Chuyên mục
Trại hè Lập trình 2022

Vén màn “điều không tưởng” về ngành Robotics cùng thầy Vinh

Đây là suy nghĩ mà chính thầy Vinh cũng thường xuyên nghe được. Thật ra, mọi người đang hiểu lầm về bản chất của ngành Robotics. Các bạn học sinh chắc hẳn cũng từng biết đến robot Sophia (Sophia là một “robot xã hội” hình dáng y hệt con người và có khả năng tương tác, trò chuyện, học hỏi), khi Sophia ra mắt đã khiến cho cả thế giới phải trầm trồ. Thế nhưng, chúng ta không thể sáng tạo ra một sản phẩm thu hút khi chỉ dựa vào tư duy logic mà còn cần một tư duy hết sức quan trọng, đó chính là tư duy nghệ thuật. Để hoàn thiện một sản phẩm ấn tượng như vậy, các kỹ sư và nhà khoa học cần phải tưởng tượng ra trong đầu hình dáng sản phẩm, tính năng cũng như quy trình cần thiết để hoàn thiện Sophia. 

Đó chính là lý do giúp cho việc theo đuổi lĩnh vực Robotics không hề khô khan như chúng ta vẫn tưởng, các bạn học sinh vẫn phải chú trọng tư duy nghệ thuật, rèn giũa trí tưởng tượng khả năng sáng tạo của bản thân để xây dựng nên một sản phẩm độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân. 

Chắc chắn một điều rằng, để chuyên sâu trong bất kỳ lĩnh vực nào thì chúng ta cũng cần phải dành nhiều năm để học hỏi vô số kiến thức chuyên môn. Hơn thế nữa, lĩnh vực robotics khá rộng và cần nhiều kiến thức như thiết kế, chế tạo, vận hành, ứng dụng robot, cũng như sử dụng tín hiệu cảm biến để phản hồi hay kết hợp với hệ thống máy tính để lập trìnhđiều khiển. Việc học là không có giới hạn, chính thầy Vinh cũng vẫn cần học hỏi những kiến thức mới hàng ngày vì công nghệ sẽ luôn thay đổi nhanh chóng

Hơn hết, xây dựng robot cần rất nhiều công đoạn và công sức, các bạn học sinh sẽ cần phải học cách hợp tác, thảo luận và bày tỏ quan điểm để có thể làm việc tốt với những kỹ sư khác. Chúng ta không phải lúc nào cũng sẽ làm việc cùng đội ngũ kỹ sư thân thiết mà còn phải làm cùng hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn người lạ. Ngay lúc này thì kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm lại cực kỳ quan trọng

Chẳng hạn như câu chuyện của Elon Musk, Elon Musk cùng hàng nghìn kỹ sư Space X đã kiên trì tận 20 năm để phóng thành công tên lửa Falcon 9, mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon và 2 phi hành gia Mỹ vào không gian. Để có được thành công mang dấu ấn thay đổi nhân loại đó, họ đã phải đối mặt với sự thất vọng khi 4 lần tên lửa phát nổ lúc cất cánh, 6 lần hạ cánh không thành công và hàng chục tháng để tìm ra lý do phát nổ. 

Chính vì thế, chế tạo hay lắp ráp một cỗ máy robot không nhanh chóng như chúng ta hay tưởng. Các bạn học sinh sẽ phải đối mặt với những thử thách không thể tiên đoán trước, cần không ngừng kiên nhẫn khắc phục lỗ hổng, thậm chí là đập đi xây lại nhiều lần. Cho nên, yếu tố cốt lõi các bạn học sinh cần để có thể học hỏi và theo đuổi lâu dài lĩnh vực Robotics là kỹ năng làm việc nhóm, tính kiên trì, nhẫn nại và quan trọng hơn hết là sự cởi mở trong tư duy (open-mind).

Chắc chắn rằng robot có rất nhiều hình thức đa dạng. Thật ra, lĩnh vực robotics đang là một vùng đất màu mỡ, giàu tiềm năng với 3 xu hướng chính: Robotics, Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT). Quan điểm robot là “những cỗ máy biết cử động và vận hành” thuộc về mảng Robotics. Đó là xu hướng chế tạo ra máy móc thay thế sức lao động của con người, ví dụ như giúp con người lặn sâu ở biển, tìm quặng mỏ, thực hiện công tác cứu hộ  trên núi tuyết, phòng chống thiên tai..v..v. Thế nhưng, chúng ta vẫn cần biết đến mảng AI và IoT.

AI sẽ thay con người tư duy trong một số tình huống nhất định như dự báo, phân loại vật thể, tư duy tình huống tinh vi..v..v. Hiện nay, nhiều họa sĩ đã ứng dụng AI vào mảng nghệ thuật để tạo ra các bức tranh đầy ấn tượng. Chỉ cần nhập vào các từ khóa miêu tả về bức tranh như: cảm xúc, tông màu, phong cách nghệ thuật..v..v là có thể tạo ra bức tranh hoàn chỉnh theo ý mình. Thế nhưng, các bạn học sinh cần hiểu được rằng AI không thể thay thế con người hoàn toàn, vì AI không thể có khả năng sáng tạo như chúng ta

Bên cạnh đó, để làm cho nhà cửa, nhà máy, trường học tự động hóa, an toàn và tiết kiệm năng lượng hơn, chúng ta lại cần có cơ chế hoạt động thông minh Internet vạn vật (IoT). Không nói đâu xa, ngay tại các bài giảng thú vị hàng tuần của STEAM for Vietnam cũng tồn tại IoT. Nếu như trước đây việc học tập chỉ giới hạn ở sự kết hợp giữa sách giáo khoa và hình ảnh, thì các em học sinh STEAM for Vietnam trên khắp 38 quốc gia có thể học lập trình chỉ thông qua điện thoại thông minh và máy tính. Bên cạnh đó, còn có các hệ thống học online gồm LMS, Live App, và STEAMESE Profile để tham gia các bài học, cùng tương tác với các giảng viên và trợ giảng. Đây là ví dụ thực tế và gần gũi nhất cho các bạn học sinh về mảng IoT.  

Các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung, Mitsubishi… đã mở rộng đầu tư nhà máy ở Việt Nam, và trong tương lai dự kiến số lượng vẫn còn tăng trưởng mạnh. Chính vì vậy, theo thầy Vinh, khởi đầu sớm chính là một lợi thế lớn cho các em có thể thích nghi và làm việc tốt ở lĩnh vực Robotics sau này.

STEAM for Vietnam hiện đang tuyển sinh cho lớp CS 201 – Nhập môn Thiết kế và Lập trình Robotics với VEX IQ. Các bạn học sinh đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia các bài học thực tế và hấp dẫn cùng thầy cô STEAM for Vietnam nhé! Đăng ký ngay tại đây

_________________

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

_________________

🌐Facebook: STEAM for Vietnam

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

Chuyên mục
Khám phá Trại hè Lập trình 2022

Khai phá bí mật lớp ART 001: “EM!” – Hành trình Khám phá Bản thân qua Nghệ thuật

Có không ít phụ huynh nghĩ rằng, nghệ thuật chỉ xuất hiện ở các lĩnh vực như văn chương, điện ảnh, âm nhạc, kiến trúc… Nhưng thực tế, bất cứ ngành nào cũng sẽ gắn liền với nghệ thuật. Đối với ngành IT, các bạn lập trình viên cũng cần có tư duy nghệ thuật để phát triển đồ họa đẹp cho app và website để thu hút khách hàng truy cập nhiều hơn. Bên cạnh đó, Erica – phát minh trí tuệ nhân tạo đầu tiên gây bất ngờ cho toàn thế giới với vẻ ngoài y hệt con người cũng là một sản phẩm của nghệ thuật. Nếu các nhà khoa học không có tư duy sáng tạo và quan sát tỉ mỉ thì đã không tạo ra được một sản phẩm trí tuệ nhân tạo thực tế đến như vậy.

“Khi học về nghệ thuật, các em có thể ứng dụng nó trong học tập và phát huy những năng lực tiềm tàng của bản thân.” – Thầy Nguyễn Văn Mạnh – Giáo viên trung tâm mỹ thuật Đàn Cá Nhỏ và Giảng viên khoá học ART 001.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tiếp xúc nghệ thuật từ sớm, STEAM for Vietnam đã hợp tác với VCVAA – Học viện Nghệ thuật Thị giác Đương đại Việt Nam để cho ra đời khóa học Nghệ thuật Thị giác ART 001 –  “EM!” – Hành trình Khám phá Bản thân qua Nghệ thuật. Thông qua khóa học, các em sẽ phát triển thêm nhận thức về bản thân và tự tin với chính mình hơn – vì STEAM for Vietnam và VCVAA tin rằng mỗi con người chúng ta sinh ra đã là một cá nhân vô cùng đặc biệt, mỗi chúng ta đều là một nhà sáng tạo, một người nghệ sĩ tài ba.

Đây là khóa học có “1-0-2” với sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Các bài giảng được triển khai với mô hình lớp học OMO Supermodel Class và hình thức học trực tuyến Live MOOC, vì vậy học sinh ở bất kỳ đâu cũng có cơ hội được tiếp cận với chương trình học chuẩn quốc tế và các thầy cô giàu kinh nghiệm. Chương trình giảng dạy khóa học ART 001:  “EM!” – Hành trình Khám phá Bản thân qua Nghệ thuật được chia làm 3 phần lớn: “Em là ai”, “Nơi em sống”, “Cảm xúc và em”. Qua hành trình thú vị này, các em học sinh sẽ có những trải nghiệm quý giá và được tiếp cận với nghệ thuật một cách gần gũi nhất.

Phần 1: Em là ai?

Ở trạm 1, học viên chơi các trò chơi, trả lời các câu hỏi để khám phá những khía cạnh sâu sắc về tính cách, sở thích của bản thân. Từ đó học sinh có thể trình bày tác phẩm tự họa bằng các chất liệu và học về sự cân bằng, tính đối xứng qua việc quan sát các tác phẩm tự hoạ của các danh hoạ và của cá nhân.

Bài 1: Em là ai?

Học sinh sẽ làm quen với thầy cô, hiểu rõ nội dung khóa học và học cách sử dụng thiết bị cũng như trang LMS. Đồng thời, học sinh sẽ được hướng dẫn phương pháp ghi chép bằng sketchnote để trình bày về bản thân.

Bài 2: Em và danh họa

Thông qua tìm hiểu tranh  chân dung Danh họa – Arcymboldo và chân dung của các họa sĩ, học sinh sẽ học được nhiều kiến thức hữu ích như: tính đối xứng và điểm nhấn trong nghệ thuật, kĩ thuật sử dụng màu sáp dầu. Bên cạnh đó, học sinh sẽ có cơ hội sử dụng từ vựng về màu sắc, đối xứng, điểm nhấn để mô tả tác phẩm.

Bài 3: Chân dung em

Học sinh sẽ sáng tạo tác phẩm chân dung của chính bản thân mình trên giấy A4  bằng các nguyên vật liệu giấy, lá, hoa, cành cây, sỏi và các kĩ thuật thao tác, sử dụng, kết nối. Qua đó, học sinh sẽ hiểu được làm thế nào để có điểm nhấn và sắp xếp bố cục tranh chân dung. 

Phần 2: Nơi em sống

Học viên được cung cấp các biểu mẫu để thực hành ghi chép bằng sketchnote quan sát nhà, phòng, khung cảnh và mọi người xung quanh mình. Qua việc học hỏi các tác phẩm 3D của các học sinh khác và các nghệ sĩ, học viên sẽ tạo 1 tác phẩm 3D môi trường sống của mình (nhà cửa, phong cảnh, thành phố, con người). 

Bài 4: Làm quen với họa sĩ

Học sinh hiểu được cảm xúc của mỗi nghệ sĩ sẽ biểu hiện khác nhau trên các tác phẩm của họ thông qua tác phẩm ấn tượng, trừu tượng như họa sĩ Xèo Chu. Đồng thời, học sinh sẽ được học về hình thái của đường nét, dùng các từ ngữ chuyên ngành để mô tả về đường nét, màu sắc, hình dạng và điểm nhấn trong tác phẩm. Thông qua bài 4 này, học sinh sẽ thành thạo kĩ thuật sử dụng màu nước kết hợp màu sáp dầu.

Bài 5: Cảm xúc của em

Học sinh mạnh dạn sử dụng các màu sắc, đường nét để tạo điểm nhấn trong tác phẩm và vẽ những tác phẩm trừu tượng miêu tả cảm xúc của mình trên giấy A3.

Phần 3: Cảm xúc và Em

Chặng cuối của chuyến tàu khám phá bản thân, học sinh sẽ khám phá những cảm xúc đa dạng của con người. Đồng thời các em học cách dễ dàng vận dụng các kĩ năng về đường nét, màu sắc để sáng tạo tác phẩm thể hiện cảm xúc cá nhân của mình.

Bài 6: Nơi em sống

Đây là một trong những bài học thú vị nhất của trạm 3, học sinh sẽ sử dụng sketchnote để các từ ngữ về màu sắc, đường nét, hình dạng, hình khối để mô tả môi trường xung quanh và phác họa khung cảnh nơi mình sống. Hơn thế nữa, học sinh sẽ lựa chọn 1 đối tượng (nhà, con người, đồ vật) và ghi chép kỹ: màu, hình, chi tiết nhỏ. 

Bài 7: Ngôi nhà trong mơ

Học sinh sử dụng kỹ thuật pop-up để thực hiện tác phẩm mô tả về khung cảnh, môi trường sống, bao gồm: một số kĩ thuật dựng nổi (pop-up) cơ bản. và một số kĩ thuật dựng khối từ các đồ vật tái chế.

Bài 8: Là Em!

Học sinh sẽ quay video giới thiệu về bản thân mình qua các sản phẩm nghệ thuật đã sáng tạo trong quá trình học. Đồng thời chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm với thầy cô và các bạn. 

Các thầy cô giàu kinh nghiệm của STEAM for Vietnam và VCVAA luôn mong muốn giúp cho các bạn học sinh ở khắp mọi nơi có thể học nghệ thuật để phát triển toàn diện hơn về trí tuệ tư duy cũng như cảm xúc. Nhờ đó, học sinh biết cách biểu lộ cảm xúc, thể hiện mong muốn bản thân, được là chính mình. Hãy cùng STEAM for Vietnam tìm hiểu về những thầy cô sẽ dẫn dắt các bạn học sinh trên chuyến tàu ART 001 –  “EM!” – Hành trình khám phá bản thân qua Nghệ thuật này nhé!

 “Nghệ thuật có vai trò trong việc giáo dục giúp trẻ em được là chính mình, thay vì là bản sao của người khác”– Sydney Gurewitz Clemens.

Đây cũng là mong muốn của STEAM for Vietnam và VCVAA khi phát triển khoá học ART 001, giúp các em nhỏ được phát triển bản thân thông qua khám phá và cảm nhận thế giới Nghệ thuật Thị giác đầy phong phú từ cuộc sống xung quanh.

Chúng tôi hy vọng thông qua khóa học, trẻ em Việt Nam sẽ được tiếp cận với các phương pháp học và thực hành nghệ thuật để phát triển cảm xúc, kĩ năng giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống sau này. Phụ huynh có thể đăng ký ngay lớp ART 001: “EM!” – Hành trình khám phá bản thân qua Nghệ thuật tại đây

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

🌐Facebook: STEAM for Vietnam

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official