dù là khoa học, toán học, hay ngoại ngữ, v.v.
4. Algorithm (Viết): Nhận diện một vấn đề mà không tổng hợp lại các bước giải quyết nó cũng giống như viết một bài văn có mở mà không có kết vậy.
Thuật toán chính là bước cuối cùng của Tư duy Máy tính, tổng hợp lại từng bước chi tiết để bất cứ ai cũng có thể làm theo và hoàn thành được. Dù không nhận ra nhưng bất cứ ai trong chúng ta cũng đang sử dụng Tư duy Máy tính cho cả những sinh hoạt hàng ngày: Ví dụ đặt nồi cơm thì cần dạy trẻ cách làm theo các bước đong gạo, vo gạo, đong nước, đặt nồi, bấm nút. Tất cả đều yêu cầu quá trình quan sát, học hỏi, tổng hợp kinh nghiệm để giải quyết theo trình tự rõ ràng nhất mà ai cũng có thể làm theo.
Với STEAM for Vietnam, việc dạy các em học sinh viết thuật toán sẽ trở nên thú vị và sinh động hơn nhiều qua hình thức “Học mà chơi, chơi mà học” của khóa học lập trình ngôn ngữ Scratch.
Để tổng hợp lại 4 bước của Tư duy Máy tính, hãy cùng STEAM for Vietnam sử dụng thần chú TTNV: Trí tuệ người việt hoặc Tớ thích như vậy.
Tư Duy Máy tính nghe có vẻ học thuật nhưng thực chất lại vô cùng gần gũi và quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đây là kỹ năng giải quyết vấn đề dựa trên Tư duy Phản biện (Critical Thinking) và Tư duy Logic (Logical Thinking).
Vì thế, Tư duy Máy tính (hay Computational Thinking) chính kỹ năng cơ bản của thế kỷ 21 mà bất cứ ai cũng cần phải biết và áp dụng. Đây cũng là tầm nhìn mà STEAM for Vietnam muốn truyền tải qua khóa học Coding Bootcamp 2020 tới: đưa Tư duy Máy tính vào giảng dạy cho các em học sinh và biến nó thành hành trang thiết yếu cho thành công trong tương lai sau này của thế hệ trẻ Việt Nam, dù là trong bất cứ ngành nghề nào.
— — —
Coding Bootcamp 2020 theo hình thức học trực tuyến Live MOOC đầu tiên ở Việt Nam sẽ được STEAM for Vietnam tổ chức vào mùa hè này. Học sinh ở bất cứ độ tuổi và trình độ nào cũng có thể tham gia chương trình, đặc biệt chương được thiết kế phù hợp nhất cho các em lứa tuổi cấp Hai.
Giáo dục ngành STEM là một khái niệm đã trở nên quen thuộc trong thời đại công nghệ số hiện nay. Nhưng có lẽ khái niệm về STEAM lại chưa mấy phổ biến trong tư duy của nhiều người, đặc biệt là các phụ huynh ở Việt Nam.
STEM là viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học). STEM và STEAM dù chỉ khác nhau ở chữ “A” — Arts (Nghệ thuật) nhưng đây là một yếu tố không thể thiếu giúp các em học sinh áp dụng tư duy sáng tạo vào giải quyết các vấn đề khoa học trong STEM. Không đơn thuần là tranh vẽ hay hình ảnh, các môn nghệ thuật (Arts) còn bao gồm nhân văn học, ngôn ngữ học, khiêu vũ, kịch nghệ, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, thiết kế và phương tiện truyền thông mới (“new media”).
STEAM không phải là một khái niệm mới vì nó đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử. Từ những năm đầu thế kỉ 16, Leonardo Da Vinci đã sử dụng những bức vẽ để mô phỏng lại cấu trúc xương ở người, đóng góp không ít cho nghiên cứu sinh học và giải phẫu học.
Hay quen thuộc hơn là bài hát “ABC song” vui nhộn và dễ nhớ mà các em học sinh được dạy ngay từ khi mới làm quen với bảng chữ cái tiếng Anh.
