Chuyên mục
Khoá học Trại hè Lập trình 2020

Thông cáo báo chí

Khởi động Trại hè Lập trình Miễn phí của STEAM for Vietnam

Hà Nội, Việt Nam, ngày 10 tháng 08 năm 2020 — STEAM for Vietnam trân trọng thông báo khởi động Trại hè Lập trình Miễn phí từ 16/8/2020 tới 27/9/2020 cho các em nhỏ trong độ tuổi từ 8 đến 16 và những ai lần đầu tiên học lập trình. Sau được hai tháng gấp rút chuẩn bị bởi đội ngũ hùng hậu những người Việt trẻ đã rất thành công trong lĩnh vực STEAM và ở khắp nơi, trại hè là một trong những hoạt động đầu tiên của STEAM for Vietnam dành cho các em nhỏ Việt Nam, với mong muốn dìu dắt các thế hệ tiếp theo tiếp cận và vươn ra thế giới.

Trại hè Lập trình Miễn phí Coding Bootcamp 2020 với chủ đề “Introduction to Programming with Scratch — Giới thiệu về lập trình qua phần mềm Scratch” trước hết tập trung vào đào tạo kỹ năng tư duy máy tính để giúp các em trau dồi và phát triển tư duy logic, kỹ năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Qua đó, sẽ giúp các em làm việc hiệu quả hơn ở bất kỳ ngành nghề nào trong tương lai, không nhất thiết trong lĩnh vực công nghệ. Các bài giảng được xây dựng bằng ngôn ngữ tiếng Việt, sẽ được triển khai dưới hình thức học trực tuyến Live MOOC và giảng dạy bởi giảng viên là các tình nguyện viên người Việt Nam rất thành công và giàu kinh nghiệm đang làm việc trong ngành công nghệ ở khắp nơi trên thế giới như anh Nguyễn Song Hà – kỹ sư phần mềm tại Code.org, anh Ngô Minh Đức – kỹ sư phần mềm tại Google, anh Lương Thế Vinh – nhà khoa học chuyên về Trí tuệ nhân tạo và Deep Learning tại Arimo, chị Hoàng Phương Nga – Kỹ sư Phần mềm vàThạc sĩ Giáo dục tạo Đại học Colorado Boulder (Hoa Kỳ), chị Trần Cảnh Lâm Hà -Thạc sĩ ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Chicago (Hoa Kỳ), và rất nhiều các chuyên gia người Việt khác.

Là nhà sáng lập của tổ chức STEAM for Vietnam, Tiến sỹ Trần Việt Hùng chia sẻ: ”Cá nhân tôi đã đào tạo lập trình cho một số em nhỏ ở Việt Nam và đã rất ngạc nhiên về khả năng của các em sau khóa học. Nên chúng tôi tập hợp lại với nhau tạo ra STEAM for Vietnam để nhân rộng khả năng đào tạo cho nhiều em nhỏ, và hy vọng rằng có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hỗ trợ thế hệ trẻ của Việt Nam thông qua giáo dục STEAM để các em có khả năng cạnh tranh toàn cầu trong tương lai.”

Nội dung của Trại hè Lập Trình được nghiên cứu và thiết kế theo hình thức “Học mà chơi, chơi mà học,” phù hợp với nhiều độ tuổi khác của các em học sinh. Các em sẽ được dạy các khái niệm về lập trình và ứng dụng luôn vào việc tạo lên các câu chuyện hay các trò chơi yêu thích. Tới cuối chương trình các em sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng để lập trình được trò chơi nổi tiếng thế giới tương tự như Flappy Bird. Chương trình cũng được thiết kế với nguyên tắc “Ai cũng có thể học lập trình” không phân biệt giới tính và khả năng, không phân biệt vùng miền và khả năng tài chính. Trại hè Lập trình hoàn toàn miễn phí, các em học sinh chỉ cần một máy tính có kết nối mạng là có thể tham gia chương trình. Nếu hoàn thành được các bài kiểm tra và dự án cuối khoá của chương trình, các em sẽ được cấp chứng chỉ của STEAM for Vietnam. Ngoài ra, các hoạt động của Trại hè là hoàn toàn trực tuyến nên cũng rất hợp thời giúp phụ huynh và các em tránh tiếp xúc bên ngoài nhiều để giảm nguy cơ bị nhiễm COVID-19.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng Khoán SSI chia sẻ: “Từ lâu, tôi đã đồng hành cùng các hoạt động của các bạn trẻ ở Mỹ. Tôi luôn mong muốn làm sao thế hệ trẻ Việt Nam tạo ra những kết quả mang tầm cỡ thế giới. Tôi rất vui và hãnh diện khi hỗ trợ chương trình.” Chủ tịch tự tin rằng: “STEAM for Vietnam sẽ là bước khởi đầu để tạo ra nhiều tài năng trẻ cho đất nước trong tương lai.”

Do nhu cầu và sự quan tâm rất cao của các bậc phụ huynh về việc học lập trình, cũng như tầm quan trọng của việc tiếp xúc với khoa học công nghệ từ sớm, chỉ sau một tuần mở đơn, trại hè lập trình đã nhận được hơn 6000 đơn đăng ký theo học từ 62 tỉnh thành phố của Việt Nam và 42 quốc gia trên toàn thế giới. STEAM for Vietnam tin tưởng rằng đây sẽ là một kênh thu thập thế hệ trẻ tài năng và cao hơn nữa là tạo động lực cho nhiều bạn trẻ có đam mê trong lĩnh vực STEAM từ khi tuổi còn rất trẻ để họ có nền tảng tốt và thành công trong tương lai.

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Chị Trần Tố Uyên

Trưởng Ban Truyền Thông

Email: sue@steamforvietnam.org

Số điện thoại: 0913.062.58

— — —

STEAM for Vietnam Foundation

Email: hello@steamforvietnam.org

Website: www.steamforvietnam.org

Chuyên mục
Khám phá Scratch Blog

Scratch: Lập trình có gì vui?

Hình ảnh các em nhỏ mải mê chơi điện tử, cắm mặt vào tivi hay hoạt động trên mạng xã hội hàng giờ liền đã không còn xa lạ với các bậc phụ huynh trong xã hội hiện đại. Câu hỏi đặt ra là trẻ đã thực sự thành thạo công nghệ chưa, hay chính công nghệ đang kiểm soát cuộc sống của các em?

Scratch được tạo ra để giúp trẻ em phát triển trí tuệ và nâng cao khả năng tư duy thông qua việc sử dụng công nghệ đúng cách. Mitch Resnick là Giám đốc điều hành nhóm Lifelong Kindergarten tại trung tâm Media Lab của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) và người dẫn đầu nhóm nghiên cứu sáng tạo ngôn ngữ lập trình Scratch. Trong buổi diễn thuyết TEDTalk của mình, ông đã nói: “Học lập trình cũng giống như học đọc.” Khi trẻ con biết đọc, chúng sẽ dùng kỹ năng đó để học thêm nhiều điều mới mẻ. Khi trẻ con biết lập trình, chúng sẽ dùng lập trình để tìm hiểu và tương tác với thế giới xung quanh. Thời đại Số hóa khiến những đứa trẻ được sống trong một môi trường tiến bộ và văn minh hơn thời đại của ông bà, bố mẹ chúng. Vì vậy hãy dạy trẻ cách tận dụng điều này đúng cách để các em có thể thực sự thành thạo công nghệ và tạo ra những tiến bộ cho tương lai.

FAME Dash! by tratfordJames

Bạn nghĩ sao vềmột chiếc thiệp mừng Ngày của Mẹ, nhưng lại biến hình sinh động qua những bức vẽ, lời chúc, hay những câu chuyện được lập trình trên Scratch thay vì những món quà thủ công truyền thống? Là một phụ huynh, người mẹ sẽ hạnh phúc vì tình cảm được truyền đạt qua đó, nhưng càng tự hào hơn vì con đã biết cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của bản thân qua công nghệ của thời đại mới.

Tree Generator by Legomariobros

Một trò chơi điện tử có thể mê hoặc đứa trẻ, nhưng học cách tạo ra trò chơi đó có thể đánh thức niềm đam mê học và sáng tạo của các em. Trẻ nghĩ rằng chúng thật giỏi khi vượt qua các cửa ải khó nhằn trong trò chơi điện tử yêu thích, nhưng người chơi và người sáng tạo ra trò chơi ai mới xuất sắc hơn? Trí thông minh thực sự là khi đứa trẻ biết cách biến ý tưởng trong đầu thành trò chơi thực tế, tự tạo ra nhân vật và tình huống trong game, hay tìm tòi thiết kế hình ảnh để dựng nên chương trình của riêng mình.

Dance Game by huonghs

Vẽ tranh, viết nhạc, kể chuyện, giải đố, làm game… đều là những dự án mà các em nhỏ chia sẻ qua Scratch. Sự sáng tạo trong Scratch là không giới hạn, cũng giống như trí tưởng tượng của trẻ em vậy. Sử dụng Scratch để lập trình, tính cách của trẻ sẽ được thể hiện qua âm nhạc, hình ảnh, câu từ và quan trọng hơn là cách tư duy của các em.

STEAM for Vietnam luôn tâm đắc với câu nói: “The sky’s the limit.” (Bầu trời là giới hạn). Giống như giới hạn không biên giới của bầu trời, hãy để trẻ em được thỏa sức phát triển tư duy và sáng tạo để vươn tới trời xanh.

Source: STEAM for Vietnam

STEAM for Vietnam mong muốn truyền tải sứ mệnh này đến với thế hệ trẻ Việt Nam, bước đầu thông qua hình thức dạy Lập trình qua ngôn ngữ Scratch — với hơn 150 quốc gia đã đưa vào sử dụng và có sẵn trong hơn 40 ngôn ngữ bao gồm Tiếng Việt. Trại hè Lập trình Miễn phí Coding Bootcamp 2020 theo hình thức học trực tuyến Live MOOC đầu tiên ở Việt Nam sẽ được STEAM for Vietnam tổ chức vào 19:30–21:30 tối thứ Tư và 9:30–11:30 sáng Chủ nhật hàng tuần từ 16/8–27/9/2020. Học sinh ở bất cứ độ tuổi và trình độ nào cũng có thể tham gia chương trình, đặc biệt chương được thiết kế phù hợp nhất cho các em lứa tuổi cấp Hai.

Theo dõi thông tin trên fanpage STEAM for Vietnam để cùng cập nhật những thông tin mới nhất về Trại hè Lập trình Miễn phí Coding Bootcamp 2020https://www.facebook.com/steamforvietnam.org

Email: hello@steamforvietnam.org

Website: https://www.steamforvietnam.org

Chuyên mục
Học viên Khoá học Trại hè Lập trình 2020 Về Chúng tôi

Học lập trình với con: Gắn kết gia đình thời “ở nhà chống dịch”.

Đôi khi, trẻ em có thể khiến người lớn không khỏi bất ngờ trước óc tò mò vô biên và sự hào hứng khi tìm câu trả lời cho những điều đang diễn ra xung quanh chúng.

Qua chia sẻ của bạn bè, chị Yến đăng ký cho con tham dự khóa học “Introduction to Programming with Scratch — Lập trình Cơ bản với ngôn ngữ Scratch” của STEAM for Vietnam vào thứ Tư và Chủ Nhật hàng tuần để giúp con được học cách tư duy và xử lý vấn đề như một nhà Khoa học Máy tính. Do các buổi học diễn ra trên nền tảng trực tuyến, chị cũng như phụ huynh của hơn 3000 học sinh có được “dự giờ” và quan sát cách con tiếp thu môn học mới này.

Áp lực công việc hằng ngày khiến nhiều bậc cha mẹ khó mà có thể sát sao việc học của con. Từ ngày “Cô Vy” trở lại, cuộc sống thường ngày của cả nhà thay đổi khi con bắt đầu học tại nhà. Cha mẹ bỗng trở thành những nhà giáo bất đắc dĩ, thay thế thầy cô kèm con học bài.

Nhưng đối với chị và các phụ huynh khác, đây lại là cơ hội để gia đình dành thời gian bên nhau và cha mẹ biết thêm nhiều điều về cách học tập thú vị của của các con.

Những mẩu chuyện dưới đây hé lộ những điều thú vị về quá trình cả nhà cùng học lập trình thời “ở nhà chống dịch” trong buổi học đầu tiên tại Trại hè Coding Bootcamp 2020 vừa qua.

Học lập trình hay bất kì môn khoa học nào cũng cần có sự tư duy, quan sát và đưa ra phương hướng giải quyết.

Trong bài học lập trình trò chơi đầu tiên “Cá nướng của Miu đâu rồi?”, thầy giáo đặt câu hỏi về sự tương tác giữa các nhân vật. Sự khác biệt trong cách hai cha con nhìn nhận trò chơi khiến anh Thức cảm thấy vô cùng thú vị.

Trẻ em và người lớn có những cách suy nghĩ về cuộc sống khác nhau. Thực chất không có cách suy nghĩ nào là sai cả. Thay vì áp đặt cách suy nghĩ của mình lên con, cha mẹ hãy vui vẻ cùng con tìm hiểu vấn đề qua nhiều lăng kính khác nhau để cùng tìm ra cách giải quyết.

. . .

Học lập trình luôn đi kèm với việc bị gặp lỗi (bug). Lẽ dĩ nhiên, sửa lỗi (fix bug) cũng là một quá trình tốn rất nhiều thời gian.

Là bố mẹ, nhìn các con học tới khuya ai cũng thấy thương và lo lắng rằng các lỗi khó có làm con nhụt chí và mất hứng thú với trại hè. Tuy nhiên, điều này lại không thể nào ngăn các bạn nhỏ quyết tâm ngồi hàng giờ để sửa lỗi tới cùng.

Sau một buổi tối ngồi mò mẫm tự tìm cách giải, các con đã hoàn thành trò chơi của mình. Nhìn các con vui vẻ khoe về thành tích của mình, bố mẹ trong lòng cũng tự hào và vui không kém. Thế mới thấy, một khi đã có đam mê, các bạn nhỏ còn có khả năng kiên trì hơn cả người lớn đến bất ngờ.

. . .

Mặc dù đề bài thầy ra chỉ là hoàn thiện trò chơi “Cá nướng của Miu đâu rồi?”, giúp Miu vượt khỏi mê cung và tìm thấy Cá nướng. Nhưng các bạn nhỏ đã dùng trí tưởng tượng phong phú của mình để nghĩ ra cách nâng cấp trò chơi và thêm những yếu tố li kì hấp dẫn mới. Có những phiên bản nâng cấp khiến cha mẹ phải bật cười vì sự sáng tạo đầy hóm hỉnh của các con.

. . .

Trẻ em là độ tuổi muốn kết bạn và luôn dễ dàng để làm quen bạn mới. Đặc biệt, các con muốn cùng bạn bè được trải nghiệm và vượt qua thử thách, với các con, học lập trình một mình không thú vị bằng có bạn bè và gia đình cùng học.

Sau buổi học đầu tiên, con trai của anh Thuận đã mời được anh họ cùng học chung và hướng dẫn cho anh học các thao tác trên nền tảng Scratch. Anh họ của bé cũng rất hứng thú và quan tâm đến chương trình. Bên cạnh đó, bé cũng có đọc bình luận của các thầy cô và bạn bè để hoàn thiện sản phẩm của mình sau khi nộp bài.

. . .

Với trại hè Coding Bootcamp 2020, STEAM for Vietnam mong muốn được tạo ra một sân chơi bổ ích dành cho cả gia đình. Khoảng thời gian cha mẹ và con cùng nhau “Tò mò — Thử nghiệm — Thất bại — Thử nghiệm lại” sẽ tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ gắn bó các thành viên trong gia đình với nhau.

Bên cạnh đó, STEAM for Vietnam cũng hy vọng cha mẹ cảm nhận được vai trò quan trọng của mình trong hành trình học của con. Đó không phải là cho con học và làm theo thầy một cách thụ động. Cha mẹ nên là một người “bạn đồng hành” của con trong các bài học: tham gia thảo luận bài học và lắng nghe để hiểu cách con tư duy. Từ đó, cha mẹ có thể gợi mở những góc nhìn mới để kích thích trí tò mò và khả năng sáng tạo của con.

— — —

Link đăng ký Trại hè 2021: https://tinyurl.com/SummerRegBlog
Hạn đăng kí: 20/06/2021

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

📺YouTube: www.youtube.com/c/STEAMforVietnam

🌐Zalo: Zalo Official

Bài viết: Linh Nguyen
Thiết kế: Ban Mai Tran
Chân thành cảm ơn các quý phụ huynh đã chia sẻ hình ảnh và câu chuyện với STEAM for Vietnam.

Chuyên mục
Khoá học Trại hè Lập trình 2020 Về Chúng tôi

Báo chí nói gì về STEAM for Vietnam

STEAM for Vietnam vinh dự nhận được sự quan tâm của cộng đồng, sự ưu ái của các quý phụ huynh và học sinh, và đặc biệt là của cả các đơn vị báo chí trong nước.

Hãy cũng tìm hiểu thêm xem báo chí nói gì về STEAM for Vietnam chúng mình nhé!

Đồng hành với STEAM for Vietnam là sự ủng hộ từ rất nhiều đơn vị báo chí trong và ngoài nước. Xin cảm ơn các quý báo đã đưa tin về chương trình, cùng chung tay lan toả sứ mệnh mang giáo dục STEAM chất lượng cao cho người Việt hoàn toàn miễn phí cùng STEAM for Vietnam.

Mọi quan tâm, thắc mắc liên quan tới các lớp học của STEAM for Vietnam xin liên hệ: hello@steamforvietnam.org

— — –

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

📺YouTube: www.youtube.com/c/STEAMforVietnam

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Khoá học Trại hè Lập trình 2020

Live Update: Hành trình Trại hè Lập trình 2020

[Thông tin cập nhật lúc 19h39 ngày 18.8.2020]

Thông Báo Lịch Học từ STEAM for Vietnam

Do lỗi kỹ thuật, STEAM for Vietnam đã gửi thông báo học hôm nay (thứ Ba 18/08) cho các phụ huynh. Đội ngũ BTC xin đính chính, lịch học đúng của STEAM for Vietnam là 19h30–21h30 tối Thứ Tư và 9h30–11h30 sáng Chủ Nhật (theo giờ Việt Nam).

STEAM for Vietnam xin gửi lời xin lỗi đến toàn thể quý phụ huynh vì sự nhầm lẫn này. Hy vọng các bậc phụ huynh có thể thông cảm. Hẹn gặp lại các phụ huynh và các con trong buổi học vào 19h30–21h30 tối Thứ Tư (19/08).

[Thông tin cập nhật lúc 07h ngày 15.8.2020]

STEAM for Vietnam đã gửi toàn bộ email liên quan đến các tài liệu học tập cho buổi học đầu tiên của Coding Bootcamp 2020 đến tất cả các phụ huynh đã xác nhận cho con tham gia trại hè. Quý phụ huynh vui lòng kiểm tra email để chuẩn bị cho con em mình sẵn sàng trước giờ học.

STEAM for Vietnam xin đính chính lại thông tin về hệ thống học cho các bé. Hệ thống học sẽ là STEAM for Vietnam LMS (Learning Management System), không phải là trên website của Open edX. Các bài giảng trực tuyến sẽ được cập nhật trên trang STEAM for Vietnam LMS. Nếu học sinh không thể tham gia học live thì phụ huynh có thể mở cho cháu xem lại bài giảng trên đó. Chú ý: Nội dung các bài học là liên tiếp (không thay thế) và các con cần tham gia ít nhất một buổi học livestream mỗi tuần để đủ điều kiện tốt nghiệp Trại hè.

👉 Mọi thắc mắc mong quý phụ huynh hãy liên lạc để trao đổi, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất khi có thể.

— — — — —

[Thông tin cập nhật lúc 10h ngày 14.8.2020]

Vào hai ngày vừa qua, STEAM for Vietnam đã gửi email xác nhận các bé được tham gia Trại hè Lập trình 2020.

Để thuận lợi cho BTC có thể sắp xếp và tạo tài khoản học cho các cháu vào sáng Chủ nhật tuần này, 16/8/2020, quý phụ huynh vui lòng Xác nhận tham gia khóa học trước 23:59 giờ tối thứ Sáu, 14/8/2020 (giờ Việt Nam) theo địa chỉ STEAM for Vietnam đã gửi kèm trong email.

Nếu quý phụ huynh không xác nhận trước thời hạn nêu trên, BTC sẽ không thể tạo tài khoản và các cháu sẽ không thể tham gia Trại hè để học cùng các thầy cô và các bạn!

Đừng quên thêm email ttnv@steamforvietnam.org vào contact list để nhận được các thông tin về khoá học cũng như tránh tình trạng mail bị vào spam nhé!

— — — — —

[Thông tin cập nhật lúc 19h ngày 12.8.2020]

*Các cột mốc thời gian được nhắc đến trong bài là áp dụng theo giờ Việt Nam.

Vào 23:59 ngày 11.8.2020, STEAM for Vietnam đã chính thức ngừng nhận đơn đăng ký Trại hè Lập trình 2020.

Trong vòng 11 ngày mở đơn, STEAM for Vietnam rất vui khi đã nhận được gần 7.000 đơn đăng ký đến từ 63 tỉnh thành, 46 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đội ngũ STEAM for Vietnam sẽ không nhận được con số ấn tượng này nếu không nhờ vào sự ủng hộ, lan tỏa từ các bậc phụ huynh và các em học sinh trên toàn quốc.

Trong suốt thời gian qua, STEAM for Vietnam rất vinh hạnh khi nhận được sự quan tâm từ VTV1, VnExpress, American Center — U.S. Embassy, doimoisangtao.vn, Công Nghệ & Đời sống, TheLEADER, Thời Báo Ngân Hàng, Thời báo Tài chính, Báo Công Thương, cùng những bậc phụ huynh đang làm cha mẹ và quan tâm đến việc giáo dục con cái.

STEAM for Vietnam xin thông báo, buổi học đầu tiên của Coding Bootcamp — Trại hè Lập trình 2020 sẽ diễn ra vào 9:30 giờ sáng Chủ nhật, ngày 16 tháng 8 năm 2020.

Kết quả chính thức về khóa học đã được gửi đi cho quý phụ huynh từ hòm thư ttnv@steamforvietnam.org trong hôm nay, ngày 12/8/2020. Phụ huynh vui lòng kiểm tra email từ địa chỉ trên của STEAM for Vietnam và xác nhận tham gia khoá học trước 23:59 giờ tối thứ Sáu, 14/8/2020 để đội ngũ chúng tôi có thể gửi thông tin về Trại hè sớm nhất có thể. Mọi thắc mắc xin quý vị nhanh chóng gửi về địa chỉ email trên của STEAM for Vietnam.

Lịch học sẽ diễn ra vào 19:30 – 21:30 mỗi tối thứ Tư và 9:30 – 11:30 mỗi sáng Chủ nhật hàng tuần, đến ngày 27.9.2020.

Chuyên mục
Khám phá Vui cùng STEAM

Học Lập Trình là Phải Trở Thành Lập Trình Viên?

Trong một bài phỏng vấn ở Pháp vào năm 2017, vị CEO từng chia sẻ rằng: “Nếu tôi là một cậu bé học sinh mười tuổi người Pháp, thay vì chọn học tiếng Anh, tôi sẽ chọn học ngôn ngữ lập trình. Không phải tôi đang nói rằng chúng ta không cần học tiếng Anh, nhưng ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ duy nhất mà chúng ta có thể dùng để giao tiếp với 7 tỉ người trên trái đất này. Đó là thứ ngôn ngữ tuyệt vời mà bạn có thể thỏa sức sáng tạo cùng những thuật toán.”

Việc tiếp cận với ngôn ngữ lập trình từ sớm cũng quan trọng như việc cho các em làm quen với ngôn ngữ Anh vậy. Trẻ em học ngoại ngữ từ sớm không hẳn vì để sau này trở thành thông dịch viên, mà còn để vận dụng vào rất nhiều công việc khác. Học lập trình cũng vậy. Không nhất thiết học lập trình là sau này phải trở thành lập trình viên. Đây chính là thứ ngôn ngữ kích thích sự phát triển toàn diện ở trẻ. Việc học lập trình từ sớm sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các em, giúp các em phát triển toàn diện.

Lập trình giúp các em luyện tư duy logic.

Với mỗi câu lệnh IF-THEN (Nếu như — Thì), các em sẽ rèn luyện được cách tư duy nguyên nhân — kết quả, tự mình chia nhỏ vấn đề, đưa ra các giải pháp và kiểm nghiệm tính khả thi của giải pháp đó.

Source: teachstarter

Lập trình giúp nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của các em.

Có rất nhiều cách để giải quyết một bài toán, lập trình giúp các em suy nghĩ vấn đề từ nhiều chiều, và đưa ra nhiều cách để thiết lập và thử nghiệm ý tưởng mới. Ngoài ra, học lập trình cũng như là học một ngôn ngữ mới. Mà khi học bất cứ một ngôn ngữ nào, chúng ta thường dùng nó để thể hiện suy nghĩ của bản thân. Học lập trình chính là quá trình để các em tự thể hiện bản thân qua các ý tưởng mới. Giờ đây, các em không chỉ đơn giản sử dụng công nghệ, mà thậm chí còn có cơ hội tạo ra công nghệ cho chính mình.

Source: Natalie Matthews-Ramo

Học lập trình là cả quá trình rèn luyện tính kiên nhẫn.

Học lập trình sẽ là cơ hội để các em hiểu phần nào cách mà các trò chơi như Candy Crush hay Flabby Bird được thiết kế và tạo lập. Nhưng hiểu thôi chưa đủ, để học và tạo nên những chương trình của chính mình, các em cần có sự kiền trì, sẵn sàng thử nghiệm và tự kiểm nghiệm quá trình đó để đi được đến kết quả tốt nhất. Tính kiên nhẫn của các em sẽ luôn bị thử thách khi phải tự mình xây dựng trò chơi/dự án, thay đổi màu sắc hay tính năng của các nhân vật trong trò chơi, chạy thử chương trình và tìm ra lỗi để chỉnh sửa, vv…

Source: STEAM for Vietnam

Lập trình là quá trình học và ứng dụng ngôn ngữ của máy tính. Ngôn ngữ lập trình không khô khan như chúng ta vẫn nghĩ. Và có lẽ, với một cách giảng dạy đổi mới và đúng cách, việc học ngôn ngữ lập trình đối với các em học sinh, cũng sẽ thú vị như mỗi ngày đến trung tâm anh ngữ trò chuyện cũng thầy cô bản ngữ “Hi! How are you! My name is ____.”

Và dù là ngôn ngữ Anh hay ngôn ngữ lập trình, thì chắc chắn một điều là cả hai đều sẽ giúp các em hội nhập với thế giới số của kỉ nguyên 4.0!

STEAM for Vietnam sẽ tổ chức Coding Bootcamp 2020 theo hình thức Live MOOC đầu tiên ở Việt Nam vào mùa hè năm nay, tập trung vào chương trình dạy Lập trình Máy tính cho các em học sinh. Học sinh ở bất cứ độ tuổi và trình độ nào cũng có thể tham gia chương trình này. Tuy nhiên chương trình được thiết kế phù hợp nhất với các bạn nhỏ ở lứa tuổi cấp Hai.

Theo dõi thông tin trên STEAM for Vietnam để cùng cập nhật những cập nhật mới nhất về Coding Bootcamp 2020: https://www.facebook.com/steamforvietnam.org

Chuyên mục
Khám phá Scratch Blog

Bản Sao Trong Scratch

Bản Sao Là Gì?

Nếu bạn nhỏ nào yêu thích phim hoạt hình Naruto thì chắc chắn sẽ không còn xa lạ với thuật phân thân. Đây một phép thuật mà Naruto rất hay sử dụng. Phép thuật này giúp Naruto tạo ra nhiều bản sao giống hệt mình. Các bản sao này sẽ làm các việc mà Naruto yêu cầu và sẽ biến mất khi thực hiện xong.

Cách bản sao hoạt động trong Scratch giống hệt như thuật phân thân của Naruto. Chúng ta cần một nhân vật chính. Nhân vật này sẽ được lập trình để tạo ra các bản sao. Tiếp theo, ta sẽ lập trình cho các bản sao hoạt động thay cho bản chính. Khi các bản sao đã hoàn thành nhiệm vụ, chúng ta sẽ xóa chúng đi.

Khi Nào Thì Có Thể Sử Dụng Bản Sao?

Khi chúng ta muốn nhiều nhân vật làm các hành động tương tự nhau thì ta có thể sử dụng bản sao để tránh phải tạo nhiều nhân vật và lập trình lặp đi lặp lại.

Hướng Dẫn Lập Trình Để Bản Chính Sinh Ra Các Bản Sao

Trong bài viết này, nhân vật sẽ được hiểu là bản chính. Các bản sao là từ nhân vật (bản chính) sinh ra.

Câu lệnh “tạo bản sao của bản thân tôi” thuộc mục Điều khiển sẽ giúp tạo một bản sao. Nếu chúng ta muốn tạo ra nhiều bản sao, hãy cho câu lệnh này vào bên trong một câu lệnh lặp. Các bạn có thể sử dụng “Lặp lại ….” khi bạn biết chính xác số bản sao mà bạn muốn sinh ra. Nếu không rõ số lượng bản sao muốn sinh ra, hãy dùng vòng lặp “Liên tục” và kết hợp thêm câu lệnh “Đợi” để các bản sao không sinh ra quá nhanh.

Dưới đây là ví dụ phần lập trình cho nhân vật (bản chính) tạo ra các bản sao.

Bản Sao Trong Scratch

Hướng Dẫn Lập Trình Cho Bản Sao

Sự kiện duy nhất chúng ta có thể sử dụng cho bản sao là “khi tôi bắt đầu là một bản sao”. Chỉ duy nhất những câu lệnh nối bên dưới sự kiện này mới được áp dụng cho bản sao. Tất cả các câu lệnh bên dưới các sự kiện khác sẽ được áp dụng cho bản chính.

Bản Sao Scratch

Ngoại trừ sự khác biệt trong cách sử dụng câu lệnh Sự kiện, tất cả các câu lệnh khác đều có thể áp dụng cho bản sao. Bên dưới Sự kiện “khi tôi bắt đầu là một bản sao” chúng ta có thể lập trình cho bản sao chuyển động, kiểm tra chạm hoặc bất cứ việc gì chúng ta muốn. Những câu lệnh này sẽ được áp dụng cho toàn bộ các bản sao được sinh ra.

Có thể sử dụng nhiều Sự kiện “khi tôi bắt đầu là một bản sao” để nhiều đoạn chương trình dành cho bản sao chạy song song với nhau.

Sau khi bản sao thực hiện xong nhiệm vụ của mình, chúng ta cần xóa chúng đi. Câu lệnh “xóa bản sao này” giúp xóa một bản sao. Trong một chương trình, nếu chúng ta sinh ra quá nhiều bản sao mà không xóa chúng đi (sau khi chúng đã hoàn thành nhiệm vụ) thì chương trình sẽ dễ bị lag do phải xử lý quá nhiều nhân vật.

Bản Sao Trong Scratch

Dưới đây là một ví dụ về phần lập trình cho bản sao. Mỗi khi bản sao được sinh ra, chúng sẽ xuất hiện ở một vị trí bất kỳ phía trên của sân khấu. Sau đó chúng sẽ rơi xuống từ từ. Khi nào chạm đáy màn hình bên dưới thì chúng sẽ bị xoá đi (biến mất).

Lưu Ý Khi Sử Dụng Bản Sao

  • Chúng ta không lập trình cho bản chính hoạt động mà chỉ lập trình cho chúng sinh ra các bản sao. Vì vậy bản chính sẽ đứng yên trên sân khấu. Chúng ta có thể ẩn bản chính để không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của chương trình.
  • Khi ẩn bản chính, các bản sao cũng sẽ thừa kế tính chất này của bản chính. Vì vậy bản sao cũng bị ẩn. Để bản sao hiện, chúng ta cần thêm câu lệnh “Hiện” phía dưới sự kiện “khi tôi bắt đầu là một bản sao”.

Trích nguồn: Clone Trong Scratch

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Khám phá Khoá học Phần mềm STEAMese Trại hè Lập trình 2020

Hướng dẫn cài đặt lại mật khẩu trên STEAM for Vietnam LMS

1.Ấn vào chữ “Sign in” (Đăng nhập) ở góc trên cùng bên phải của màn hình.

Image for post

Cửa sổ thông tin đăng nhập hiện ra. Ấn vào nút “Need help logging in” (Cần trợ giúp).​

2.Cửa sổ mới hiện ra, học sinh điền vào ô “Email” (Địa chỉ email) đã được sử dụng để đăng ký tài khoản ban đầu. Ấn nút “Recover my password” (Đặt lại mật khẩu của tôi)

Image for post

3.Kiểm tra hòm thư đã được sử dụng để đăng ký tài khoản.

Image for post

Một email về việc đặt lại mật khẩu đã được gửi tới đó từ địa chỉ email learn@steamforvietnam.org.​​ Ấn vào ​ “Change my Password” (Thay đổi mật khẩu của tôi) để cài đặt lại mật khẩu (như đánh dấu trong hình minh họa bên dưới).

Image for post

4.Đặt lại mật khẩu mới và xác nhận mật khẩu mới. Ấn nút “Reset my password” (Thay đổi mật khẩu của tôi) để hoàn tất việc đổi mật khẩu mới cho tài khoản trên STEAM for Vietnam LMS.​

Image for post

5.Đăng nhập lại vào trang web STEAM for Vietnam LMS với Tên tài khoản và Mật khẩu​ mới vừa đổi.

Image for post

— — — — —

Quý vị phụ huynh vui lòng thường xuyên theo dõi email cá nhân và các phương tiện thông tin của STEAM for Vietnam để cập nhật thông tin mới nhất về Trại hè Lập trình Miễn phí 2020, bao gồm:

Chuyên mục
Các kiến thức về sử dụng Tài khoản Scratch Khám phá Scratch Blog

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Cách chia sẻ trò chơi khi đang ở trong giao diện của một dự án

Bước 1:

Đặt tên cho trò chơi ở ô được đánh dấu số 

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Bước 2:

Ấn nút “Chia sẻ” ở ô được đánh dấu số 2 để chia sẻ trò chơi công khai. Sau đó, một cửa sổ mới hiện ra thông báo rằng các con đã chia sẻ thành công trò chơi của mình. Hãy lựa chọn nút “Sao chép liên kết” ở góc cuối cùng bên phải màn hình để sao chép đường link dẫn tới trò chơi.

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Cách chia sẻ các trò chơi đã được tạo ra từ trước đó và đang được lưu giữ trong tài khoản của con

Bước 1:

Đăng nhập vào tài khoản học tập trên trang web Scratch

a. Ấn vào chữ “Đăng nhập” ở góc trên cùng bên phải của màn hình. Cửa sổ thông tin đăng nhập hiện ra. Các con điền “Tên tài khoản” và “Mật khẩu”.

b. Ấn vào chữ “Đăng nhập” ở dưới cùng của cửa sổ đăng nhập, hệ thống sẽ dẫn đến giao diện chính của trang web Scratch

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Bước 2:

Từ giao diện chính của trang web Scratch, học sinh có thể lựa chọn làm theo 2 cách để dẫn tới các trò chơi con đang lưu trên hệ thống:

Cách 1: 

Ấn vào biểu tượng hình thư mục ở trên cùng của thanh công cụ, cạnh biểu tượng hòm thư (được đánh dấu số 1 ở trong hình ảnh minh họa).

Cách 2: 

Ấn vào biểu tượng mũi tên đang chỉ xuống bên cạnh Tên tài khoản (được đánh dấu số 2 ở trong hình ảnh minh họa). Một cửa sổ thông tin sẽ hiện ra, con chọn “Chương trình của tôi”.

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Bước 3:

Cửa sổ thông tin về các trò chơi con đang có sẽ hiện ra. Di chuột đến vị trí trò chơi con muốn chia sẻ và ấn vào hình ảnh của trò chơi hay tên của trò chơi (như được đánh dấu trên hình minh họa)

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

Bước 4:

Ấn nút “Chia sẻ” để chia sẻ trò chơi công khai. Sau đó, một cửa sổ mới hiện ra thông báo rằng các con đã chia sẻ thành công trò chơi của mình. Hãy lựa chọn nút “Sao chép liên kết” ở góc cuối cùng bên phải màn hình để sao chép đường link dẫn tới trò chơi.

Hướng dẫn chia sẻ Trò chơi (Project) công khai trên Scratch

— — — — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Các kiến thức về sử dụng Tài khoản Scratch Khám phá Khoá học Scratch Blog Trại hè Lập trình 2020

Hướng dẫn chuyển đổi ngôn ngữ trên Scratch

1.Đăng nhập vào tài khoản học tập trên trang web Scratch

a. Bước 1: Ấn vào chữ “Sign in” (Đăng nhập) ở góc trên cùng bên phải của màn hình.

b. Bước 2 & 3: Cửa sổ thông tin đăng nhập hiện ra. Các con điền “Username” (Tên đăng nhập) và “Password” (Mật khẩu)

c. Bước 4: Ấn vào chữ “Sign in” (Đăng nhập) ở dưới cùng của cửa sổ đăng nhập, hệ thống sẽ dẫn đến giao diện chính của trang web Scratch

2.Chuyển đổi ngôn ngữ trong Scratch:

a. Từ giao diện chính của trang web Scratch, chọn “Create” (Khởi tạo)

b. Chọn icon (biểu tượng) hình Trái đất ở góc trên cùng bên trái màn hình. Khi đó, một danh sách các ngôn ngữ sẽ được hiện ra. Các con kéo con trỏ chuột xuống gần cuối và chọn “Tiếng Việt” (hoặc một ngôn ngữ khác)

Như vậy là chúng ta đã có giao diện màn hình của Scratch bằng tiếng Việt và sẵn sàng cho các buổi học cùng STEAM for Vietnam rồi!

— — — — —

Quý vị phụ huynh vui lòng thường xuyên theo dõi email cá nhân và các phương tiện thông tin của STEAM for Vietnam để cập nhật thông tin mới nhất về Trại hè Lập trình Miễn phí 2020, bao gồm: