Khi đó, áp lực càng đè nặng lên vai giáo viên vào mùa kiểm tra. Xấp bài chồng chất kèm những thủ tục nhập điểm, nhận xét rườm rà và tốn nhiều thời gian khiến việc cải thiện phương pháp dạy học, và hỗ trợ cho từng học sinh gần như là không thể.
Tuy vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ Generative AI, giáo dục truyền thống đang dần chuyển mình để nhường sân cho một phương pháp mới của nền giáo dục hiện đại: giáo dục cá nhân hoá. Giáo dục cá nhân nhân hoá là phương pháp hoàn toàn khác biệt so với các lớp học truyền thống.
Trong đó, quá trình học tập được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng học sinh. Để có thể triển khai được giáo dục cá nhân hoá, các công việc lặp đi lặp lại, tốn nhiều thời gian và công sức, như chấm điểm và tạo báo cáo tình hình học tập của học sinh sau từng học kỳ, từng năm học, cần được tự động hoá.
Ngày nay, với sự phát triển của các nền tảng công nghệ, đặc biệt là các công cụ AI, giáo viên đã có trợ thủ đắc lực để giải quyết các công việc lặp đi lặp lại này. Vậy những công cụ ấy là gì?
Các công cụ hỗ trợ chấm bài:
1. TNMaker
TNMaker là một phần mềm hỗ trợ chấm thi trắc nghiệm trên điện thoại sử dụng AI đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều điểm trường ở Việt Nam. Chỉ với một lần chụp, AI sẽ nhận diện được mã đề, đánh giá câu trả lời của từng thí sinh (đúng hoặc sai) theo đáp án đã được cập nhật trên hệ thống và tổng hợp thành 1 file thống kê như mong muốn.
Công cụ này giúp giáo viên tiết kiệm được khối thời gian làm các thủ tục truyền thống như sắp xếp các bài kiểm tra theo mã đề, đục lỗ bài kiểm tra hay nhập điểm của từng học sinh lên excel như trước đây.
Công cụ Gradescope AI giúp giáo viên tiết kiệm thời gian đánh giá chất lượng giảng dạy của mình bằng hình thức hỗ trợ chấm bài đa dạng. Không chỉ có khả năng chấm điểm các bài trắc nghiệm theo quy trình tương tự như TNMaker, Gradescope còn hỗ trợ nhận diện đáp án từ những bài thi giấy hoặc code.
Đối với các bài kiểm tra hoặc bài tập tự luận trên giấy, công nghệ AI của Gradescope sẽ nhận dạng chữ viết của thí sinh, phân loại và đánh giá theo khung điểm đã cho. Giờ đây, giáo viên chỉ cần chấm thủ công trong trường hợp máy không nhận diện được hoặc đáp án quá khác biệt so với mẫu.
Không chỉ dừng lại ở đó, Gradescope sẽ tổng hợp và đưa ra những thống kê liên quan đến kết quả của cả lớp cho giáo viên và trực tiếp cập nhật lên các hệ thống báo điểm.
ChatGPT hẳn không còn là một cụm từ quá xa lạ khi nhắc về Generative AI. Với sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của phần mềm này trong thời gian vừa qua, ChatGPT dần trở thành một cánh tay đắc lực hỗ trợ các thầy cô chấm cái bài luận trên toàn thế giới, đặc biệt là những dạng đề theo một cấu trúc cụ thể.
Một số lưu ý khi sử dụng ChatGPT dành cho giáo viên:
ChatGPT không nắm được những thông tin liên quan đến học sinh của bạn: Dù đây là một khía cạnh tích cực nó sẽ cho một kết quả khách quan nhất, nhưng AI thường không cân nhắc những trường hợp ngoại lệ hay yếu tố bên ngoài như khả năng tiếp thu, hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập của học sinh,… Chính vì thế các thầy cô cần cho ChatGPT biết về tình hình học sinh trong lớp, tuy nhiên cũng cần chú ý về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân của học sinh.
Giá trị vẫn nằm trong tay bạn: Có thể công cụ này giúp một hay nhiều phần trong quá trình chấm bài nhưng cũng như những loại mệnh lệnh khác, nó không hoàn hảo. Học sinh sẽ luôn mong đợi các thầy cô của mình có thể đưa ra lời nhận xét trực tiếp hoặc sử dụng nó để cải cải thiện giáo án, lời khuyên cho phương pháp học,…
Vậy, làm cách nào để hỏi ChatGPT một cách hiệu quả? Dưới đây là một số câu hỏi mẫu mà thầy cô có thể tham khảo theo thứ tự lần lượt:
Bạn là một giáo viên THCS. Học sinh của bạn đang học khối 7 và nhiệm vụ của bạn là chấm điểm bài văn tự sự dưới đây trên thang điểm 10.
(Yếu tố nên có: Khối lớp, loại đề, thang điểm/phương thức chấm điểm)
Dưới đây là khung điểm cho dạng bài này. Cho tôi điểm và nhận xét cụ thể theo từng phần.
(Yếu tố nên có: khung điểm chi tiết với điểm thành phần tương ứng)
Đề bài này ưu tiên ý tưởng và cách diễn đạt hơn là cấu trúc. Đánh giá bài văn này của học sinh theo hướng ưu tiên đó.
(Yếu tố nên có: thứ tự ưu tiên của các yếu tố trong đáp án theo mục tiêu bài học)
Nếu bài văn được đánh giá dưới 4 điểm, gợi ý cho tôi một đoạn văn nhỏ đề xuất hướng cải thiện cho học sinh.
(Yếu tố nên có: hướng giải quyết cho các học sinh dưới điểm)
Những lưu ý khi sử dụng các công cụ chấm bài bằng Generative AI
Yếu tố về bảo mật thông tin cần được đặt lên hàng đầu khi sử dụng các công cụ Generative AI cho việc chấm bài, tạo báo cáo kết quả học tập. Khi scan bài kiểm tra của học sinh, các thầy cô cần lưu ý bỏ đi các thông tin cá nhân của học sinh như tên, tuổi, giới tính, ngày tháng năm sinh. Khi thêm yếu tố thông tin của học sinh cho các công cụ Generative AI, nhằm mục đích nhận được kết quả tốt hơn, các thầy cô cũng cần cẩn trọng và chú ý về thông tin cá nhân của học sinh và của chính bản thân.
Ngoàira cũng cần lưu ý kiểm tra lại những kết quả trả về từ các công cụ Generative AI, đảm bảo tính khách quan và chính xác. Các công cụ Generative AI được huấn luyện bởi một bộ dữ liệu nhất định nên những yếu tố về thiếu tính khách quan, thông tin sai lệch là không tránh khỏi.
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Trong thời đại 4.0, Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống. Từ gợi ý bài hát kế tiếp đến điều khiển trợ lý ảo trên điện thoại thông minh, các hệ thống AI đã nâng cao cách chúng ta tương tác với các thiết bị công nghệ.
Cuối năm 2022, sự ra đời của Generative AI đã thay đổi ngành công nghệ một cách nhanh chóng và vượt trội. Đây là một phân nhánh sáng tạo của AI, có thể trình bày nội dung và kiến thức thông qua các hình thức khác nhau.
Bài viết này của STEAM for Vietnam đơn giản hoá AI và Generative AI, giúp những khái niệm này dễ tiếp cận hơn. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được sự khác nhau của AI và Generative AI để ứng dụng trong các vấn đề khác nhau của cuộc sống.
Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) là gì?
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một nhánh của Khoa học Máy tính và chuyên mô phỏng lại trí tuệ của con người. AI giúp giải quyết các vấn đề nhận thức như học tập, sáng tạo và nhận diện hình ảnh. Từ đó, Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong thu thập và phân tích đã dữ liệu từ nguồn khác nhau như cảm biến thông minh, nội dung do con người tạo ra, công cụ giám sát, và nhật ký hệ thống.
Mục tiêu chính của AI là phát triển hệ thống tự học và tìm ra ý nghĩa từ lượng dữ liệu khổng lồ. Sau đó, AI áp dụng những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề mới một cách hiệu quả, tương tự như cách con người xử lý thông tin.
Trí tuệ nhân tạo xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong cuộc sống. Trong lĩnh vực giải trí, AI giúp các nền tảng như Netflix hoặc Youtube gợi ý bộ phim kế tiếp dựa trên thói quen và lịch sử của người dùng. Trong lĩnh vực bán lẻ, AI phân tích hành vi mua hàng để gợi ý sản phẩm phù hợp, từ đó nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Không chỉ vậy, trợ lý ảo như Siri của Apple hay Google Assistant sử dụng AI để hiểu và phản hồi các câu hỏi của bạn, từ việc thiết lập lịch trình cho đến kiểm tra thông tin thời tiết hoặc tin tức.
AI còn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế. Các thuật toán AI có khả năng phân tích hàng ngàn hình ảnh chụp X-quang hoặc MRI để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác hơn.
Ngoài ra, trong lĩnh vực tự động hóa, các robot thông minh được trang bị AI giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng năng suất lao động mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Các ứng dụng này, cùng với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ AI, không chỉ cải thiện hiệu quả công việc mà còn mang lại những tiện ích không thể phủ nhận cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Khám phá Generative AI
Generative AI là một nhánh của Trí tuệ nhân tạo, nơi AI không chỉ đơn thuần phân tích dữ liệu mà còn có khả năng tạo ra nội dung mới và sáng tạo. Khác biệt so với các hệ thống AI truyền thống, Generative AI sử dụng các mô hình học sâu (deep learning) để “học” từ một lượng lớn dữ liệu – từ văn bản, hình ảnh, âm thanh đến video, và từ đó tạo ra nội dung mới mà không cần sự can thiệp trực tiếp từ con người.
Một trong những ứng dụng phổ biến của Generative AI là trong lĩnh vực văn học và báo chí, nơi nó có thể tự động soạn thảo các bài báo hoặc câu chuyện ngắn dựa trên các xu hướng và thông tin hiện có.
Trong lĩnh vực âm nhạc, các mô hình Generative AI có thể phân tích những bản nhạc, học hỏi phong cách và các cấu trúc của các câu nhạc, sau đó sáng tác các bản nhạc mới. Đối với mỹ thuật, Generative AI đã được sử dụng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật số, thậm chí tái tạo phong cách của các họa sĩ nổi tiếng.
Cách thức hoạt động của Generative AI tương tự như quá trình học tập và nghiên cứu. Đầu tiên, Generative AI tiếp nhận và xử lý thông tin từ các dữ liệu đã được “dạy” rồi sử dụng kiến thức này để tạo ra các sản phẩm mới.
Một ví dụ cụ thể là hệ thống GPT (Generative Pre-trained Transformer), được sử dụng để tạo ra văn bản. Sau khi được huấn luyện trên một kho dữ liệu văn bản lớn, GPT có thể tạo ra các đoạn văn có cấu trúc và ngữ nghĩa chính xác, phục vụ nhiều mục đích khác nhau của con người.
Đặc biệt là phiên bản mới nhất GPT-4o có khả năng hiểu và tạo ra văn bản phức tạp hơn và tích hợp các tính năng đa nhiệm. Điều này cho phép nó thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc với độ chính xác cao. Không chỉ dừng lại ở văn bản, GPT-4o còn có khả năng tự chụp ảnh trực tiếp, minh họa và tạo ra hình ảnh, mở rộng phạm vi ứng dụng của Generative AI trong việc hỗ trợ và nâng cao nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
Từ những tính năng trên, chúng ta có thể thấy Generative AI đang mở ra những cánh cửa mới cho sự sáng tạo không giới hạn, đồng thời cũng đặt ra các vấn đề liên quan đến đạo đức lẫn sự công bằng.
Lợi ích của AI và Generative AI
AI và Generative AI đem lại nhiều lợi ích đa dạng, đóng góp vào sự tiến bộ của nhiều ngành nghề khác nhau.
Trong lĩnh vực y tế, AI đã trở thành công cụ không thể thiếu giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác. Sử dụng các thuật toán phức tạp, AI phân tích hình ảnh y tế và dữ liệu lâm sàng để phát hiện các dấu hiệu bệnh tật từ sớm, giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất, từ đó nâng cao tỷ lệ thành công của các can thiệp y tế.
Trong ngành tài chính, AI đã cách mạng hóa cách thức các ngân hàng và công ty bảo hiểm hoạt động. Công nghệ này giúp phát hiện và ngăn chặn gian lận thông qua việc phân tích hàng triệu giao dịch để xác định các mẫu hành vi bất thường. Nhờ đó, AI góp phần bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của khách hàng, đồng thời giúp các tổ chức tài chính giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Generative AI, một nhánh đặc biệt của Trí tuệ nhân tạo, đã đem lại nhiều cơ hội mới cho các ngành công nghiệp sáng tạo. Trong lĩnh vực nghệ thuật, công nghệ này cho phép các nghệ sĩ và nhà thiết kế khám phá ra các phong cách và ý tưởng mới mà không bị giới hạn bởi nguồn lực truyền thống hay thời gian. Nhờ vào khả năng tự động hóa quá trình sản xuất nội dung, Generative AI giải phóng tiềm năng sáng tạo để con người tập trung vào việc đổi mới và phát triển ý tưởng.
Bên cạnh đó, AI cũng đang làm thay đổi cách thức các doanh nghiệp vận hành bằng cách tối ưu hóa các quy trình, cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và hỗ trợ ra quyết định. Các hệ thống thông minh này phân tích dữ liệu thời gian thực để đưa ra các dự báo chính xác, từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược.
Nhìn chung, AI và Generative AI không chỉ là công nghệ của tương lai mà còn là chìa khóa để mở rộng khả năng hiện tại của con người, cải thiện chất lượng cuộc sống và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội.
Thấu hiểu sự cần thiết của việc tìm hiểu về tư duy máy tính và AI, vào mùa hè này, STEAM for Vietnam sẽ triển khai chương trình đào tạo Train the Trainer 2024, nối tiếp sự thành công của Train the Trainer 2023 để tiếp tục mang đến chuỗi hoạt động đào tạo giáo viên tiền phương nhằm nâng cao chuyên môn giảng dạy. Đặc biệt trong chương trình năm nay, các thầy cô không chỉ được tìm hiểu về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy vào giảng dạy với một ví dụ cụ thể là công cụ Scratch mà còn được tìm hiểu về AI – tương lai của giáo dục.
Train the Trainer 2024 tiếp tục nối tiếp Train the trainer 2023 mang đến một chương trình đào tạo giáo viên với các bài học về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy máy tính vào giảng dạy và đặc biệt là AI và các chuyên đề về dạy học.
Người viết: Nguyễn Tuấn Khang
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
STEAM for Vietnam kết hợp cùng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Scratch Foundation, Đại học Bách khoa Hà Nội cùng với Quỹ Hỗ trợ Đổi mới Giáo dục Phổ thông Việt Nam (VIGEF) tuyên bố hợp tác tổ chức chương trình Train the Trainers (Tuyển chọn và Đào tạo Giảng viên) năm 2024. Chủ đề của chương trình năm nay là “Tư duy Máy tính và Thiết kế Chương trình Giáo dục sử dụng Generative AI”.
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) thế hệ mới (Generative AI) đã có tác động đáng kể đến lĩnh vực giáo dục. Sự ra đời của Generative AI giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc thiết kế bài giảng, nghiên cứu. Giáo viên có thể thiết kế các lộ trình học tập phù hợp với đặc điểm, kết quả và phong cách học tập của từng học sinh trong các lớp học 30-40 em, chuyển đổi phương pháp giảng dạy “một khuôn cho tất cả (one-size-fits-all)” thành trải nghiệm phù hợp với phong cách học tập của từng học sinh.
Tại Việt Nam, theo bài nghiên cứu của Học viện Chính sách và Phát triển năm 2023 về Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục: “AI không thể thay thế hoàn toàn giảng viên. Giảng dạy không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức mà bỏ qua tầm quan trọng của yếu tố sáng tạo, cảm xúc xã hội và giảng viên là người quyết định thời điểm thích hợp để sử dụng các công cụ có hỗ trợ của AI.” Tuy nhiên, tại Việt Nam giáo viên vẫn chưa được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng các công cụ này.
Train the Trainer: AI Summer Camp (Chương trình trại hè về AI) là một phần trong chuỗi hoạt động dành cho giáo viên và giảng viên đại học nhằm giới thiệu về tư duy máy tính và ứng dụng của Generative AI trong giảng dạy. Chương trình cũng xây dựng một cộng đồng giáo dục đoàn kết với sứ mệnh nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam, tạo ra các cơ hội học tập bình đẳng và chất lượng cao cho tất cả học sinh trên khắp Việt Nam.
Khóa học bao gồm 12 bài giảng và sẽ được tổ chức trực tuyến vào các ngày Chủ nhật hàng tuần từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2024. Chương trình sẽ có sự hướng dẫn của các chuyên gia về AI. Hoạt động và bài học chính sẽ tập trung vào việc áp dụng các ứng dụng thực tế của AI vào giáo dục STEM. Sau khi hoàn thành khóa học, giáo viên có thể tạo ra các tài liệu học tập hấp dẫn, sinh động, cá nhân hóa chương trình giảng dạy cho từng học sinh và nhanh chóng phát triển các dự án với Generative AI.
Để biết thêm chi tiết và đăng ký tham gia chương trình Train the Trainer 2024 AI: Summer Camp, vui lòng truy cập: https://www.steamforvietnam.org/train-the-trainer. Thầy cô giáo quan tâm đến chương trình lưu ý hạn cuối nhận đơn ngày 10/6/2024.
Chương trình Train the Trainers 2024: AI Summer Camp hiện đã xuất hiện trên các mặt báo sau:
Trước đây, AI chỉ xuất hiện trong những mô hình giáo dục tiên tiến với chi phí cao, không phổ biến rộng rãi. Nhưng ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, hàng loạt công cụ AI miễn phí đã được ra đời, trở nên phù hợp và dễ dàng tiếp cận hơn.
Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu và khám phá tiềm năng từ kho tàng công cụ AI miễn phí, giúp bạn biến việc học và làm việc trở nên thú vị và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Các công cụ AI miễn phí dễ dàng tiếp cận với mọi người. Hình ảnh được hỗ trợ tạo bởi DALL-E 3 từ Microsoft Copilot.
Cá nhân hoá không gian làm việc
Các công cụ AI đem đến những đột phá khi thiết kế không gian làm việc, đáp ứng nhu cầu riêng biệt của mỗi cá nhân trong cuộc sống, học tập và công việc.
Đối với giáo dục, hệ thống AI có thể tự động điều chỉnh nội dung học tập dựa trên lịch sử tương tác, ngữ cảnh và sở thích của người học. Điều này giúp việc tiếp thu kiến thức trở nên hiệu quả hơn. Với khả năng phản hồi tức thì và cá nhân hóa cao, AI sẽ hỗ trợ người học nắm bắt thông tin tốt hơn, từ đó cải thiện kết quả học tập.
Đối với công việc trong cuộc sống, AI có khả năng tối ưu hóa không gian làm việc, giúp nâng cao hiệu quả công việc. Nhờ khả năng bao quát công việc với quy mô lớn và hiệu suất mạnh mẽ từ máy tính, AI là cố vấn tuyệt vời giúp người dùng hiểu rõ các tác vụ cần giải quyết. Từ đó, họ có thể tập trung tối đa vào công việc và hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Chẳng hạn như MathGPT, được phát triển bởi đội ngũ của Got It Inc., có thể đề xuấtlộ trình học tập thích ứng, phản hồi theo thời gian thực, và theo dõi tiến độ học tập cá nhân. Gia sư Toán AI với không gian học tập tương tác sẽ tạo ra sự hứng thú, giúp học sinh tiếp thu các khái niệm Toán nhanh chóng. Nó đồng thời giúp rèn luyện kỹ năng áp dụng từ cơ bản đến nâng cao.
Đánh giá kết quả, phản hồi, tăng hiệu suất làm việc
Với khả năng phân tích lượng dữ liệu lớn, các công cụ AI là trợ thủ đắc lực cho quá trình đánh giá và phản hồi kết quả để tăng năng suất làm việc. Không chỉ vậy, AI giúp người dùng thực hiện các công việc đơn giản, lặp đi lặp lại, để tiết kiệm thời gian trong những việc đơn giản.
Ngoài ra, các hệ thống đánh giá tự động giúp theo dõi hiệu suất học tập và làm việc của người dùng, cung cấp phản hồi chi tiết về chất lượng công việc. Chẳng hạn, trong giáo dục, các giải pháp AI có thể hỗ trợ học sinh cải thiện ngữ pháp, chính tả khi học ngoại ngữ hoặc tự động chấm điểm bài tập trắc nghiệm, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và công sức.
Bên cạnh đó, một số giải pháp khác hỗ trợ phân tích dữ liệu có thể đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Từ đó, chúng ta xác định điểm mạnh và điểm yếu để phản hồi về tính hiệu quả, giúp người dùng lên kế hoạch phát triển tiếp theo.
Cụ thể, ứng dụng AI có thể phân tích dữ liệu bài thi để xác định những lỗ hổng kiến thức của học sinh, giúp giáo viên kịp thời đưa ra biện pháp giảng dạy phù hợp.
Ví dụ Grammarly là một công cụ tích hợp AI, giúp phát hiện và sửa lỗi tiếng Anh một cách chính xác và hiệu quả. Grammarly giúp kiểm tra ngữ pháp, chính tả, hỗ trợ mở rộng vốn từ, và hơn hết giúp người dùng cải thiện phong cách viết tự nhiên, chuyên nghiệp hơn.
Không còn xa lạ trong cuộc sống hiện nay, ChatGPT là mô hình ngôn ngữ lớn được phát triển bởi OpenAI, sở hữu khả năng giao tiếp, tương tác và tạo ra câu trả lời bằng văn bản tương tự như con người. Phiên bản mới nhất, ChatGPT 4.o, đã được cải tiến đáng kể với khả năng hiểu và tạo ra văn bản phức tạp hơn. Không chỉ dừng lại ở văn bản, ChatGPT 4.o còn hỗ trợ hỏi đáp dựa trên hình ảnh và xử lý nhiều loại dữ liệu khác nhau như file Excel, PDF, v.v. Điều này giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và mở rộng phạm vi ứng dụng của công cụ này trong nhiều lĩnh vực đa dạng như giáo dục, kinh doanh và sáng tạo nội dung.
Gemini là một sản phẩm AI từ Google Deepmind với khả năng hỏi đáp và suy luận trên đa phương tiện như hình ảnh, văn bản, video, âm thành và mã nguồn. Mô hình hỗ trợ phiên bản miễn phí và đang trong quá trình phát triển nên có một số tính năng chưa hoàn thiện.
Microsoft Copilot + Dall-E là công cụ AI tương tự như ChatGPT và Gemini hỗ trợ giao tiếp và tương tác với con người trong đa dạng lĩnh vực. Microsoft Copilot có thể vừa được dùng làm công cụ tìm kiếm và vừa được dùng như một chatbot hỏi đáp trên hình ảnh, văn bản và ngữ cảnh của trang web. Hơn thế nữa, công cụ tích hợp Dall-E3 hỗ trợ tạo sinh ảnh dựa trên mô tả hoặc ảnh khác.
Github Copilot là giải pháp hỗ trợ việc lập trình dựa trên ngữ cảnh là mã nguồn từ dự án mà người dùng đang tham gia kết hợp với mã nguồn mở từ Github để tự động đề xuất, sửa lỗi và giải thích mã. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, tăng năng suất, mà còn giúp lập trình viên cập nhật kiến thức dễ dàng hơn. Không dừng lại ở đó, Github cung cấp Student package miễn phí cho học sinh, sinh viên tiếp cận với đa dạng tài nguyên học tập trong đó có Github Copilot.
Tăng cường trải nghiệm và tương tác
Các công cụ AI có thể tạo ra môi trường học tập và làm việc tương tác, kích thích sự hứng thú và trí sáng tạo của người dùng. Trong đó, các công cụ này hỗ trợ người dùng với nhiều hình thức khác nhau từ soạn thảo tin nhắn đến đối thoại trực tiếp. Nhờ đó, chúng có thể hỗ trợ các công việc hằng ngày như hướng dẫn nấu một món mới cùng trợ lý ảo Google Assistant. Hơn thế nữa, các công cụ này còn giúp người dùng biến suy nghĩ thành hiện thực: vẽ bức tranh đứa trẻ bắt lấy ngôi sao hay sáng tác một đoạn nhạc Rock theo phong cách Mozart.
Trong công việc, Otter.AI là trợ lý AI giúp tạo ghi chú, tóm tắt nội dung tự động cho các cuộc họp và hoạt động trên nhiều nền tảng họp trực tuyến như Zoom hoặc Google Meet. Nhờ đó, người dùng có thể tập trung tham gia thảo luận và dễ dàng nắm bắt nội dung trao đổi.
Bên cạnh ứng dụng hỗ trợ tóm tắt nội dung họp, Notion là ứng dụng ghi chú và quản lý công việc. Gần đây, Notion Powered By AI tích hợp Trí tuệ nhân tạo giúp cho không gian làm việc của người dùng được tối ưu hơn. Dựa trên các ghi chép của cá nhân trong ứng dụng, AI Notion giúp người dùng dễ dàng quản lý dự án, hỗ trợ sắp xếp ghi chú hoặc gợi ý, chỉnh sửa cho việc viết lách. Lưu ý, Notion cung cấp giải pháp miễn phí cho các tổ chức giáo dục.
Canva là công cụ thiết kế trực tiếp phổ biến kết hợp AI để hỗ trợ thiết kế cho người dùng từ banner, poster cho đến bài thuyết trình với đa dạng phong cách. Ngoài ra, Canva Powered By AI với sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo, sở hữu các tính năng nâng cao như xóa nền, tăng độ phân giải hoặc tạo sinh ảnh theo mô tả. Canva tạo điều kiện cho học sinh, giáo viên với email giáo dục được tiếp cận miễn phí các tài nguyên này.
ClassPoint là một công cụ giảng dạy tương tác được tích hợp vào Microsoft PowerPoint. Công cụ hỗ trợ tạo câu hỏi trắc nghiệm tự động từ nội dung slide và thu thập phản hồi từ học sinh, giúp tăng tính tương tác và hấp dẫn của bài giảng.
WolframAlpha là một công cụ tìm kiếm, giúp giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp của đa dạng các lĩnh vực. WolframAlpha hỗ trợ vẽ đồ thị, phân tích dữ liệu, hỗ trợ việc học tập và nghiên cứu nâng cao.
Thấu hiểu sự cần thiết của việc tìm hiểu về tư duy máy tính và AI, STEAM for Vietnam sẽ triển khai chương trình đào tạo Train the Trainer 2024, nối tiếp sự thành công của Train the Trainer 2023 để tiếp tục mang đến chuỗi hoạt động đào tạo giáo viên tiền phương nhằm nâng cao chuyên môn giảng dạy. Đặc biệt trong chương trình năm nay, các thầy cô không chỉ được tìm hiểu về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy vào giảng dạy với một ví dụ cụ thể là công cụ Scratch mà còn được tìm hiểu về AI – tương lai của giáo dục.
Train the Trainer 2024 tiếp tục nối tiếp Train the Trainer 2023 mang đến một chương trình đào tạo giáo viên với các bài học về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy máy tính vào giảng dạy và đặc biệt là AI và các chuyên đề về dạy học.
Tác giả: Phạm Hữu Phúc
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Lập trình (coding) là gì? Thế nào là Lập trình không sử dụng công nghệ (unplugged coding)?
Lập trình là quá trình giao tiếp giữa con người với các thiết bị điện tử (ví dụ như đèn, quạt, máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử, v.v.). Vì máy tính và con người sử dụng hệ thống ngôn ngữ khác nhau, lập trình đóng vai trò như người phiên dịch, giúp con người và máy tính hiểu được nội dung cần truyền tải. Nhờ đó, lập trình xử lý yêu cầu của người dùng, sử dụng các thuật toán để tạo ra kết quả mong muốn.
Lập trình không sử dụng công nghệ là một cách hướng dẫn các khái niệm lập trình nhưng không dùng máy tính. Các khái niệm lập trình cơ bản như: biến (variables), cấu trúc dữ liệu (data structures), cấu trúc điều khiển (control structures), cú pháp (syntax), và công cụ (tools), có thể được mô phỏng hoàn toàn không cần đến công nghệ.
Với lập trình không công nghệ, bạn sẽ học lập trình thông qua việc vận dụng những kiến thức để giải quyết các vấn đề tính toán, từ đó rút ra tư duy và khái niệm của một dự án lập trình.
Ví dụ về lập trình không công nghệ
Một trò chơi phổ biến ứng dụng Lập trình không công nghệ là “Robot di chuyển theo ma trận”. Nhiệm vụ của trò chơi này là thoát khỏi mê cung được mô phỏng trong lớp học.
Bạn cần chuẩn bị bút, bút màu, thước, kéo, giấy màu, giấy khổ to để làm ma trận. Trong trò chơi này, người chơi được phát các tấm thẻ với nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu tượng trưng cho một chuyển động, chẳng hạn như:
Màu xanh lá: Xoay phải 90 độ
Màu xanh dương: Xoay trái 90 độ
Màu vàng: Tiến tới 1 bước
Màu đỏ: Lùi 1 bước
Số người chơi có thể lên đến một lớp học. Đầu tiên, bạn chia tất cả học sinh thành nhiều nhóm nhỏ. Trong từng nhóm, mỗi học sinh có một vai trò nhất định như:
Thiết kế (Designer): Thiết kế tấm thẻ câu lệnh.
Lập trình viên (Coder/Programmer): Sử dụng các tấm thẻ di chuyển để điều khiển.
Người chơi (Player/ Program): sẽ nghe theo hiệu lệnh từ Lập trình viên, sau đó di chuyển.
Sau khi phân vai trò, học sinh sẽ tiến hành chơi. Nhiệm vụ của học sinh là di chuyển Người chơi thoát khỏi một mê cung được mô phỏng trong lớp học.
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cho trò chơi, phân chia nhóm và vai trò mỗi thành viên. Trong lập trình, đây là bước cài đặt môi trường, tài nguyên, với phân chia thiết kế và lập trình để công việc rõ ràng và hiệu quả. Đặc biệt là mỗi nhóm nên có 1 người quản lý dự án để có thể phân chia và quản lý công việc dễ dàng hơn.
Bước 2: Người quản lý dự án sẽ chia nhỏ công việc cho các bạn trong nhóm cùng thực hiện. Trong lập trình, đây còn gọi là kỹ thuật WBS (Work Breakdown Structure), để việc hoàn thành dự án dễ dàng, rõ ràng và nhanh hơn.
Bước 3: Người điều khiển (Coder) sẽ sử dụng các tấm thẻ di chuyển, sau đó lần lượt sử dụng tấm thẻ để đưa người chơi (player) thoát khỏi mê cung. Trong coding, đây là bước tạo ra thuật toán. Bước tiếp theo là chạy chương trình. Bước 4: Người chơi sẽ di chuyển lần lượt theo các lệnh đã được lập trình. Trong lập trình, đây là bước chạy chương trình.
Bước 5: Có thể ở lần thử đầu tiên, người chơi di chuyển theo chương trình nhưng không đạt được kết quả (ví dụ code bị sai (syntax error) hoặc là code thiếu), vì vậy chưa đến đích. Trong lập trình, đây là bước Compile trước khi Run, để chương trình có thể chạy hoàn chỉnh và đúng thì yêu cầu code phải chính xác.
Bước 6: Lập trình viên sẽ xem lại các bước di chuyển mình sắp xếp của mình, tìm lỗi sai sau đó sửa lại để chương trình hoạt động đúng. Trong lập trình, đây là bước sửa lỗi (Debug).
Bước 7: Sau khi chương trình hoàn chỉnh và code đã hoạt động như ý muốn, chúng ta có thể tối ưu hoá đoạn code (để giảm thời gian thực hiện hoặc tăng tốc độ chương trình). Trong coding, đây là bước cải tiến code, giúp code hoạt động tốt với nhiều trường hợp được đặt ra (test cases).
Học sinh học được gì qua lập trình không công nghệ?
Trò chơi ứng dụng Lập trình không công nghệ “Robot di chuyển theo ma trận” dạy học sinh về:
Khả năng tư duy máy tính, giải quyết vấn đề một cách hợp lý, logic.
Khả năng làm việc nhóm hiệu quả, giao tiếp tốt, hiểu ý đồng đội.
Áp dụng một số cách giải quyết vấn đề (Work Breakdown Structure (WBS), v.v.)
Hiểu thêm 1 số kiến thức về vòng lặp, biến, điều kiện, v.v.
Hiểu thêm về cách hoạt động của 1 số câu lệnh như for, while, v.v.
Hiểu thêm về debug.
Vào mùa hè này, STEAM for Vietnam sẽ triển khai chương trình đào tạo Train the Trainer 2024, nối tiếp sự thành công của Train the Trainer 2023 để tiếp tục mang đến chuỗi hoạt động đào tạo giáo viên tiền phương nhằm nâng cao chuyên môn giảng dạy. Tham gia vào chương trình này, các thầy cô sẽ được cung cấp các bí kíp để có thể thiết kế các hoạt động trong lớp học giúp học sinh hiểu hơn về tư duy máy tính, vừa sử dụng công nghệ, vừa không sử dụng công nghệ. Đặc biệt trong chương trình năm nay, các thầy cô không chỉ được tìm hiểu về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy vào giảng dạy với một ví dụ cụ thể là công cụ Scratch mà còn được tìm hiểu về AI – tương lai của giáo dục.
Train the Trainer 2024 tiếp tục nối tiếp Train the Trainer 2023 mang đến một chương trình đào tạo giáo viên với các bài học về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy máy tính vào giảng dạy và đặc biệt là AI và các chuyên đề về dạy học.
Người viết: Phan Xuân Phát
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Theo Giáo sư Jeannette M. Wing (nguyên Trưởng khoa Khoa học Máy tính của Đại học Carnegie Mellon, Hoa Kỳ), Tư duy máy tính (Computational Thinking) là khả năng giải quyết vấn đề một cách có hệ thống và hiệu quả bằng cách chia nhỏ vấn đề thành các bước nhỏ và dễ quản lý hơn.
Nghe có vẻ “cao siêu”, nhưng tư duy máy tính thực chất vô cùng gần gũi và dễ áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn như việc lên kế hoạch cho chuyến đi dã ngoại hay nấu một món ăn ngon đúng điệu.
Tư duy máy tính trong cuộc sống
Trước tiên, hãy cùng STEAM for Vietnam học cách áp dụng Tư duy máy tính qua 4 bước đơn giản vào việc dọn dẹp phòng ốc nhé:
Bước 1: Tách nhỏ vấn đề (Decomposition)
Hãy “phân tách” mọi vấn đề phức tạp thành những phần nhỏ, quen thuộc và dễ dàng giải quyết hơn. Điều này sẽ giúp bạn nhận diện rõ ràng hơn vấn đề của mình.
Chẳng hạn để hoàn thành công việc dọn phòng, bạn cần phải làm những công việc nhỏ hơn như: gấp quần áo, dọn bàn học, hay lau sàn. Tiếp tục, chúng ta vẫn có thể tách chi tiết hơn việc dọn bàn thành: sắp xếp sách, đồ dùng học tập, vật dụng cá nhân, v.v.
Việc “tách lớn ra nhỏ” không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan mà đồng thời cũng giảm bớt áp lực khi nhìn một vấn đề quá lớn và phức tạp. Trong trường hợp này, hãy chuẩn bị một cây bút với mẫu giấy để dễ dàng liệt kê và không bỏ sót ý nào bạn nhé.
Bước 2: Tìm điểm chung (Pattern Recognition)
Ở bước này, chúng ta “tìm kiếm” những đặc điểm hoặc tính chất chung trong các công việc. Trước khi dọn dẹp, hãy lướt xung quanh phòng một lần và dán nhãn trong tưởng tượng: vật nào là sách, vật nào là đồ dùng học tập, vật nào là vật dụng cá nhân, v.v.
Bước 3: Nhìn (Abstraction)
Sau đó, bạn chắt lọc thông tin đã thu thập được ở bước trước. Hãy bỏ qua những thông tin rườm rà, và giữ lại yếu tố cốt lõi để có được cái nhìn tổng quan và bao quát về vấn đề. Nhờ vậy, bạn có thể rút ra kinh nghiệm và áp dụng cho những tình huống tương tự trong tương lai.
Sau khi dán nhãn trong tưởng tượng, hãy sắp xếp theo nhóm (sách, đồ dùng học tập, vật dụng cá nhân, v.v.). Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển và lau chùi hơn.
Bằng cách sử dụng quy tắc “giống nhau – để chung” cho tất cả các khu vực trong phòng, bạn có thể nhanh chóng hoàn thành công việc dọn dẹp, và ngoài ra, còn giúp cho việc tìm kiếm đồ dùng trở nên dễ dàng hơn.
Bước 4: Viết (Algorithm)
Hoàn thiện quá trình bằng cách “viết” ra các bước thực hiện một cách logic và khoa học. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ và áp dụng cho bất kỳ vấn đề nào.
Cùng xem qua danh sách việc cần làm nhé:
Chuẩn bị dụng cụ dọn dẹp: giẻ lau, chổi, thùng rác.
Phân chia khu vực dọn dẹp: bàn học, giường ngủ, tủ quần áo.
Dọn dẹp từng phần theo thứ tự đã liệt kê.
Sắp xếp tập sách theo môn học.
Trải nệm và xếp gối.
Gấp quần áo và xếp theo mục đích.
Quét và lau sàn.
Cất dọn dụng cụ dọn dẹp.
Cùng STEAM for Vietnam, bạn đã áp dụng thành công “siêu năng lực” Tư duy máy tính trong chính cuộc sống hằng ngày.
Chưa dừng lại ở đó! Mùa hè đã đến, tại sao chúng ta không tổ chức một buổi dã ngoại nhỉ. Hãy cùng nhau vận dụng kỹ năng vừa học để chuẩn bị cho chuyến đi nào!
Bánh mì – Chuẩn bị món ngon khi dã ngoại với Tư duy máy tính
“Vì mình luôn có một chiếc bụng đói”, bụng đói để ăn được hết tất cả bánh mì của bạn!
Hãy cùng nhờ Tư duy máy tính giúp chuẩn bị nhanh chóng món Bánh mì nhé!
Bước 1 – Tách nhỏ vấn đề: Phân chia công việc thành các công đoạn nhỏ.
Mua nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu.
Làm bánh mì.
Dọn dẹp.
Bước 2 – Tìm điểm chung: Tuy bánh mì có nhiều loại khác nhau, chúng ta luôn có 4 thành phần chính: vỏ bánh mì, rau, nhân bánh mì và nước sốt.
Bước 3 – Nhìn: Từ 4 thành phần chung ở bước 2, chúng ta có thể làm ra nhiều loại bánh mì với các loại nhân và nước sốt khác nhau.
Bước 4 – Viết: Chúng ta sẽ viết ra từng bước làm và phân công người phụ trách, như ai sẽ chuẩn bị nhân bánh, ai sẽ phết bơ và ai sẽ kẹp bánh mì.
Đóng gói đồ cho chuyến picnic thôi!
Gọi cậu là điện thoại vì lúc nào tớ cũng mang theo. Gọi cậu là nước vì không có cậu, tớ sẽ rất khát (khác). Gọi cậu là bánh mì vừa chuẩn bị, vì nếu thiếu, tớ sẽ cảm thấy cồn cào. Quá nhiều thứ cần mang theo, chúng ta phải làm sao đây?
Hãy để Tư duy máy tính một lần nữa ra tay nhé!
Bước 1 – Tách nhỏ vấn đề: Liệt kê các đồ dùng cần thiết cho buổi dã ngoại.
Bước 2 – Tìm điểm chung: Hãy đề xuất một số tiêu chí và mục đích để phân loại các đồ dùng từ danh sách.
Bước 3 – Nhìn: Từ đó, chọn các vật dụng cần thiết được ưu tiên mang theo.
Bước 4 – Viết: Thực hiện từng bước từ lên danh sách, phân loại tiêu chí và chọn lọc ra các vật dụng cần cho chuyến dã ngoại.
Cuối cùng, soạn đồ thôi!
Qua hành trình chuẩn bị cho chuyến dã ngoại , chúng ta thấy được tư duy máy tính là sự thay đổi trong tư duy, và việc rèn luyện không chỉ là trong chuyên môn mà còn có thể thực hành trong cuộc sống hằng ngày.
Thấu hiểu sự cần thiết của việc tìm hiểu về tư duy máy tính và AI, STEAM for Vietnam sẽ triển khai chương trình đào tạo Train the Trainer 2024, nối tiếp sự thành công của Train the Trainer 2023 để tiếp tục mang đến chuỗi hoạt động đào tạo giáo viên tiền phương nhằm nâng cao chuyên môn giảng dạy. Đặc biệt trong chương trình năm nay, các thầy cô không chỉ được tìm hiểu về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy vào giảng dạy với một ví dụ cụ thể là công cụ Scratch mà còn được tìm hiểu về AI – tương lai của giáo dục.
Train the Trainer 2024 tiếp tục nối tiếp Train the Trainer 2023 mang đến một chương trình đào tạo giáo viên với các bài học về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy máy tính vào giảng dạy và đặc biệt là AI và các chuyên đề về dạy học.
Người viết: Phạm Hữu Phúc
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
GPT-4o (“o” đại diện cho “omni”) có nghĩa là toàn năng, được ra mắt vào ngày 13/05/2024. GPT-4o chấp nhận dữ liệu đầu vào là bất kỳ sự kết hợp nào của văn bản, âm thanh, hình ảnh và video, và có thể tạo ra đầu ra dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh.
Một số tính năng nổi bật của GPT-4o
1. GPT-4o đạt hiệu suất nhanh hơn và hiệu quả hơn
GPT-4o nhanh hơn đáng kể so với GPT-4 thông thường, thậm chí nhanh gấp đôi GPT-4 Turbo. Cụ thể, trong bản demo, GPT-4o đã tạo ra một câu trả lời dài 488 từ chỉ trong vòng chưa đầy 12 giây. Một câu lệnh tương tự nếu sử dụng GPT-4 có thể sẽ mất gần một phút.
So với các phiên bản tiền nhiệm, GPT-4o không chỉ duy trì hiệu suất ấn tượng trong việc xử lý văn bản tiếng Anh và lập trình, mà còn vượt trội hơn hẳn khi xử lý các ngôn ngữ khác. Nhờ vậy, người dùng sẽ có trải nghiệm mượt mà và trơn tru hơn. GPT-4o giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.
2. GPT-4o phát triển tính năng chụp ảnh trong thời gian thực
Trong phiên bản cập nhật này, GPT-4o có khả năng ghi lại hình ảnh trực tiếp trên ứng dụng, người dùng cũng có thể thêm các ghi chú trên ảnh theo nhu cầu của cá nhân để GPT-4o thực hiện những yêu cầu.
Tính năng này đem lại rất nhiều sự tiện lợi cho người dùng. Ví dụ khi người dùng có một bài toán cần được giải đáp, họ có thể trực tiếp chụp ảnh bài toán, trực tiếp tải trên ứng dụng, và thêm những ghi chú mà không cần phải thao tác trước trên tập tin và rồi mới tải lên ChatGPT.
3. GPT-4o có khả năng dịch song ngữ chính xác và nhanh chóng
GPT-4o sở hữu khả năng giao tiếp tự nhiên đến mức có thể mô phỏng các đặc trưng của con người như ngắt lời, lắng nghe – hiểu, và thay đổi tông giọng. Thêm vào đó, nó còn có khả năng dịch song ngữ một cách nhanh chóng.
Trong một cuộc hội thoại giữa một người nói tiếng Anh và một người nói tiếng Tây Ban Nha, GPT-4o đã phiên dịch bằng cả hai thứ tiếng một cách trôi chảy và nhanh chóng.
Đặc biệt, GPT-4o có thể phản hồi bằng giọng nói chỉ trong 232 mili giây, tương đương với tốc độ phản ứng của con người trong giao tiếp. Điều này giúp trải nghiệm trò chuyện với GPT-4o trở nên tự nhiên và sống động hơn.
4. GPT-4o có khả năng xử lý liền mạch
So với các phiên bản trước của Voice Mode, GPT-4o mang đến một bước đột phá trong việc tối giản và nâng cao trải nghiệm tương tác qua giọng nói. Thay vì dựa vào nhiều mô hình riêng biệt cho từng công đoạn như chuyển đổi giọng nói thành văn bản, xử lý văn bản và chuyển đổi văn bản thành giọng nói, GPT-4o sử dụng một mô hình hợp nhất để quản lý toàn bộ quy trình từ đầu đến cuối. Điều này giúp giảm đáng kể thời gian phản hồi và nâng cao chất lượng tương tác một cách rõ rệt.
Phiên bản GPT-4o có khả năng nhận biết các sắc thái khác nhau trong giọng nói, phân biệt nhiều người nói cùng lúc, và thậm chí tích hợp các âm thanh như tiếng cười hoặc tiếng hát vào phản hồi của mình.
5. GPT-4o có các tính năng an toàn
Khi ra mắt GPT-4o, OpenAI cho biết họ đã áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhằm đảm bảo an toàn cho đầu ra của mô hình trên tất cả các loại định dạng mới. Điều này bao gồm việc tinh chỉnh dữ liệu huấn luyện và tích hợp các biện pháp bảo vệ nội tại, được thiết kế đặc biệt cho các tương tác bằng giọng nói.
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
GPT-4o mở ra nhiều cơ hội mới cho việc tạo ra và xử lý ngôn ngữ tự nhiên và cung cấp giải pháp hiệu quả cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết cách cài đặt và sử dụng GPT-4o, tập trung vào việc tích hợp mô hình này vào ứng dụng ChatGPT. Sau đó, chúng ta sẽ khám phá một vài ứng dụng của GPT-4o trong lĩnh vực giáo dục.
Nguồn: OpenAI
Các tính năng nổi bật của GPT-4o trên ChatGPT
GPT-4o có tốc độ nhanh và hiệu quả cao
GPT-4o nhanh gấp đôi các phiên bản trước và chi phí sử dụng giảm 50% khi sử dụng API. Điều này có nghĩa là bạn có thể hoàn thành công việc nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn khi sử dụng GPT-4o.
GPT-4o hỗ trợ đa phương tiện
Một cải tiến đáng kể của GPT-4o là khả năng hỗ trợ tải lên và xử lý các tệp đa phương tiện như ảnh chụp màn hình, tài liệu chứa cả văn bản và hình ảnh. Trước đây, chỉ những người dùng trả phí mới có thể sử dụng tính năng này, nhưng với GPT-4o, tất cả người dùng đều có thể trải nghiệm mà không phải trả thêm chi phí.
GPT-4o có tính năng Memory
GPT-4o được trang bị tính năng Memory, cho phép ghi nhớ các cuộc trò chuyện trước đó của bạn. Tính năng này mang lại cảm giác liên tục và mạch lạc khi bạn tương tác với chatbot AI, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cường hiệu quả giao tiếp.
Nguồn: ChatGPT
Cách sử dụng GPT-4o trên ChatGPT của OpenAI
Bước 1: Đăng nhập và truy cập ChatGPT
Để sử dụng GPT-4o trên nền tảng ChatGPT của OpenAI, bạn cần truy cập trang web chat.openai.com. Chúng ta có thể đăng nhập bằng cách sử dụng tài khoản gmail hoặc tạo tài khoản OpenAI mới.
Để đăng nhập bằng gmail, chúng ta nhấn vào nút Log in.
Nhấn chọn Continue with Google. Đăng nhập vào tài khoản gmail.
Bước 2: Chọn mô hình GPT-4o
Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được chuyển đến giao diện trò chuyện.
Hãy bắt đầu hỏi ChatGPT.
Để thay đổi mô hình mà ChatGPT sử dụng để trả lời câu hỏi sang GPT-4o, chúng ta hãy nhấn vào nút kim cương và chọn GPT-4o.
ChatGPT mặc định sử dụng mô hình GPT-4o. Tuy nhiên trong một số trường hợp, ChatGPT có thể sẽ chuyển mô hình mặc định thành GPT-3.5. Khi chọn mô hình mới, ChatGPT sẽ trả lời lại câu hỏi với mô hình được chọn.
Bước 3: Hỗ trợ đa phương tiện
GPT-4o hỗ trợ tải lên và xử lý các tệp đa phương tiện như ảnh chụp màn hình, tài liệu chứa cả văn bản và hình ảnh. Người dùng hiện có thể tải lên ảnh, file PDF và nhiều định dạng khác để AI phân tích và phản hồi.
Để sử dụng tính năng này, hãy chọn vào biểu tượng kẹp giấy và chọn tệp/hình ảnh bạn muốn tải lên. Sau đó, GPT-4o sẽ phân tích tệp và cung cấp phản hồi dựa trên nội dung của tệp đó, đồng thời trả lời câu hỏi của người dùng (tóm tắt, dịch,…)
Ứng dụng của GPT-4o trong giáo dục
Với khả năng hiểu và tạo ra ngôn ngữ tự nhiên, GPT-4o hỗ trợ giáo viên và nhà giáo dục tạo ra nội dung giảng dạy phong phú và hấp dẫn. Bạn có thể sử dụng GPT-4o để soạn thảo bài giảng, tạo câu hỏi trắc nghiệm, hoặc tạo hoạt động tương tác trong lớp học.
Ví dụ dưới đây là ChatGPT trả lời cho một câu hỏi về cách tạo ra các hoạt động trong lớp sinh học.
GPT-3.5:
GPT-4o:
Người viết: Nguyễn Duy Anh
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Là chuỗi hoạt động thường niên của STEAM for Vietnam, mục tiêu của Train The Trainers là hỗ trợ giáo viên Việt Nam trở thành đội ngũ chất lượng, tiên phong, và chủ động trong giáo dục STEAM. Chương trình bao gồm các lớp đào tạo cùng sự kiện thực tiễn, xoay quanh những sáng kiến – công nghệ mới như Tư duy máy tính và Generative AI.
Nhằm mang lại những gắn kết dài lâu, Train the Trainers 2024 tự hào chào đón 24 “Giáo viên Đại sứ” – cầu nối sẻ chia và hướng dẫn những giáo viên khác tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào hành trình giảng dạy đồng thời lan tỏa những giá trị thiết thực ấy.
24 đại sứ là 24 thầy cô đến từ mọi miền đất nước, giảng dạy ở nhiều cấp học và môn học khác nhau. Song họ cùng nuôi một hoài bão lớn lao, chính là đưa những sáng kiến – công nghệ mới nhất vào giảng dạy và phổ cập phương pháp giáo dục STEAM rộng khắp mọi miền đất nước.
Hãy cùng STEAM for Vietnam gặp gỡ và lắng nghe câu chuyện từ 24 gương mặt “Giáo viên Đại sứ” để hiểu hơn về nỗ lực của các thầy cô trên hành trình tiếp cận công nghệ – sáng tạo, một cách đầy tự hào để sải cánh vươn xa.
Nhắc tới khoa học công nghệ, người ta thường liên tưởng đến những môn học mang tính chặt chẽ và hệ thống, đôi khi có một chút “khô khan”. Nhưng bằng sự tận tâm với nghề và sự sáng tạo trong giảng dạy, các thầy cô từ mọi cấp học đã thắp sáng đam mê – và thúc đẩy năng lực khám phá trong học sinh.
Những người tìm tòi, khai phá ứng dụng STEAM
“Giáo dục là một hành trình dài, tôi chỉ có nguyện vọng là làm sao học sinh của mình có thể chủ động tiếp cận tri thức mới”. Với sự kiên trì và bền bỉ của mình, cô Nguyễn Thị Bình Minh, người đã nhiều năm dẫn dắt các lứa học sinh thuộc vùng khó khăn của huyện Thạch Thất , mang cách tiếp cận môn học gần gũi, năng động hơn tới các em.
Từ những năm đầu công tác, cô luôn hướng tới các cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật để tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận với tri thức mới. Qua việc tự trau dồi kiến thức và với mong muốn giúp đỡ học sinh, cô đã tổ chức giáo dục STEAM ở trường qua Câu lạc bộ Khoa học – Kỹ thuật với hàng chục dự án lớn nhỏ liên quan đến Robotics. Trong đó, dự án “Hai Bà Trưng Robot Tour” đã tạo tiếng vang lớn với nhiều buổi tập huấn, hội thảo, và tài trợ học liệu (kit lập trình) cho học sinh.
Tương tự, cô Nguyễn Thanh Hà – giáo viên môn Tin học với 17 năm tuổi nghề, là một gương mặt tiêu biểu trong việc không ngừng phát triển giáo dục STEAM tại địa phương. Năm 2020, cô biết đến STEM trong quá trình đổi mới giảng dạy và luôn tích cực tham gia các khoá học STEAM để trau dồi kiến thức.
Sau khoá học CS201 của STEAM for Vietnam, cô Hà triển khai dự án môn Tin học cho học sinh tại Trường TH – THCS – THPT Chu Văn An (Sơn La) và thành lập Câu lạc bộ STEAM for Chu Văn An. Không chỉ vậy, cô còn đồng hành và hết mình hỗ trợ các học sinh trong các giải đấu lớn về Robotics.
Cô tin rằng STEAM chính là chìa khoá để gắn kết và phát triển lứa học trò với những cơ hội tiếp cận tri thức tiên tiến mà cô luôn trân quý. Cô Hà chia sẻ, “STEAM hay AI là xu thế phát triển của nhân loại. Do đó, việc học hỏi thêm không chỉ hỗ trợ cho việc giảng dạy mà còn giúp chúng ta thích nghi được với một thế giới luôn biến động.”
Mang trong mình sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ dám làm, cô Đặng Thị Tâm, giáo viên Tin học tại Trường Tiểu học Lê Mao, là người tiên phong ứng dụng STEAM trong giảng dạy tại Nghệ An. Nhận thấy lợi ích quan trọng từ việc ứng dụng STEAM trong rèn luyện các kỹ năng, cô đã tích cực mang nó vào giảng dạy liên môn (kết hợp STEM, STEAM, và Dạy học kết nối (Global Classroom)).
Sau khóa học Train the trainer 2023, cô Tâm cùng với các đồng nghiệp và giảng viên dự án “Across the sky” chia sẻ về hoạt động đọc sách và ứng dụng Scratch trong xây dựng câu chuyện, làm phim, trò chơi cho các em học sinh tiểu học. Nhờ vậy, cô không chỉ chia sẻ tầm quan trọng của STEAM đến với học sinh trong nước, mà còn cho các em cơ hội giao lưu, thực hành qua các hoạt động ngoại khóa về phát triển kỹ năng.
Sử dụng nền tảng Scratch và những câu lệnh đơn giản, thầy Ngô Văn Cường đã tự mình xây nên một kho tàng đồ sộ các trò chơi giáo dục lý thú, xoay quanh những nhân vật gần gũi như Harry Potter và Pokemon. Với 9 năm kinh nghiệm trong phát triển cộng đồng tại tổ chức phi chính phủ, 7 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục kỹ năng, thầy Cường hiểu được tầm quan trọng của công nghệ khi áp dụng trong công việc.
Thầy luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp tiếp cận phù hợp và truyền tải hiệu quả trong giáo dục. Trong suốt quãng thời gian công tác, thầy Cường áp dụng nhiều bài giảng thú vị và chú trọng hướng dẫn một cách dễ hiểu và cụ thể cho các em học sinh. Thầy chia sẻ rằng, “Học sinh Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn khi được hướng dẫn bởi các giáo viên có năng lực. Vì vậy, tôi muốn góp sức vào việc nâng cao năng lực cho giáo viên của STEAM for Vietnam.”
Những người giữ lửa, thổi hồn cho dự án STEAM
Không chỉ trong phạm vi lớp học và câu lạc bộ, hay trong những môn học liên quan mật thiết đến STEM, bằng nỗ lực khai phá và mong muốn lớn lao được góp ích cho thế giới của mình, các thầy cô đã đưa giáo dục STEAM trở nên gần gũi với cộng đồng xung quanh.
Là một nhà giáo trẻ, cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên Tin học tại Trung tâm GDNN – GDTX Nghĩa Hưng, Nam Định luôn mong muốn vận dụng những công nghệ mới vào việc học để tạo ra sản phẩm thực tiễn và có ích cho những hoàn cảnh kém may mắn hơn.
Cụ thể, cô tổ chức cho học sinh thổi hồn vào những sản phẩm mỹ nghệ, tái chế để làm lên những chiếc đèn lồng, chong chóng, và mang đi bán để đóng góp vào hoạt động thiện nguyện. Qua đó, cô Trang vun vén cho lứa học trò luôn biết mở rộng trái tim và ham học hỏi để giúp đỡ cộng đồng. “Bằng vốn kiến thức còn hạn chế nhưng tôi luôn mong muốn mình được tham gia, học hỏi cùng các thầy cô để tiếp tục sáng tạo và lan tỏa những gì mình học được đến với giáo viên và học sinh của trường mình”, cô Trang chia sẻ.
Thầy Phạm Tiến Quảng bắt đầu hoạt động giảng dạy thông qua việc phổ cập kiến thức công nghệ trong doanh nghiệp tại Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh. Năm 2023, qua chương trình đào tạo Train the Trainers, thầy Quảng có cơ hội trải nghiệm môi trường ngoài công lập.
Thầy Quảng chia sẻ, “4 điều trân quý trong hành trình này: được dẫn dắt bởi những người thầy tâm huyết, thầy Vinh và thầy Minh; được làm việc trong môi trường quốc tế; được tiếp cận phương pháp quản lý khoa học; được giới thiệu đến học sinh với nền tảng giáo dục tâm huyết, chuẩn quốc tế và hiện đại”. Năm nay, với vai trò là Giáo viên Đại sứ, thầy mong muốn truyền tải những kiến thức mình đã được phổ cập và từng bước giúp những giáo viên khác cảm nhận những giá trị ấy.
Cô Nguyễn Kim Ngân không để định kiến về môn học của mình cản trở sáng tạo và dẫn đầu trong học tập và đổi mới với Trí tuệ nhân tạo. Là thủ lĩnh Giáo viên Đại sứ Train the Trainer 2024, cô Ngân cũng là Chuyên gia Giáo dục Sáng tạo toàn cầu – MIE Expert năm học 2023 – 2024, thành viên Ban Truyền thông của Cộng đồng giáo viên sáng tạo Việt Nam và giáo viên dạy môn Địa lý tại trường THCS Nguyễn Trãi (Cần Thơ).
Cô Ngân là nhà giáo dục tiên phong trong nỗ lực đưa công nghệ vào giảng dạy, giúp mỗi bài giảng trở nên thú vị, sáng tạo và dễ tiếp cận hơn. Cô chia sẻ mong muốn “cùng STEAM for Vietnam kiến tạo cộng đồng lành mạnh, sôi nổi và hữu ích để bất cứ thầy cô nào đều tìm thấy nguồn cảm hứng, những người bạn tốt và kiến thức hữu ích, đổi mới tại đây” với vai trò Giáo viên Đại sứ tại Train the Trainers 2024.
Với niềm yêu nghề ấy, thầy Nguyễn Duy Tân đã ấp ủ ước mong được áp dụng công nghệ cao vào giảng dạy ở cấp tiểu học. Với 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, thầy Tân hiện là giáo viên Tin học tại trường Trường tiểu học Mỹ Tú B, Sóc Trăng. Thầy bắt đầu tìm hiểu về STEAM và đưa vào giảng dạy khi nhận ra những tiết học thực hành có hiệu quả hơn với học sinh, giúp các em vươn xa hơn trên con đường của mình.
Nói về những đóng góp của mình cho giáo dục STEAM, thầy Tân chia sẻ, “Tôi mong rằng sẽ giúp ích, kết nối ít nhất là cho giáo viên trường mình vào việc ứng dụng AI, tư duy máy tính, nhất là triển khai STEAM tại đơn vị, trước khi nghĩ tới mục tiêu xa hơn là phổ biến đến các đơn vị bạn.”
Tràn trề nhiệt huyết nghề giáo, thầy Nguyễn Viết Doanh, mong muốn xây dựng một cộng đồng STEAM dành cho học sinh. Với 25 năm kinh nghiệm giảng dạy, thầy Doanh hiện là giáo viên Toán – Tin tại trường THCS Vĩnh Hội Đông, An Giang.
Đến với Train the Trainer 2024 – AI Summer Camp, thầy Doanh hào hứng sẽ được học thêm một công cụ mới đắc lực và mạnh mẽ thay đổi hoàn toàn cách giảng dạy của giáo viên. Từ đó, thầy mong muốn cùng STEAM for Vietnam kiến tạo cộng đồng năng nổ, tích cực và đam mê học tập.
Những người dẫn dắt, giương buồm ra biển lớn
Giáo dục trong nước luôn là nền móng để phát triển tư duy. Thế nhưng nhờ những người thầy cô dám đưa con đò ra biển lớn, ta mới thấy mình ở đâu trên đấu trường quốc tế, để mở mang tầm mắt, để đứng dậy mạnh mẽ hơn.
Tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa, thầy Phạm Đình Xuân đã rẽ sang mảng giáo dục sau khi làm kỹ sư trong 2 năm. Thầy Xuân hiện công tác tại trường FPT Đà Nẵng, nơi thầy đã tích cực đóng góp và xây dựng trong mảng STEAM và Robotics với vai trò Huấn luyện viên đội tuyển tham dự các cuộc thi trong nước và quốc tế. Qua đó, thầy Xuân đã dìu dắt từng lớp học trò vượt qua bản thân, và nỗ lực miệt mài hơn với tương lai kiến tạo đất nước.
Đến từ vùng đất Gia Lai xa xôi, thầy Nguyễn Thanh Phụng, là “Người truyền lửa” và là giáo viên đặt nền móng cho bộ môn Tin học, STEAM và Robotics của trường THPT Chi Lăng, Gia Lai. Thầy Phụng đã dìu dắt đội tuyển của trường và đạt được nhiều thành tích ấn tượng trong nước và trên thế giới.
Là Giáo viên Đại sứ Train the Trainers 2024, thầy chia sẻ, “Cộng đồng chính là “thực tiễn” của giáo dục STEM, các vấn đề, bối cảnh đều xuất phát từ cộng đồng, từ thực tế cuộc sống. Hoạt đồng cộng đồng giúp cho người giáo viên có trách nhiệm với nghề hơn, và có nhiều ngữ liệu để xây dựng bài học. Trong lúc AI đang trở thành một cuộc cách mạng, tôi hy vọng chương trình sẽ trang bị cho giáo viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng để triển khai trong thực tế, và hiểu sâu về AI hơn nữa”.
Cô Hồ Thị Tuyết, hiện đang công tác tại Edison Schools, Hưng Yên luôn đau đáu ước mơ giúp học sinh hiện thực hóa giải pháp cho các vấn đề xã hội, đặc biệt là Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, thông qua giáo dục STEAM.
Với mong muốn “chung sống hòa bình với công nghệ và AI”, cô muốn trau dồi kiến thức về lĩnh vực này. Cô không ngừng truyền cảm hứng tới lứa học sinh bằng chính những thành quả mà các con đạt được sau mỗi cuộc thi. Ngoài ra, cô thường tổ chức các buổi workshop ở thư viện, tại nhà, tại các hội nhóm mình tham gia, và giúp truyền tải thông điệp sâu sắc, rộng khắp hơn qua mạng xã hội.
Dù đã gắn bó nửa đời người với nghề dạy học, các thầy cô vẫn một mực khiêm tốn, ham học hỏi để cải thiện tri thức và kỹ năng gắn liền với thời đại – và mang xu thế ấy vào nghề giáo mà họ luôn tự hào thi đua.
Với 22 năm kinh nghiệm làm giáo viên Vật lý, cô Nguyễn Sương Quân hiện công tác tại trường THPT Quang Trung, Gia Lai. Cô Quân chia sẻ về giáo dục STEAM như sau, “Tôi mong muốn học hỏi, lan tỏa và chia sẻ về giáo dục STEAM đến với mọi người, nhất là học sinh; mong ước hướng các em tìm hiểu về nghề nghiệp STEM, có hướng đi mới về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Bản thân tôi, mỗi ngày luôn cố gắng để thực hiện mong ước của mình”.
Theo ý chí ấy, cô không ngừng tìm kiếm cơ hội tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEAM cho học sinh; tích hợp STEM trong môn học chính thức, và thúc đẩy phát triển cộng đồng học tập STEAM dành cho giáo viên. Cô còn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bằng những công cụ sáng tạo như Form, Quizzi, Padlet, Azota, v.v. để nâng cao chất lượng công việc và truyền cảm hứng cho học sinh của mình.
Cùng ứng dụng công nghệ cao vào dạy học, thầy Nguyễn Thanh Tâm, trong 18 năm giảng dạy môn Toán tại trường THPT Tây Ninh, đã hướng dẫn học sinh tham gia các kỳ thi khoa học – kỹ thuật, sáng tạo thanh thiếu niên toàn quốc. Ngoài ra, thầy Tâm còn phụ trách câu lạc bộ STEAM, Robotic của nhà trường, tổ chức các hoạt động về sáng tạo thiết bị dạy học môn toán ứng dụng công nghệ VR, AR, AI vào dạy học.
Thầy Tâm vô cùng tâm huyết về dự định mang STEAM và AI về địa phương của mình. Cụ thể, thầy cho biết sẽ “tổ chức các buổi workshop và hội thảo về STEAM cho giáo viên và học sinh, tham gia vào các dự án cộng đồng, hợp tác với tổ chức và doanh nghiệp địa phương, và sử dụng công nghệ và phương tiện truyền thông”.
Từng là Thủ khoa Đại học Sư phạm Hà Nội, thầy Nguyễn Tô Sơn không ngừng nỗ lực cải thiện kỹ năng mềm để các em có một môi trường học tập bổ ích hơn. Trong giảng dạy STEAM và lập trình, thầy đặc biệt chú trọng những phương pháp sáng tạo và dễ hiểu, biến những kiến thức chuyên sâu trở nên dễ dàng và dễ tiếp cận cho trẻ em.
Là Giáo viên Đại sứ Train the Trainers 2024, thầy Sơn quan tâm đến những buổi huấn luyện kỹ năng riêng dành cho giáo viên, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết như kể chuyện và viết blog để thực hiện sứ mệnh của mình.
Ngoài việc tự rèn luyện bản thân, các thầy cô còn tích cực chia sẻ tài nguyên, và tập huấn cùng các giáo viên khác trong đơn vị. Với niềm yêu thích tìm tòi và nghiên cứu các công nghệ mới, cô Đoàn Bích Vy, đã tích cực ứng dụng và truyền tải lại nội dung về công nghệ cho các thầy cô khác.
Đến với Train the Trainers 2024, cô Vy hào hứng khi được học thêm một công cụ đắc lực, có khả năng thay đổi hoàn toàn cách giảng dạy của giáo viên. Cô Vy đặc biệt mong muốn sẽ cùng STEAM for Vietnam kiến tạo cộng đồng năng nổ, tích cực và đam mê học tập.
Là trưởng nhóm của đội giáo viên ở trường, thầy Sơn Quốc Hòa luôn tích cực lan tỏa phương pháp dạy học năng nổ và hiệu quả. Là giáo viên dạy tiếng Anh và từng tham gia khóa học Train the Trainers, thầy Hòa đã có nhận thức mới về việc ứng dụng STEAM và Tư duy máy tính vào giảng dạy liên môn. Với thầy, khoá học là vòng tròn kết nối các thầy cô dạy STEAM tâm huyết, tích cực chia sẻ và luôn phấn đấu làm mới và học hỏi mỗi ngày. Thầy chia sẻ về Train the Trainers 2024, “Chủ đề AI năm nay cùng chí hướng với phát triển sắp tới về chuyên môn của thầy. Bản thân học sinh mình tại cơ sở sẽ được học môn AI vào năm học 2024-2025 nên việc tự trang bị trước cho bản thân kiến thức nền về Generative AI và các công cụ AI khác là rất cần thiết.”
Tại Việt Nam, không phải mọi nơi đều được tiếp cận và phổ rộng công nghệ. Nhưng có một điều không thể đổi thay, đó là sự tận tuỵ và sẵn sàng bồi đắp những trang sách của mình bởi những người thầy cô không ngại khó khăn.
Người thầy cô nối vòng tay lớn dọc mảnh đất hình chữ S
Sinh ra và lớn lên ở đất Nam bộ bình dị, cô Nguyễn Thị Thảo Trâm đã không ngần ngại lặn lội đến miền Trung, để chung tay rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền. Với mong muốn đem giáo dục STEAM đến với trẻ em trên mọi miền đất nước, cô luôn nỗ lực đem đến phương pháp dạy học mới, các thiết bị công nghệ – kỹ thuật tiên tiến, tạo cơ hội cho các em phát triển tiềm năng.
Cô Trâm tin rằng việc mang tinh thần học hỏi và giao lưu kết nối sẽ rút ngắn được khoảng cách về STEAM trong giáo dục đến nhiều nơi hơn nữa. Từ đó, cô có thể lan tỏa STEAM đến các vùng khó khăn, tổ chức các ngày hội ở Miền Nam hay các tỉnh lân cận.
Tương tự như cô Trâm, thầy Trần Anh Tuấn luôn trăn trở về việc đem nền giáo dục Công nghệ Thông tin (CNTT) nói chung và STEAM nói riêng tới những em học sinh ở vùng ngoại ô. Giảng dạy bộ môn Toán – Tin, thầy luôn tích cực áp dụng AI khi soạn bài giảng điện tử, vẽ hình, làm video minh họa, để “cho học sinh thấy được sức mạnh và xu hướng công nghệ do AI mang lại”.
Thầy chia sẻ thêm, “Bản thân tôi phụ trách môn toán và tin, ở ngoại ô thành phố Long Xuyên, nơi các em chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ hiện đại. Từ đó, tôi cảm thấy thôi thúc để tìm hiểu về CNTT, đặc biệt là AI để áp dụng vào quá trình công tác, giảm nhẹ năng suất lao động và mang lại hiệu quả tốt hơn trong từng bài giảng.”
Không chỉ nỗ lực mang giáo dục STEAM tới các em học sinh, cô Đặng Thị Duyên còn là giảng viên đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp Sun-Asterisk. Cô nhận thấy rằng Trí tuệ nhân tạo hiện đang phát triển rất nhanh và có sức ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực. “Là 1 giảng viên, bản thân mình không muốn bị tụt hậu trước sự thay đổi từng ngày. Mình muốn học hỏi về AI để có thể áp dụng vào công việc giảng dạy cũng như chia sẻ tới những giáo viên khác.”, cô Duyên chia sẻ.
Ngoài ra, cô còn giảng dạy thêm về Tư duy máy tính cho con với mong muốn hỗ trợ chính con cái trong học tập và phát triển. Từ đó, cô có thể lan tỏa STEAM tới các bạn học sinh khác trong thời đại ngày nay.
Những cô giáo quật cường nuôi tri thức, “trồng người” trên mọi nẻo đường xa
Giữa những thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần ở miền núi và miền biển, chỉ có lòng yêu nghề, yêu người mới đủ sức để giữ chân thầy cô ở lại với trường lớp và học trò. Sự tận tụy ấy đã góp phần đem giáo dục STEAM đi khắp mọi nẻo đường ở Việt Nam.
“Sáng tạo không biên giới” không chỉ là tên của một sự kiện do cô Vàng Thị Dính tổ chức. Đó còn là châm ngôn của cô trong việc tiên phong mang giáo dục Robotics và STEAM tới các học sinh vùng cao. Trong đó, dự án nổi bật là ngày hội STEM và Robotics với ba nội dung chính là trải nghiệm sản phẩm STEM, thi đấu robot KCbot chủ đề “Chinh phục cao nguyên đá” và thi các sản phẩm STEM.
Cô Dính chia sẻ, “Để thay đổi được nhận thức của nhiều người về giáo dục STEM thì điều cơ bản là họ phải được chứng kiến những ý nghĩa và hiệu quả của giáo dục STEM mang lại”. Bằng việc tự trau dồi kiến thức STEM từ những lí thuyết đã học được và cụ thể hóa bằng hành động thực tiễn đó là, cô còn tổ chức các cuộc thi, ngày hội, và buổi huấn luyện kỹ năng để lan toả ý nghĩa STEM và Robotics đến các thầy cô và học sinh trong huyện.
Tương tự, cô Bùi Cẩm Nhung– thành viên của Phòng GD&ĐT với 17 năm kinh nghiệm giảng dạy Khoa học Tự nhiên, luôn tự trau dồi kiến thức STEAM để triển khai AI vào giáo dục cho toàn thể học sinh miền núi huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Với trách nhiệm lớn lao ấy, cô không ngừng đổi mới, đặc biệt qua khóa học Train the Trainers 2024, để “lan tỏa khóa học đến giáo viên vùng cao”, từ đó đem khoa học công nghệ đến nhiều trẻ em với hoàn cảnh khó khăn hơn nữa.
Cùng đóng góp cho giáo dục vùng cao, cô Bế Thị Hương là một giáo viên năng nổ trong việc thúc đẩy giáo dục STEAM đến học sinh và nâng cao năng lực của giáo viên. Với hơn 20 năm giảng dạy bộ môn Tin học, cô hiện đang công tác tại Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Tại đây, cô thúc đẩy giáo dục STEAM cho giáo viên và học sinh qua việc tổ chức ngày hội STEAM, tham gia khóa học và tổ chức các buổi tập huấn cho các giáo viên cấp huyện.
Dù là ở trên núi hay trong rừng với nhiều gian nan chất chồng, các Giáo viên Đại sứ luôn cần mẫn bước theo con đường nghề giáo đầy tự hào. Cô Lã Thị Hồng Vân,với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và tâm lý học đường, hiện đang phát triển các dự án trường học dành cho trẻ em thuộc dân tộc thiểu số.
Cô Vân thấu hiểu những khó khăn mà trẻ em dân tộc thiểu số gặp phải và nhận biết được tầm quan trọng của ứng dụng Khoa học công nghệ trong giáo dục. Cô nhận xét, “STEAM không chỉ là việc học các môn học riêng lẻ mà còn khuyến khích sự sáng tạo, tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề”.
Vì vậy khi trở thành Giáo viên Đại sứ, cô Vân chia sẻ mong muốn lớn nhất của mình là “lan tỏa tri thức về STEAM và giúp đỡ các giáo viên ở những vùng cao, vùng sâu vùng xa, trên khắp đất nước hiểu rõ hơn về cách tích hợp STEAM vào giáo án của họ”.
Lời kết
Qua những câu chuyện đầy nhiệt huyết của 24 Giáo viên Đại sứ trên khắp cả nước, chúng ta có thể cảm nhận lòng yêu nghề và thầm cảm phục trước những giáo viên đã kiên trì mở lối tương lai, để trẻ em Việt Nam tiếp cận STEAM trong học tập và cuộc sống. Họ như những tia sáng, không chỉ rực rỡ nơi thành thị, mà còn chiếu rọi những ngóc ngách xa xôi. Đây chính là tiền đề cho những mầm non tương lai của nước nhà tỏa sáng mạnh mẽ trên bầu trời quốc tế.
Những “Giáo viên Đại sứ” của Train the Trainers 2024 sẽ là ngọn hải đăng đáng tin, soi lối, hỗ trợ, thấu hiểu, và đồng hành cùng các thế hệ giáo viên để bổ sung kiến thức và nâng cao chất lượng giảng dạy về Tư duy máy tính và Generative AI.
Bởi tất cả chúng ta đều tin, “Giáo dục không phải rót cho đầy, mà là khơi lên ngọn lửa”. Hãy để tri thức và công nghệ là ngọn lửa, là ánh sáng dẫn đường, nuôi dưỡng trong học sinh lòng say mê khám phá và nhiệt huyết để kiến tạo tương lai.
Train the Trainer 2024 tiếp tục nối tiếp Train the Trainer 2023 mang đến một chương trình đào tạo giáo viên với các bài học về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy máy tính vào giảng dạy và đặc biệt là AI và các chuyên đề về dạy học.
__________________________
Thông tin chi tiết về khóa học Train the Trainers 2024: AI Summer Camp:
Thời gian: Dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 2/6 – 25/8/2024.
Địa điểm: Học trên nền tảng Live App và Zoom của STEAM for Vietnam.
Đăng ký tham gia Train The Trainers 2024 tại đây: https://bit.ly/3JDt6S5
Trước sự ra đời của Gen AI vào năm 2022, AI là lĩnh vực khoa học máy tính hầu như chỉ dành cho các nhà khoa học và các công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Trong thời gian này, các tính năng nổi bật của AI thường xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử hay tài chính như giới thiệu sản phẩm, đề xuất các video và quảng cáo trên mạng xã hội, hay dự báo khấu hao, v.v. Mặc dù vậy, AI trên thực tế chỉ được ứng dụng bởi các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính ổn định.
Bên cạnh đó, AI thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt ở các lĩnh vực chuyên sâu, phục vụ mục đích nghiên cứu và xây dựng mô hình dự báo. Do đó, dù có giá thành bản quyền cao cùng với các tính năng chuyên biệt, chiều rộng của ứng dụng AI không lớn.
Tuy nhiên, thế giới nhanh chóng chứng kiến cuộc cách mạng công nghệ mới vào cuối năm 2022 với sự ra đời của Generative AI (Gen AI), hay còn gọi là Trí tuệ nhân tạo Tạo sinh. Đây là một nhánh của AI, tập trung vào khả năng tạo ra hình ảnh, văn bản, và các dạng nội dung mới, chất lượng cao dựa trên dữ liệu có sẵn từ quá khứ.
Gen AI mang tính vượt trội hơn bởi nó luôn được cập nhật kiến thức liên tục bởi các nhà phát triển và người dùng qua Big Data. Chỉ chưa đến hai năm kể từ khi ra mắt, Gen AI đã có thể sáng tạo nội dung và trình bày kiến thức qua hình ảnh, luận văn, báo cáo hay video, v.v. Ngoài ra, Trí tuệ nhân tạo Tạo sinh còn hỗ trợ con người xử lý các công việc “tốn nhiều thời gian” như viết email, vẽ, v.v.
Sự ra đời của Gen AI là một đòn bẩy về năng suất của con người trong hiện tại và tương lai. Quá trình giảng dạy và khả năng tiếp thu kiến thức, sự hiệu quả trong giao tiếp hằng ngày, hay năng suất làm việc với các hệ thống dữ liệu, dây chuyền công nghiệp đều được cải thiện. Do đó, Gen AI đóng góp rất lớn đến sự phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực, điển hình là sự phát triển của công nghệ, kinh tế và cả nền giáo dục toàn cầu.
Tuy nhiên, Gen AI cũng đe dọa đến những công việc mang tính lặp đi lặp lại và “học vẹt” cao, bởi nó có thể “học” và bắt chước các công việc đó nhanh chóng và chính xác. Những công việc bị đe dọa bởi Gen AI có thể là những công việc đơn giản như viết báo cáo cho đến những công việc “đòi hỏi chuyên môn cao” hơn như lập trình, thậm chí là công việc của luật sư. Nhìn chung, các ngành nghề hiện tại đã, đang và sẽ bị thay thế ít nhất một phần bởi Gen AI!
Để trở thành một công dân toàn cầu bứt phá trong thời đại Gen AI
Thầy Lương Thế Vinh nhận định rằng sự phát triển của Gen AI là không thể chối cãi. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm cách “chung sống hoà bình” và biến Gen AI thành trợ thủ đắc lực của mình. Thầy Vinh đã chia sẻ một số lời khuyên bổ ích giúp chúng ta tận dụng được tối đa Gen AI và sử dụng nó một cách “có đạo đức và trách nhiệm với xã hội”.
Trước tiên, thầy nhấn mạnh chúng ta cần thay đổi tư duy và quan điểm của mình. Với sự phát triển bùng nổ của Gen AI hiện nay chúng ta không thể chỉ “làm ngơ” và đánh giá thấp xu hướng công nghệ mới. Thay vào đó, mỗi người cần phải chủ động học hỏi về Gen AI và học cách biến nó thành đòn bẩy năng suất bản thân.
Theo thầy Vinh, những công dân toàn cầu khi biết cách sử dụng Gen AI sẽ có năng suất cao gấp 10 lần, thậm chí là 100 lần những người còn lại. Với những người đang là giáo viên, phụ huynh, hay sắp và đang đi làm có thể bắt đầu bằng cách tự đánh giá lại trong công việc chuyên môn và hành chính của mình. Từ đó, bạn có thể tìm ra những đầu việc có thể làm nhanh hơn với sự hỗ trợ của AI.
Riêng với giáo dục, chúng ta cũng cần thay đổi lại thước đo: thế nào là “giỏi”? Ngày xưa, những cuộc thi học sinh giỏi các cấp đều là những cuộc thi đầy thử thách cho học sinh và có ý nghĩa to lớn trong việc khơi dậy đam mê học tập, đồng thời tìm kiếm nhân tài phục vụ cho đất nước. Tuy nhiên, trước thời đại của Gen AI, những cuộc thi này sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời và không còn nhiều ý nghĩa như trước đây.
Gen AI có khả năng học tập rất nhanh, và hiện nay chúng đang dần giải đúng cả những bài toán phức tạp với tốc độ gấp đôi, hay thậm chí gấp 10 lần con người. Tập đoàn Google hiện nay đang dần gỡ bỏ những bài kiểm tra về lập trình trong quá trình phỏng vấn của họ. Vì vậy, thầy Vinh cho rằng một người giỏi sẽ có khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của thế giới và tạo ra những sản phẩm, mô hình công nghiệp, kinh doanh, hệ thống máy tính, v.v. năng suất cao.
Trong quá trình hỗ trợ học sinh lựa chọn và định hướng nghề nghiệp trong thời đại mới, chúng ta cần chú trọng định hướng về “sự lựa chọn bền vững”. Trong tương lai gần, AI sẽ thay thế gần như hoàn toàn một số ngành nghề cơ bản như thư ký, lập trình cấp thấp (tức là chỉ tạo ra những “khuôn mẫu” có sẵn và lặp đi lặp lại), thậm chí là những ngành nghề “đang hot” tại Việt Nam hiện nay như phân tích dữ liệu đơn giản.
Ngược lại, những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao như cơ khí, tự động hóa, robotics, các ngành khoa học cơ bản như vật lý, hóa học hoặc những ngành tạo ra những sản phẩm hữu hình khó bị AI thay thế được.
Sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của Gen AI đang thay đổi và định hình lại thị trường việc làm hiện nay trong mọi lĩnh vực trên thế giới. Vì vậy, chúng ta cần nâng cao kiến thức về Gen AI và ứng dụng của chúng để tối ưu công việc của mình và trang bị các kỹ năng cần thiết để phát triển với công nghệ. Đặc biệt là với các thầy cô, việc hiểu và khai thác tốt Gen AI không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn giúp học sinh – sinh viên định hướng tốt hơn trong thời đại 4.0.
Train the Trainer 2024 tiếp tục nối tiếp Train the Trainer 2023 mang đến một chương trình đào tạo giáo viên với các bài học về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy máy tính vào giảng dạy và đặc biệt là AI và các chuyên đề về dạy học.
— — — — — — — — — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.