Ở các nước tiên tiến, giáo dục ngành STEAM đã được chú trọng từ các cấp Tiểu học, Trung học và xuyên suốt đến giáo dục Đại học, trên Đại học. Năm 2009, Hàn Quốc phổ cập STEAM vào chương trình giáo dục toàn quốc. Tại Mỹ, việc ngày càng nhiều khóa học sáng tạo thực hành được đưa vào chiến lược học tập trong các trường học, giúp STEAM được đánh giá là “nền giáo dục chất lượng”. Ở Singapore, nhiều trường quốc tế đã ứng dụng các thiết bị phức tạp như máy cắt, máy in 3D hay các chương trình lập trình để học sinh tự xây dựng mô hình phục vụ cho việc học (lập trình game, xây nhà Lego, tự chế nhạc cụ, vv)
Giáo dục hiện đại không chỉ nằm ở việc ghi nhớ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy các em cách tư duy. Thay vì học theo kiểu nhồi nhét kiến thức, hãy tạo cho các em niềm hứng thú với việc học. Cùng là khoa học nhưng qua cách tiếp cận của STEAM, các em sẽ sử dụng sự sáng tạo của mình để ứng dụng những lý thuyết khoa học vào thực tế, như xây dựng một cây cầu từ những que kem, chế tạo tên lửa nước từ những vỏ chai nhựa tái chế, hay làm bong bóng khổng lồ từ dung dịch nước rửa chén và bột nở, v.v…
Câu nói của Charles Nègre, một nhiếp ảnh gia thế kỷ 19, đã tổng kết khái niệm về STEAM một cách hoàn hảo: “Nơi khoa học dừng chân, nghệ thuật bắt đầu.” STEAM là minh chứng cho việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa khoa học và nghệ thuật, tạo nền tảng cho sự phát triển đồng đều ở cả hai bán cầu não trái-phải của trẻ.
Phụ huynh có thể lo ngại rằng việc cho các em học STEAM từ nhỏ là quá sớm. Nhưng minh chứng thực tế cho thấy STEAM giúp nâng cao tư duy phản biện và kỹ năng mềm của các em, biến quá trình học trở thành hứng thú chứ không còn là sự ép buộc như xưa. Hiểu rõ nhu cầu của các phụ huynh muốn cho con tiếp xúc với STEAM từ sớm, STEAM for Vietnam sẽ tổ chức Coding Bootcamp 2020 theo hình thức Live MOOC đầu tiên ở Việt Nam vào mùa hè năm nay, tập trung vào chương trình dạy Lập trình Máy tính cho các em học sinh. Học sinh ở bất cứ độ tuổi và trình độ nào cũng có thể tham gia chương trình này. Tuy nhiên chương trình được thiết kế phù hợp nhất với các bạn nhỏ ở lứa tuổi cấp Hai.
Ngay từ ban đầu, STEAM for Vietnam đã thiết kế nội dung và phát triển công nghệ để có thể phục vụ được số lượng lớn học viên, mỗi lớp học với cả ngàn học sinh cùng học đồng thời hay còn gọi là mô hình Superclass. Cụ thể, chương trình sẽ sử dụng phương pháp học trực tuyến Live MOOC và các bài giảng sẽ được thiết kế dưới hình thức online kết hợp offline — OMOSuperclass Model, được xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam.
Để có thể hiểu rõ hơn về khóa học, hãy cùng STEAM for Vietnam tìm hiểu mô hình OMO & Live MOOC là gì và vì sao chúng mình lại lựa chọn hình thức này cho khóa học CS 101 sắp tới nhé!
1. Mô hình lớp học OMO & Live MOOC là gì?
OMO (online-merge-offline), là mô hình hợp nhất hỗ trợ các hoạt động giảng dạy trực tuyến (online), kết hợp với các hoạt động thể chất trực tiếp (offline).
Với phương thức học này, giảng viên sẽ giảng dạy và chia sẻ tài liệu thông qua các nền tảng trực tuyến. Các học viên sẽ có hai lựa chọn, hoặc là tự học ở nhà hoặc là tham gia các lớp học nhóm được tổ chức và tài trợ bởi các đối tác của STEAM for Vietnam trên cả nước. Với các lớp học nhóm, học viên sẽ theo dõi bài học qua livestream (truyền trực tiếp) từ các giảng viên ở Mỹ, ngoài ra có thể nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ trợ giảng là các tình nguyện viên đã được đào tạo và cử tới tham gia các lớp học này. Qua đó, học viên với số lượng lớn dù ở bất kỳ đâu, thành thị hay nông thôn, đều có cơ hội như nhau để học bài giảng Livestream từ những giảng viên giỏi nhất, đồng thời nhận được sự hỗ trợ tại chỗ từ các trợ giảng như những lớp học truyền thống.
MOOC (Massive Open Online Courses) là phương pháp dạy và học trực tuyến với quy mô lớn, số lượng người đăng kí khoá học có thể lên đến hàng nghìn người và thường không ràng buộc về điều kiện tham dự.
Dù mới xuất hiện từ năm 2008, nhưng hình thức học này đã sớm bùng nổ và được phổ biến rộng rãi tại các trường Đại học trên toàn thế giới. Theo Wikipedia, năm 2012 đã đánh dấu mức độ lan tỏa của MOOC khi nhận được phản hồi tích cực từ các học viên nhờ tính năng tương tác tốt, quản lý tiến độ khóa học ổn định và các bài thi được nâng cao chất lượng.
MOOC truyền thống thường sử dụng các video được quay sẵn để người học tự xem, sau đó làm các bài kiểm tra cùng bài thi và kết thúc khoá học theo khả năng học của mình. Mô hình này đáp ứng rất tốt cho lứa tuổi Trung học Phổ thông trở lên, có khả năng tập trung cũng như khả năng tự học cao. Tuy nhiên, với các đối tượng học viên lứa tuổi còn trẻ như cấp Tiểu học hoặc Trung học Cơ sở thì nó sẽ không phù hợp vì đa số các em có thời gian tập trung ngắn và khả năng tự học một mình chưa cao.
Vì vậy, STEAM for Vietnam cải tiến kiến trúc mô hình MOOC thành Live MOOC với tất cả các bài giảng được thực hiện bằng livestream để các học viên có sự tương tác nhất định, bên cạnh đó giảng viên có thể nhắc học viên ghi nhớ những phần quan trọng của bài giảng cũng như kêu gọi sự chú ý và tập trung của các em.
Hai mô hình này tập trung vào việc hỗ trợ các bài giảng của giáo viên và học sinh xuyên suốt quá trình dạy và học. Chỉ qua kết nối với máy tính hoặc các thiết bị di động khác, các em học sinh có thể xem lại bài giảng và tương tác với giảng viên và các học viên khác mọi lúc mọi nơi.
2. Vì sao lại chọn mô hình OMO & Live MOOC?
Không phải tất cả học sinh đều học theo cùng một cách, một số học sinh tiếp thu nhanh thông qua việc quan sát và lắng nghe, trong khi những học sinh khác thực tế hơn, cần phải tương tác và thực hiện các hoạt động để có thể tiếp thu bài học. Chính vì thế, mô hình OMO kết hợp giữa hai cách học trên sẽ tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm khóa học một cách tốt nhất.
Qua hình thức học OMO và lớp học Live MOOC, các em học sinh trên toàn quốc có thể tiếp cận với chương trình học Lập trình đẳng cấp thế giới hoàn toàn miễn phí, chỉ đơn giản với một chiếc máy tính và kết nối Internet!
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho học viên, dạy và học trên mô hình lớp học OMO cùng phương pháp Live MOOC còn có các lợi ích sau:
Chỉ cần một số lượng giảng viên giỏi nhất định là có thể phục vụ được một lượng đối tượng học viên lớn
Tạo điều kiện cho giáo viên dễ dàng nắm bắt và đánh giá học sinh
Kết quả học tập của học viên tốt hơn thông qua việc sử dụng các phương tiện thông tin đa dạng
Phát triển các kỹ năng tập thể cũng như thúc đẩy các học viên cùng học tập và trao đổi kinh nghiệm
Thời gian linh hoạt hơn
Giảm nhu cầu và chi phí di chuyển
Giảm các dạng chi phí đào tạo
3. Ứng dụng thực tiễn của mô hình OMO và Live MOOC
Tại Đại học Mở Thượng Hải (ShangHai Open University), mô hình OMO đã được giả lập và áp dụng trong một số lớp học. Qua khảo sát, tất cả sinh viên và giáo viên đều có thái độ tích cực đối với trải nghiệm dạy và học trên mô hình OMO. Toàn bộ số học viên và 94.4% giáo viên bày tỏ sẵn sàng sử dụng OMO trong tương lai. So sánh với lớp học thông thường, sử dụng mô hình OMO, các bạn sinh viên đã có thể sắp xếp thời gian và địa điểm học linh hoạt hơn, đồng thời vẫn nhận được sự hỗ trợ từ các hướng dẫn viên bên ngoài, nhờ đó cải thiện chất lượng học đáng kể.
Thêm vào đó, ngày càng nhiều các trường Đại học hàng đầu thế giới như Harvard, MIT, Princeton, v.v. đã áp dụng các lớp học MOOC này, thông qua các nền tảng học trực tuyến bao gồm Coursera, Udacity, và edX. David Malan, một giáo sư trẻ tại Đại học Harvard, đã thiết kế và dạy khóa học CS50 — chương trình Lập trình căn bản cho sinh viên ngành Khoa học Máy tính trên edX. Sức ảnh hưởng của CS50 đã vươn xa trên khắp thế giới, thu hút hàng triệu sinh viên đăng ký và trở thành hình mẫu cho rất nhiều dự án cũng như lớp học theo hình thức MOOC. Ngoài ra, khoá học đã truyền cảm hứng cho các hoạt động vệ tinh trên mọi lục địa ngoại trừ Nam Cực.
Tuy OMO & Live MOOC vẫn còn mới lạ đối với giáo dục Việt Nam, các mô hình giáo dục này đã sớm nhận được phản hồi tích cực từ hàng triệu giáo viên cũng như học sinh, sinh viên trên khắp thế giới. Trong tương lai không xa, chúng ta có thể trông đợi hình thức giáo dục mới này được áp dụng bởi nhiều tổ chức và trường học trên thế giới hơn nữa, hứa hẹn đem lại môi trường giáo dục tối ưu cho các em qua những phương pháp dạy và học đầy tính đột phá.
— — —
Thông qua các phương pháp học trên, STEAM for Vietnam mong muốn giới thiệu với các em nhỏ Việt Nam mô hình giáo dục đẳng cấp thế giới này, để các em bước đầu tiếp xúc với chúng và tạo nền tảng mới cho phương thức học tập của thế hệ trẻ Việt sau này.
Để có thể truyền tải sứ mệnh này đến với thế hệ trẻ Việt Nam, tiếp nối một năm đầy bùng nổ với hành trình STEAM Bus mang các workshop miễn phí về lập trình và Robotics tới 5 tỉnh thành trên cả nước và giải đấu National Robotics VEX IQ Tournament, STEAM for Vietnam chính thức khai giảng Spring Coding Bootcamp – Học kỳ Mùa xuân 2023 với 2 khoá học lập trình về Scratch và Python. Trong suốt 3 năm qua, hai khoá học này đã thu hút hàng chục nghìn học sinh người Việt trên 33 quốc gia, góp phần tạo nên thương hiệu của STEAM for Vietnam.
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Khởi động Trại hè Lập trình Miễn phí của STEAM for Vietnam
Hà Nội, Việt Nam, ngày 10 tháng 08 năm 2020 — STEAM for Vietnam trân trọng thông báo khởi động Trại hè Lập trình Miễn phí từ 16/8/2020 tới 27/9/2020 cho các em nhỏ trong độ tuổi từ 8 đến 16 và những ai lần đầu tiên học lập trình. Sau được hai tháng gấp rút chuẩn bị bởi đội ngũ hùng hậu những người Việt trẻ đã rất thành công trong lĩnh vực STEAM và ở khắp nơi, trại hè là một trong những hoạt động đầu tiên của STEAM for Vietnam dành cho các em nhỏ Việt Nam, với mong muốn dìu dắt các thế hệ tiếp theo tiếp cận và vươn ra thế giới.
Trại hè Lập trình Miễn phí Coding Bootcamp 2020 với chủ đề “Introduction to Programming with Scratch — Giới thiệu về lập trình qua phần mềm Scratch” trước hết tập trung vào đào tạo kỹ năng tư duy máy tính để giúp các em trau dồi và phát triển tư duy logic, kỹ năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Qua đó, sẽ giúp các em làm việc hiệu quả hơn ở bất kỳ ngành nghề nào trong tương lai, không nhất thiết trong lĩnh vực công nghệ. Các bài giảng được xây dựng bằng ngôn ngữ tiếng Việt, sẽ được triển khai dưới hình thức học trực tuyến Live MOOC và giảng dạy bởi giảng viên là các tình nguyện viên người Việt Nam rất thành công và giàu kinh nghiệm đang làm việc trong ngành công nghệ ở khắp nơi trên thế giới như anh Nguyễn Song Hà – kỹ sư phần mềm tại Code.org, anh Ngô Minh Đức – kỹ sư phần mềm tại Google, anh Lương Thế Vinh – nhà khoa học chuyên về Trí tuệ nhân tạo và Deep Learning tại Arimo, chị Hoàng Phương Nga – Kỹ sư Phần mềm vàThạc sĩ Giáo dục tạo Đại học Colorado Boulder (Hoa Kỳ), chị Trần Cảnh Lâm Hà -Thạc sĩ ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Chicago (Hoa Kỳ), và rất nhiều các chuyên gia người Việt khác.
Là nhà sáng lập của tổ chức STEAM for Vietnam, Tiến sỹ Trần Việt Hùng chia sẻ: ”Cá nhân tôi đã đào tạo lập trình cho một số em nhỏ ở Việt Nam và đã rất ngạc nhiên về khả năng của các em sau khóa học. Nên chúng tôi tập hợp lại với nhau tạo ra STEAM for Vietnam để nhân rộng khả năng đào tạo cho nhiều em nhỏ, và hy vọng rằng có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hỗ trợ thế hệ trẻ của Việt Nam thông qua giáo dục STEAM để các em có khả năng cạnh tranh toàn cầu trong tương lai.”
Nội dung của Trại hè Lập Trình được nghiên cứu và thiết kế theo hình thức “Học mà chơi, chơi mà học,” phù hợp với nhiều độ tuổi khác của các em học sinh. Các em sẽ được dạy các khái niệm về lập trình và ứng dụng luôn vào việc tạo lên các câu chuyện hay các trò chơi yêu thích. Tới cuối chương trình các em sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng để lập trình được trò chơi nổi tiếng thế giới tương tự như Flappy Bird. Chương trình cũng được thiết kế với nguyên tắc “Ai cũng có thể học lập trình” không phân biệt giới tính và khả năng, không phân biệt vùng miền và khả năng tài chính. Trại hè Lập trình hoàn toàn miễn phí, các em học sinh chỉ cần một máy tính có kết nối mạng là có thể tham gia chương trình. Nếu hoàn thành được các bài kiểm tra và dự án cuối khoá của chương trình, các em sẽ được cấp chứng chỉ của STEAM for Vietnam. Ngoài ra, các hoạt động của Trại hè là hoàn toàn trực tuyến nên cũng rất hợp thời giúp phụ huynh và các em tránh tiếp xúc bên ngoài nhiều để giảm nguy cơ bị nhiễm COVID-19.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng Khoán SSI chia sẻ: “Từ lâu, tôi đã đồng hành cùng các hoạt động của các bạn trẻ ở Mỹ. Tôi luôn mong muốn làm sao thế hệ trẻ Việt Nam tạo ra những kết quả mang tầm cỡ thế giới. Tôi rất vui và hãnh diện khi hỗ trợ chương trình.” Chủ tịch tự tin rằng: “STEAM for Vietnam sẽ là bước khởi đầu để tạo ra nhiều tài năng trẻ cho đất nước trong tương lai.”
Do nhu cầu và sự quan tâm rất cao của các bậc phụ huynh về việc học lập trình, cũng như tầm quan trọng của việc tiếp xúc với khoa học công nghệ từ sớm, chỉ sau một tuần mở đơn, trại hè lập trình đã nhận được hơn 6000 đơn đăng ký theo học từ 62 tỉnh thành phố của Việt Nam và 42 quốc gia trên toàn thế giới. STEAM for Vietnam tin tưởng rằng đây sẽ là một kênh thu thập thế hệ trẻ tài năng và cao hơn nữa là tạo động lực cho nhiều bạn trẻ có đam mê trong lĩnh vực STEAM từ khi tuổi còn rất trẻ để họ có nền tảng tốt và thành công trong tương lai.
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: