Tiếp nối thành công của National Robotics Tournament 2022, Giải đấu Robotics VEX IQ toàn quốc 2023 do STEAM for Vietnam, Trung tâm Hoa Kỳ (trực thuộc Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam) và Đại học Bách khoa Hà Nội đồng tổ chức đã đặt ra các mục tiêu cao hơn, với quy mô tổ chức lớn hơn, hướng tới mục tiêu chọn ra 20 đội tuyển xuất sắc nhất, đại diện Việt Nam tranh tài tại đấu trường Robotics lớn nhất thế giới “VEX Robotics World Championship 2023” được tổ chức tại Texas, Mỹ vào tháng 05/2023.
Ngay từ những ngày đầu mở đơn, Giải đấu đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các vị phụ huynh, nhà trường và đặc biệt là các em học sinh có niềm đam mê, hứng thú với giáo dục STEAM. Trong vòng 1 tháng mở đơn đăng ký đội chơi, Ban Tổ chức đã nhận được đơn đăng ký của 162 đội chơi – bao gồm 47 đội thuộc Bảng đấu Tiểu học và 115 đội thuộc Bảng đấu Trung học. Hơn 800 thí sinh tham gia, các em đến từ 169 trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên 33 tỉnh thành, trải dài từ Bắc vào Nam, tham gia tranh tài mang theo niềm đam mê với lĩnh vực Robotics và ước mơ vô địch tại đấu trường thế giới. Tại STEAM for Vietnam, giáo dục STEAM là bình đẳng, miễn phí và dành cho tất cả học sinh – và Vietnam VEX IQ National Championship 2023 đã và đang trên con đường thực hiện sứ mệnh đó.
Với phương châm “Nói được là làm được”, đội ngũ Ban Tổ chức đã thành công tiên phong, mở đường lựa chọn 20 đội Việt Nam tham gia tranh tài tại đấu trường quốc tế – VEX Robotics World Championship 2023. 14 đội Trung học và 6 đội Tiểu học xuất sắc nhất trong Giải đấu sẽ chính thức trở thành đại diện những đại diện đầu tiên của Việt Nam tới Mỹ để so tài với bạn bè năm châu vào tháng 5 này. Tự hào hơn cả, với 20 đại diện tài năng, Việt Nam đã ghi danh vào top 5 quốc gia có số đội chơi lớn nhất tham gia tranh tài tại sân chơi lớn mang tầm cỡ quốc tế, đồng thời trở thành quốc gia Đông Nam Á duy nhất lọt vào danh sách này. Để đạt được những con số ấn tượng như vậy, chính là nhờ tinh thần “dám nghĩ dám làm”, động lực để thực hiện sứ mệnh muốn trang bị cho thế hệ tương lai Việt Nam một nền giáo dục STEAM mạnh mẽ của đội ngũ STEAM for Vietnam và hơn hết, chính là sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình đến từ phía các đội chơi.
Giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc năm 2023 là giải đấu Robotics quy mô lớn, giúp học sinh cả nước học và thực hành các kiến thức liên quan tới khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học, đồng thời phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho tương lai. Nhà đồng sáng lập tổ chức STEAM for Vietnam, Tiến sĩ Trần Việt Hùng chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng vì giờ đây các em học sinh ở các vùng miền của Việt Nam có cơ hội được học tập và tham gia các thử thách không khác gì so với các em học sinh ở các nước phát triển như Mỹ.” Hy vọng rằng qua trải nghiệm lần này, Giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc 2023 sẽ trở thành thành bước đệm, chắp cánh cho các bạn nhỏ tài năng trên hành trình vươn tới đam mê Robotics.
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa, Vietnam VEX IQ National Championship 2023 sẽ chính thức khởi động tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Đăng ký tham gia ngay hôm nay để cùng chúng tôi “biến những điều không thể thành có thể” nhé!
▶ Địa điểm: Nhà thi đấu Bách khoa , 42 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
_____________________________
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Em Kim Thuỳ, một trong những thành viên vô cùng tài năng của đội đã có những chia sẻ vô cùng chân thành về hành trình tham gia NRT 22 từ Lạng Sơn tới Hà Nội của đội. Em và các bạn đã có những trải nghiệm vô cùng mới lạ, cùng nhau trải qua vô vàn những thử thách và chắc chắn, National Robotics Tournament 2022 đã để lại cho các em những kỷ niệm khó quên.
Về trải nghiệm vô cùng mới mẻ này, Kim Thuỳ chia sẻ rằng các bạn trong đội còn vô cùng bỡ ngỡ, chưa biết nhiều về robot VEX IQ mà đội sẽ tham gia thi đấu. Có lẽ đây chính là thử thách lớn nhất, bởi trong khi các đội chơi khác không chỉ có nhiều kiến thức về con robot này, thậm chí còn quen với việc lắp ráp, vận hành để robot hoạt động tối ưu nhất. Hơn hết, huyện Bình Gia là 1 huyện nhỏ trong tỉnh Lạng Sơn, nên các bạn đã gặp khá nhiều khó khăn về chi phí cùng khoảng cách địa lý. “Thế nhưng, cả đội động viên nhau cố gắng bởi hiếm khi mới có một giải đấu lớn như vậy, và đó chính là động lực để chúng em miệt mài tìm tòi, không bỏ cuộc.” – Kim Thuỳ cười.
Chính bởi khoảng cách vô cùng xa, các bạn cũng không có nhiều điều kiện và thời gian để tham gia các buổi tập thử hàng tuần được tổ chức tại Hà Nội. “Thật may mắn khi có sự hỗ trợ đắc lực của thầy, cô giáo và đội ngũ STEAM for VIETNAM, chúng em đã có buổi tập thử sân tại Hà Nội vào ngày 10/09/2022.” Kim Thuỳ và các bạn vô cùng hào hứng khi được gặp các tình nguyện viên tại STEAM for Vietnam và các đội chơi khác cùng tham gia – đối với VEX IQ_BG 2022, đây là một cơ hội tốt để các em hiểu rõ hơn về cuộc thi, đồng thời được cọ xát, học hỏi từ các đội chơi và từ đội ngũ tình nguyện viên tại STEAM để chuẩn bị thật tốt cho cuộc thi.
Quyết tâm giành chiến thắng mãnh liệt, hoàn cảnh không thể chiến thắng ý chí. Trong chuyến đi tập thử tại Hà Nội, các bạn đã tỉ mỉ, cẩn thận chụp và ghi chép lại các thông số kỹ thuật về sân đấu như kích cỡ, nơi bố trí các chướng ngại vật,… và nảy ra ý tưởng tự thiết kế sân đấu dựa trên các số liệu của sân đấu thực. Các bạn có thể luyện tập nhiều hơn, nâng cao khả năng điều khiển robot của đội và giúp các bạn tự tin hơn khi thi đấu.
“Tiếp tục là những tháng ngày năng suất nỗ lực của cả đội phải sửa đi sửa lại rất nhiều lần. Em còn nhớ trước ngày giải đấu diễn ra, đội em đã thức đến 3 giờ sáng để cùng nhau hoàn thiện nó, bạn thì lắp ráp, bạn thì viết Engineering Notebook, bạn thì mệt rã rời không ngồi lên nổi.” Với cả đội, những khoảnh khắc này chính là kỷ niệm các em không thể quên.
Các nỗ lực của đội đã được đền đáp khi VEX IQ_BG 2022 đứng thứ 19/50 đội chơi. Đây là một thành tích rất tốt của đội khi lần đầu tiên làm quen với robot VEX IQ và tham gia giải đấu quy mô toàn quốc. Kim Thuỳ chia sẻ mong muốn sẽ có nhiều giải đấu về Robot ở Việt Nam được tổ chức để giữ vững và phát huy niềm đam mê cháy bỏng trong công cuộc khám phá và phát triển bản thân của thế hệ trẻ.
____________________________
“Những lá thư gửi tương lai từ National Robotics Tournament 2022” là series chia sẻ về những câu chuyện chưa bao giờ được kể, hé lộ về hành trình luyện tập và tham gia của các đội chơi tại National Robotics Tournament 2022.
Theo dõi các phần tiếp theo của series “Những lá thư gửi tương lai từ National Robotics Tournament 2022” tại đây.
_____________________________
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Với sứ mệnh mang giáo dục STEAM đẳng cấp quốc tế về cho học sinh Việt Nam một cách hoàn toàn miễn phí, STEAM for Vietnam cùng với các đối tác đã khởi động chương trình “A Year of Robotics” với rất nhiều các hoạt động để học sinh Việt Nam có cơ hội học tập và thực hành trên các bộ linh kiện Robotics hiện đại giống như các học sinh tại Mỹ và mục tiêu thi đấu ở các giải đấu Robotics toàn cầu. Mở đầu chương trình là Khóa học “CS201- Nhập môn Thiết kế và Lập trình Robotics với VEX IQ” do STEAM for Vietnam tổ chức đã đào tạo mạng lưới hơn 500 giáo viên và giảng dạy Robotics miễn phí tới hơn 600 học sinh trên khắp cả nước, trong đó có những vùng sâu vùng xa như huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), v.v. Điều này cho thấy không có bất cứ rào cản nào về giới tính, dân tộc, địa lý trong việc đưa giáo dục STEM gần hơn tới trẻ em Việt Nam.
Bên cạnh Khóa học “CS 201 – Nhập môn Lập trình Robotics với VEX IQ”, tháng 9/2022, STEAM for Vietnam cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Trung tâm Hoa kỳ tại Hà Nội và TP. HCM (thuộc Đại sứ Quán và Lãnh sự Quán Hoa Kỳ) đồng tổ chức giải đấu “National Robotics Tournament 2022 – Giải đấu Giao hữu Robotics cấp Quốc gia sử dụng VEX IQ”, dành cho học sinh từ 10 đến 17 tuổi tại Trường Đại học Bách khoa Hà nội. Giải đấu đã thu hút hơn 500 khán giả tham gia tại địa điểm chính thức và gần 15.000 lượt theo dõi qua nền tảng trực tuyến, với màn so tài của 49 đội thi đấu đến từ 44 trường THCS, THPT ở 20 tỉnh thành trên cả nước. Giải đấu đã gây được tiếng vang lớn và đã tạo cảm hứng cho rất nhiều học sinh và các trường phổ thông trên cả nước học Robotics với bộ linh kiện VEX IQ. Phát biểu tại lễ trao giải, Đại sứ Mỹ, ngài Marc Knapper chia sẻ “Hôm nay, tôi đã có cơ hội chứng kiến 49 đội chơi robotics xuất sắc tranh tài trong Giải đấu Robotics cấp Quốc gia lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Trung tâm Hoa Kỳ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức STEAM for Vietnam và Đại học Bách khoa Hà Nội. Tôi không thể diễn tả hết sự ấn tượng của mình về tài năng, khát vọng chiến thắng và trí tuệ của các bạn học sinh, sinh viên tham gia. Các bạn thực sự khiến tôi tin tưởng vào một tương lai tươi sáng cho Việt Nam!”
Tiếp nối với thành công của Giải đấu Giao hữu Robotics cấp Quốc gia sử dụng VEX IQ – National Robotics Tournament 2022, STEAM for Vietnam, Đại học Bách khoa Hà Nội, và Trung tâm Hoa Kỳ đã đặt ra các mục tiêu cao hơn và tiếp tục tổ chức “Giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc năm 2023 – Vietnam VEX IQ National Championship 2023”. Giải đấu được tổ chức tiêu chuẩn của REC Foundation với mục tiêu đưa 10 đội tuyển Việt Nam tranh tài tại đấu trường Robotics lớn nhất thế giới, “VEX Robotics World Championship 2023”.
Giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc năm 2023 có hai bảng đấu: Bảng đấu Tiểu học dành cho học sinh từ 12 tuổi trở xuống, và Bảng đấu THCS dành cho Học sinh từ 15 tuổi trở xuống. Chương trình dự kiến sẽ thu hút sự quan tâm của 250 đội chơi trên cả nước. Đội chơi sẽ tranh tài với đề bài “Slapshot” tại nhiều hạng mục: Phối hợp đối phương (Teamwork Challenge), Thử thách điều khiển từ xa (Driving Skills Challenge), Thử thách lập trình tự hành (Programming Skills Challenge).
Giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc năm 2023 là giải đấu Robotics quy mô lớn, giúp học sinh cả nước học và thực hành các kiến thức liên quan tới khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học. Bên cạnh đó, thí sinh tham gia còn phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho tương lai như kỹ năng tư duy máy tính, giải quyết vấn đề và kĩ năng làm việc nhóm
Giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc năm 2023 và dự án “A Year of Robotics” thể hiện mạnh mẽ sứ mệnh của STEAM for Vietnam muốn trang bị cho thế hệ tương lai Việt Nam một nền giáo dục STEAM mạnh mẽ với tầm cỡ đẳng cấp thế giới và công nghệ tiên tiến nhất để cạnh tranh toàn cầu. Nhà đồng sáng lập tổ chức STEAM for Vietnam, Tiến sĩ Trần Việt Hùng chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng vì giờ đây các em học sinh ở các vùng miền của Việt Nam có cơ hội được học tập và tham gia các thử thách không khác gì so với các em học sinh ở các nước phát triển như Mỹ. Hy vọng là qua những trải nghiệm như cuộc thi lần này, các em dần dần sẽ có các kỹ năng và kinh nghiệm để sau này có thể cạnh tranh trên thị trường công việc toàn cầu.”
Với vai trò là nhà đồng tổ chức của Giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc 2023, Trung tâm Hoa Kỳ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (trực thuộc Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ) hỗ trợ tổ chức các buổi hội thảo và đào tạo chuyên sâu về robot dành cho các đội chơi. Ông Anthony Jones – Tùy viên Văn Hóa – Thông tin – Giáo dục của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ chia sẻ: “Với cuộc thi này, chúng tôi mong muốn nâng cao khả năng tư duy, giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm giúp các em học sinh sớm tiếp cận với giáo dục và các ngành nghề STEAM”.
Sau nhiều lần hợp tác phối hợp tổ chức các hoạt động liên quan đến Tư duy máy tính, Lập trình, và Robotics, Đại học Bách khoa Hà Nội và STEAM for Vietnam chính thức trở thành đối tác chiến lược trong việc phát triển các chương trình giáo dục STEAM để đào tạo nguồn nhân lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Đại học Bách khoa sẽ hỗ trợ nguồn lực và tài nguyên trong Giải đấu và đồng hành cùng STEAM for Vietnam trong mục tiêu trở thành nguồn cảm hứng và tạo nên thế hệ kỹ sư toàn cầu trong tương lai. PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa chia sẻ: “Giải vô địch VEX IQ Robotics 2023 và dự án “A Year of Robotics” rất phù hợp với mục tiêu đẩy mạnh giáo dục STEM tới học sinh, nhằm thu hút các em hứng thú tới Toán, Vật lý, Hoá học, Điều khiển học, và Lập trình đăng ký vào Bách khoa, nâng cao chất lượng đầu vào”.
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật, Arts – Nghệ thuật, Math – Toán học) tại Việt Nam. STEAM for Vietnam Foundation được thành lập bởi các cựu du học sinh Việt Nam tại Mỹ và được vận hành bởi mạng lưới tình nguyện viên là những chuyên gia người Việt và các thành viên Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam trên khắp thế giới với mong muốn được cống hiến cho sự phát triển của thế hệ trẻ tại Việt Nam thông qua việc chia sẻ kiến thức về giáo dục STEAM.
Về Trung Tâm Hoa Kỳ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Trung tâm Hoa Kỳ tại Hà Nội và TPHCM trực thuộc Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, là không gian dành cho công chúng, giúp xây dựng các kết nối cá nhân và trực tuyến với đất nước Hoa Kỳ thông qua việc tiếp cận các thông tin về Hoa Kỳ, học tiếng Anh, tư vấn giáo dục Hoa Kỳ, các công nghệ tân tiến, các chương trình trao đổi, và các chương trình sự kiện đa dạng trong một môi trường an toàn và thân thiện. Các dịch vụ thư viện và chương trình văn hóa giáo dục tại Trung tâm Hoa Kỳ là hoàn toàn miễn phí cho công chúng. Chúng tôi hoan nghênh các chuyến thăm từ các quan chức chính phủ, học giả, sinh viên và các nhóm khác quan tâm đến thông tin về Hoa Kỳ.
Về Đại học Bách khoa Hà Nội
Từ khi thành lập năm 1956, Đại học Bách khoa Hà Nội luôn giữ vững vị thế là trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam. Trong xu thế hội nhập quốc tế, Đại học Bách khoa Hà Nội ngày càng nâng cao được uy tín về chất lượng đào tạo và năng lực nghiên cứu khoa học, hướng tới tự chủ toàn diện, trở thành đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo đa lĩnh vực với nòng cốt kỹ thuật và công nghệ, có vị thế cao trong khu vực và trên thế giới. Bách khoa Hà Nội luôn giữ vững truyền thống tuyển chọn những sinh viên ưu tú nhất với niềm đam mê về khoa học công nghệ, hợp tác với hơn 200 đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học và tổ chức giáo dục ở 32 quốc gia.
Về Cuộc thi VEX Robotics World Championship
VEX Robotics World Championship là Giải đấu Robotics Quốc tế được tổ chức thường niên tại Mỹ, được công nhận là Giải đấu Robotics lớn nhất thế giới bởi Kỷ lục Guiness năm 2018. Đơn vị tổ chức VEX Robotics World Championship là Robotics Education & Competition (REC) Foundation – tổ chức phi lợi nhuận với các dự án hướng đến STEM và mang tính bền vững. Hằng năm, Giải đấu thu hút hơn 100.000 thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới.
Đây là suy nghĩ mà chính thầy Vinh cũng thường xuyên nghe được. Thật ra, mọi người đang hiểu lầm về bản chất của ngành Robotics. Các bạn học sinh chắc hẳn cũng từng biết đến robot Sophia (Sophia là một “robot xã hội” hình dáng y hệt con người và có khả năng tương tác, trò chuyện, học hỏi), khi Sophia ra mắt đã khiến cho cả thế giới phải trầm trồ. Thế nhưng, chúng ta không thể sáng tạo ra một sản phẩm thu hút khi chỉ dựa vào tư duy logic mà còn cần một tư duy hết sức quan trọng, đó chính là tư duy nghệ thuật. Để hoàn thiện một sản phẩm ấn tượng như vậy, các kỹ sư và nhà khoa học cần phải tưởng tượng ra trong đầu hình dáng sản phẩm, tính năng cũng như quy trình cần thiết để hoàn thiện Sophia.
Đó chính là lý do giúp cho việc theo đuổi lĩnh vực Robotics không hề khô khan như chúng ta vẫn tưởng, các bạn học sinh vẫn phải chú trọng tư duy nghệ thuật, rèn giũa trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bản thân để xây dựng nên một sản phẩm độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân.
Chắc chắn một điều rằng, để chuyên sâu trong bất kỳ lĩnh vực nào thì chúng ta cũng cần phải dành nhiều năm để học hỏi vô số kiến thức chuyên môn. Hơn thế nữa, lĩnh vực robotics khá rộng và cần nhiều kiến thức như thiết kế, chế tạo, vận hành, ứng dụng robot, cũng như sử dụng tín hiệu cảm biến để phản hồi hay kết hợp với hệ thống máy tính để lập trình và điều khiển. Việc học là không có giới hạn, chính thầy Vinh cũng vẫn cần học hỏi những kiến thức mới hàng ngày vì công nghệ sẽ luôn thay đổi nhanh chóng.
Hơn hết, xây dựng robot cần rất nhiều công đoạn và công sức, các bạn học sinh sẽ cần phải học cách hợp tác, thảo luận và bày tỏ quan điểm để có thể làm việc tốt với những kỹ sư khác. Chúng ta không phải lúc nào cũng sẽ làm việc cùng đội ngũ kỹ sư thân thiết mà còn phải làm cùng hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn người lạ. Ngay lúc này thì kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm lại cực kỳ quan trọng.
Chẳng hạn như câu chuyện của Elon Musk, Elon Musk cùng hàng nghìn kỹ sư Space X đã kiên trì tận 20 năm để phóng thành công tên lửa Falcon 9, mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon và 2 phi hành gia Mỹ vào không gian. Để có được thành công mang dấu ấn thay đổi nhân loại đó, họ đã phải đối mặt với sự thất vọng khi 4 lần tên lửa phát nổ lúc cất cánh, 6 lần hạ cánh không thành công và hàng chục tháng để tìm ra lý do phát nổ.
Chính vì thế, chế tạo hay lắp ráp một cỗ máy robot không nhanh chóng như chúng ta hay tưởng. Các bạn học sinh sẽ phải đối mặt với những thử thách không thể tiên đoán trước, cần không ngừng kiên nhẫn khắc phục lỗ hổng, thậm chí là đập đi xây lại nhiều lần. Cho nên, yếu tố cốt lõi các bạn học sinh cần để có thể học hỏi và theo đuổi lâu dài lĩnh vực Robotics là kỹ năng làm việc nhóm, tính kiên trì, nhẫn nại và quan trọng hơn hết là sự cởi mở trong tư duy (open-mind).
Chắc chắn rằng robot có rất nhiều hình thức đa dạng. Thật ra, lĩnh vực robotics đang là một vùng đất màu mỡ, giàu tiềm năng với 3 xu hướng chính: Robotics, Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT). Quan điểm robot là “những cỗ máy biết cử động và vận hành” thuộc về mảng Robotics. Đó là xu hướng chế tạo ra máy móc thay thế sức lao động của con người, ví dụ như giúp con người lặn sâu ở biển, tìm quặng mỏ, thực hiện công tác cứu hộ trên núi tuyết, phòng chống thiên tai..v..v. Thế nhưng, chúng ta vẫn cần biết đến mảng AI và IoT.
AI sẽ thay con người tư duy trong một số tình huống nhất định như dự báo, phân loại vật thể, tư duy tình huống tinh vi..v..v. Hiện nay, nhiều họa sĩ đã ứng dụng AI vào mảng nghệ thuật để tạo ra các bức tranh đầy ấn tượng. Chỉ cần nhập vào các từ khóa miêu tả về bức tranh như: cảm xúc, tông màu, phong cách nghệ thuật..v..v là có thể tạo ra bức tranh hoàn chỉnh theo ý mình. Thế nhưng, các bạn học sinh cần hiểu được rằng AI không thể thay thế con người hoàn toàn, vì AI không thể có khả năng sáng tạo như chúng ta.
Bên cạnh đó, để làm cho nhà cửa, nhà máy, trường học tự động hóa, an toàn và tiết kiệm năng lượng hơn, chúng ta lại cần có cơ chế hoạt động thông minh Internet vạn vật (IoT). Không nói đâu xa, ngay tại các bài giảng thú vị hàng tuần của STEAM for Vietnam cũng tồn tại IoT. Nếu như trước đây việc học tập chỉ giới hạn ở sự kết hợp giữa sách giáo khoa và hình ảnh, thì các em học sinh STEAM for Vietnam trên khắp 38 quốc gia có thể học lập trình chỉ thông qua điện thoại thông minh và máy tính. Bên cạnh đó, còn có các hệ thống học online gồm LMS, Live App, và STEAMESE Profile để tham gia các bài học, cùng tương tác với các giảng viên và trợ giảng. Đây là ví dụ thực tế và gần gũi nhất cho các bạn học sinh về mảng IoT.
Các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung, Mitsubishi… đã mở rộng đầu tư nhà máy ở Việt Nam, và trong tương lai dự kiến số lượng vẫn còn tăng trưởng mạnh. Chính vì vậy, theo thầy Vinh, khởi đầu sớm chính là một lợi thế lớn cho các em có thể thích nghi và làm việc tốt ở lĩnh vực Robotics sau này.
STEAM for Vietnam hiện đang tuyển sinh cho lớp CS 201 – Nhập môn Thiết kế và Lập trình Robotics với VEX IQ. Các bạn học sinh đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia các bài học thực tế và hấp dẫn cùng thầy cô STEAM for Vietnam nhé! Đăng ký ngay tại đây.
_________________
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Giải đấu Giao hữu Robotics cấp Quốc gia sử dụng VEX IQ – National Robotics Tournament 2022 tổ chức vào ngày 25 tháng 09 năm 2022 tại Hội trường C2, Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra thành công. Sự kiện đã thu hút hơn 500khán giả tham gia tại địa điểm chính thức và gần15.000 lượt theo dõi qua nền tảng trực tuyến. Với màn so tài của 49 đội thi đấu đến từ 44 trường THCS, THPT ở 20 tỉnh thành trên cả nước, đội AE Nhà Khỉ đến từ Edison Schools Ecopark, Hưng Yên đã xuất sắc giành giải thưởng toàn diện- Excellence Award của Giải đấu Giao hữu Robotics cấp Quốc gia sử dụng VEX IQ, sau gần 300 trận thi đấu kịch tính.
Với sứ mệnh mang giáo dục STEAM đẳng cấp quốc tế tới cho học sinh Việt Nam một cách hoàn toàn miễn phí, STEAM for Vietnam cùng với các đối tác đã đem tới một sân chơi đạt chuẩn quốc tế của Robotics Education & Competition Foundation (REC). Cuộc thi đã tạo điều kiện để các em học sinh ở Việt Nam có cơ hội học tập và thực hành thi đấu trên các bộ linh kiện Robotics hiện đại như học sinh tại Mỹ, hướng tới mục tiêu có thể tham gia thi đấu ở các giải đấu Robotics toàn cầu.
Các đội chơi đã trải qua nhiều trận thi đấu trực tiếp với các hạng mục: Phối hợp đối phương (Teamwork Challenge), Thử thách điều khiển từ xa (Driving Skills Challenge), Thử thách lập trình tự hành (Programming Skills Challenge). Đội Quán quân sẽ có cơ hội tham gia các buổi đào tạo chuyên sâu và nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và quốc tế về VEX Robotics, nhằm hướng tới cuộc thi VEX Robotics World Championship 2023 – cuộc thi về Robotics lớn nhất trên thế giới, được tổ chức vào tháng 05 hàng năm tại Hoa Kỳ. Các đội đạt giải thưởng bao gồm:
Excellence Award: Đội AE Nhà Khỉ – Edison Schools Ecopark Văn Giang, Hưng Yên
Best Collaboration Award: Đội VEX IQ THPT Chi Lăng – THPT Chi Lăng, Gia Lai và Đội Athesis – Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắk Nông.
Teamwork Challenge Award: Đội Switch – Vinschool Times City, Hà Nội và Đội Mejor Grupoo – Edison Schools Ecopark Văn Giang, Hưng Yên
Robot Skills Challenge Award: Đội Switch – Vinschool Times City, Hà Nội
Build Award: Đội STEAM WASS 03 – Trường Tiểu học, THCS, THPT Tây Úc, TP. Hồ Chí Minh
Create Award: Windchaser – Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội
Social Media Award: Đội Gang Thép Xanh – THPT Gang Thép, Thái Nguyên (Giải Nhất), Đội CVA STEAM Crew – TH, THCS, THPT Chu Văn An, Sơn La và Đội Switch – Vinschool Times City, Hà Nội (Giải Nhì)
Giải Tài năng nhí: Đội Switch – Vinschool Times City, Hà Nội
Với 49 đội chơi đến từ 20 tỉnh thành tham gia thi đấu chính thức tại Hà Nội, National Robotics Tournament 2022 đã chứng minh là một sân chơi chuyên nghiệp với chất lượng quốc tế, là nguồn động lực và truyền cảm hứng về ngành kỹ thuật và robotics đến các bạn học sinh trên cả nước. Giải đấu giao hữu Robotics toàn quốc với VEX IQ đánh dấu cột mốc STEAM for Vietnam đến gần hơn với mục tiêu tận dụng công nghệ để phổ cập Tư duy Máy tính cho 5 triệu học sinh Việt Nam trong 3 năm tới. Và xa hơn chính là trang bị cho thế hệ tương lai Việt Nam một nền giáo dục STEAM mạnh mẽ với tầm cỡ đẳng cấp thế giới và công nghệ tiên tiến nhất để cạnh tranh toàn cầu.
Đồng thời, Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa trường Đại học Bách khoa Hà Nội và STEAM for Vietnam cũng đã diễn ra tốt đẹp. Qua đây, Đại học Bách khoa Hà Nội và STEAM for Vietnam chính thức trở thành đối tác chiến lược trong việc phát triển các chương trình giáo dục STEAM để đào tạo nguồn nhân lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ hỗ trợ nguồn lực và tài nguyên trong Giải đấu Giao hữu Robotics toàn quốc, nối dài nỗ lực cùng STEAM for Vietnam trở thành nguồn cảm hứng và chung tay tạo nên thế hệ kỹ sư toàn cầu trong tương lai.
Lễ ký kết hợp tác chiến lược MOU giữa Đại học Bách khoa Hà Nội và STEAM for Vietnam
Tiếp nối với thành công của Giải đấu Giao hữu Robotics cấp Quốc gia sử dụng VEX IQ – National Robotics Tournament 2022, STEAM for Vietnam tiếp tục thực hiện chương trình “A Year of Robotics” – tổ chức cuộc thi Giao hữu Quốc tế vào tháng 01/2023 và National Robotics Tournament 2023 vào tháng 02/2023, hướng tới mục tiêu đưa 100 học sinh Việt Nam lần đầu tiên tham gia thi đấu tại giải đấu Robotics hàng đầu thế giới cho học sinh từ 10 đến 17 tuổi – VEX Robotics World Championship 2023, tổ chức vào tháng 05/ 2023 tại Texas, Hoa Kỳ.
Về Cuộc thi VEX Robotics World Championship
VEX Robotics World Championship là Giải đấu Robotics Quốc tế được tổ chức thường niên tại Mỹ, được công nhận là Giải đấu Robotics lớn nhất thế giới bởi Kỷ lục Guiness năm 2018. Một trong những đơn vị tổ chức VEX Robotics World Championship là Robotics Education & Competition (REC) Foundation – tổ chức phi lợi nhuận với các dự án hướng đến STEM và mang tính bền vững, lâu dài. Hằng năm, Giải đấu thu hút hơn 100.000 thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới.
Về STEAM for Vietnam Foundation
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật, Arts – Nghệ thuật, Math – Toán học) tại Việt Nam. STEAM for Vietnam Foundation được thành lập bởi các cựu du học sinh Việt Nam tại Mỹ và được vận hành bởi mạng lưới tình nguyện viên là những chuyên gia người Việt và các thành viên Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam trên khắp thế giới với mong muốn được cống hiến cho sự phát triển của thế hệ trẻ tại Việt Nam thông qua việc chia sẻ kiến thức về giáo dục STEAM.
Về Đại học Bách khoa Hà Nội
Từ khi thành lập năm 1956, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội luôn giữ vững vị thế là trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam. Trong xu thế hội nhập quốc tế, Bách khoa Hà Nội ngày càng nâng cao được uy tín về chất lượng đào tạo và năng lực nghiên cứu khoa học, hướng tới tự chủ toàn diện, trở thành đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo đa lĩnh vực với nòng cốt kỹ thuật và công nghệ, có vị thế cao trong khu vực và trên thế giới. Bách khoa Hà Nội luôn giữ vững truyền thống tuyển chọn những sinh viên ưu tú nhất với niềm đam mê về khoa học công nghệ. Trường hợp tác với hơn 200 đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học và tổ chức giáo dục ở 32 quốc gia.
Về Trung tâm Hoa Kỳ tại Hà Nội và TP.HCM
Trung tâm Hoa Kỳ tại Hà Nội và TP.HCM trực thuộc Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, là không gian dành cho công chúng, giúp xây dựng các kết nối cá nhân và trực tuyến với đất nước Hoa Kỳ thông qua việc tiếp cận các thông tin về Hoa Kỳ, học tiếng Anh, tư vấn giáo dục Hoa Kỳ, các công nghệ tân tiến, các chương trình trao đổi, và các chương trình sự kiện đa dạng trong một môi trường an toàn và thân thiện. Các dịch vụ thư viện và chương trình văn hóa giáo dục tại Trung tâm Hoa Kỳ là hoàn toàn miễn phí cho công chúng.
Liên hệ Báo chí:
Chị Vũ Thu Thảo (Joy Vu) – Quản lý dự án, STEAM for Vietnam
“Đây không phải công việc mình “phải làm”, mà là công việc mình “được làm”.”
Chị Joy Vũ – Quản lý dự án, thành viên Full-time đầu tiên của STEAM for Vietnam chia sẻ về sự hào hứng mỗi khi làm việc ở tổ chức dù đã gia nhập STEAM for Vietnam hơn 2 năm. Đối với chị Joy, điều khiến chị cảm thấy hạnh phúc nhất chính là khi được nhìn thấy những giá trị mà công việc mình làm tạo ra: Thấy các bạn học sinh tiến bộ, thay đổi qua từng ngày, hứng thú và say mê học tập STEAM.
Chị Joy tin tưởng vào sứ mệnh và hoạt động của STEAM for Vietnam
Là người đã có kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp lớn, điều khiến STEAM for Vietnam khác biệt chính là con người. Được tiếp xúc với nhiều thành viên với những câu chuyện khác nhau, chị Joy cho biết chính sự “độc nhất” của mỗi STEAMese đóng góp một phần vô cùng quan trọng vào quá trình phát triển bản thân của mình: “Khi được tiếp xúc, làm việc với các đồng nghiệp tài năng, mình lại học hỏi thêm được nhiều điều mới, suy nghĩ của mình luôn được đổi mới, thấy bản thân trưởng thành hơn và cứng cáp hơn trong chuyên môn.”
Chia sẻ về kỹ năng giá trị nhất chị tích lũy được trong thời gian làm việc tại STEAM for Vietnam, chị Joy lựa chọn kỹ năng quản lý dự án. Kể từ khi gia nhập, chị có cơ hội được thử sức với rất nhiều dự án lớn và nhỏ, gặp gỡ các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy, chị đã không ngừng tiếp thu, học hỏi và trau dồi kỹ năng để làm việc hiệu quả hơn và luôn có động lực: Chỉ có hành động mới mang lại cho cộng đồng nhiều giá trị tốt đẹp hơn nữa.
Đồng hành cùng STEAM for Vietnam, chị Joy đã có cơ hội gặp gỡ rất nhiều người và mở rộng suy nghĩ của bản thân
Lựa chọn STEAM for Vietnam làm bến đỗ tiếp theo sau công việc tại Tập đoàn lớn
Đây chính là câu chuyện của chị Hằng Nguyễn – Quản lý dự án. Khi gia nhập đội ngũ tình nguyện viên tại STEAM for Vietnam, chị Hằng đang làm việc tại một Tập đoàn đa quốc gia. Thế nhưng, chỉ chưa đầy 1 năm sau, chị Hằng đã trở thành một STEAMese Full-time. Là một người trẻ đầy nhiệt huyết, chị muốn phát triển bản thân và học thêm nhiều kỹ năng mới, đặc biệt là kỹ năng quản lý dự án và làm việc nhóm, “vừa hay các dự án của STEAM rất thách thức và là môi trường tuyệt vời để mình được trực tiếp làm và học” – chị Hằng chia sẻ. Trong quá trình làm việc, chị nhận được sự trợ giúp vô cùng tận tình của các sếp, được làm việc hiệu quả và năng suất với các tình nguyện viên.
Trong quá trình làm việc, chị Hằng không ngừng học hỏi và nhận được sự hỗ trợ, chỉ dẫn từ các anh chị
Đối với chị Hằng, empowerment (Sự trao quyền) là điểm khác biệt của STEAM for Vietnam: Mỗi bạn TNV được tin tưởng để tự lên ý tưởng và thực hiện công việc của mình, làm chủ suy nghĩ và có cơ hội để trở thành “leader” trong các dự án. Cũng chính vì vậy, chị đã học và đọc thêm nhiều về cách làm việc nhóm, quản trị & lãnh đạo và trở thành “bộ não” đứng sau Chuyến xe lập trình STEAM Bus 2022.
Chị Hằng cùng đội ngũ TNV của STEAM for Vietnam đã có một trải nghiệm khó quên trong quá trình thực hiện dự án STEAM Bus 2022 tại Hà Giang
Lời nhắn cho các ứng viên tiềm năng
Tại STEAM for Vietnam, các Tình nguyện viên nỗ lực làm việc hết mình với mong muốn tạo ra giá trị và đóng góp cho xã hội. Bên cạnh đó, chị Joy và chị Hằng cũng chia sẻ về cách để vượt qua vòng phỏng vấn của STEAM for Vietnam: “Luôn là bản thân mình” – xác định rõ ràng mục tiêu cũng như kỳ vọng của ứng viên khi tham gia cùng STEAM. Hãy đăng ký ứng tuyển để trở thành một phần của STEAM for Vietnam nhé!
________________
“STEAMese Talks: Lắng nghe chia sẻ của đội ngũ STEAM for Vietnam” là series chia sẻ về trải nghiệm trong quá trình làm việc tại STEAM for Vietnam của đội ngũ Tình nguyện viên ở các vị trí khác nhau, hiện đang sinh sống và làm việc trên toàn cầu.
Theo dõi các phần tiếp theo của series STEAMese Talks: Lắng nghe chia sẻ của đội ngũ STEAM for Vietnam” tại đây.
_________________
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
“Ngay từ cái đơn đăng ký đã thấy được sự đặc biệt của STEAM for Vietnam rồi”
Chia sẻ với STEAM for Vietnam, chị Việt Trúc – Quản lý học thuật (Edu PM) lớp CS 001/002 cho biết chị đã có ấn tượng sâu sắc với tổ chức từ lúc tìm hiểu về quá trình tuyển dụng tình nguyện viên của STEAM for Vietnam. Chiếc đơn tuyển tình nguyện viên tuy chỉ là một khía cạnh nhỏ nhưng đã góp phần lớn trong quyết định ứng tuyển của chị Trúc vì chị nghĩ rằng, “có thể thấy được sự cởi mở nhưng không kém phần chuyên nghiệp của con người ở STEAM for Vietnam: thỏa sức vẫy vùng, làm ra làm, chơi ra chơi.”
Chị Trúc hiện đang là Associate Linguist tại Google Singapore thông qua Adecco
Đồng tình với chia sẻ của chị Trúc, chị Nhi – Quản lý học thuật (Edu PM) lớp CS 201 cho biết làm việc ở STEAM for Vietnam, chị được tiếp xúc với những anh chị tài năng và tâm huyết. Có những ngày, mọi người không quản khác biệt giờ giấc, dù sáng sớm hay tối muộn vẫn ngồi họp để quyết định nội dung cho các lớp học. Những cuộc họp kéo dài nhưng tổ công tác Học thuật của STEAM for Vietnam vẫn dành thời gian chia sẻ về cuộc sống, đùa vui chuyện trò để các thành viên có thể kết nối với nhau. Có thể nói, ở STEAM for Vietnam, con người là cốt lõi của tổ chức.
Chị Nhi hiện đang là sinh viên năm cuối tại trường Đại học RMIT Việt Nam
“STEAM for Vietnam tạo điều kiện để bản thân phát triển và tự do vẫy vùng”
Công việc ở STEAM for Vietnam cho tình nguyện viên một sự tự do nhất định trong việc quyết định giờ giấc và cách quản lý khối lượng công việc của cá nhân trong một tuần. Không chỉ có thế, với mô hình “phẳng” trong phong cách quản lý, các tình nguyện viên của STEAM for Vietnam có thể tự tin chia sẻ ý kiến bản thân và thử sức mình ở mọi lĩnh vực.
Từ vai trò là Trợ giảng, chị Trúc đã nhận được sự tin tưởng từ mọi người trong đội ngũ Học thuật của STEAM for Vietnam để trở thành Quản lý học thuật chỉ sau 1 tháng huấn luyện. Sau đó, chị đã không ngừng thử thách bản thân, đảm nhiệm từ vai trò MC cho Demo Day cho đến hỗ trợ bên mảng vận hành.
Dù ở bất kì đâu, STEAMese cũng đều có thể kết nối với nhau: Chị Trúc và các STEAMese khác ở Singapore đã có một buổi gặp mặt vui vẻ, thân mật sau những ngày chạy deadline
Chia sẻ với STEAM for Vietnam, chị Nhi bảo rằng chị vào được STEAM for Vietnam vì “không có gì ngoài sự nhiệt huyết.” Khi nộp đơn vào tổ chức, chị Nhi không nghĩ rằng bản thân có thể trở thành một Quản lý học thuật – “nghe tên vị trí cảm giác nó là một cái gì đó hơi lớn so với mình.” Thế nhưng, với lòng nhiệt huyết và niềm yêu thích dành cho STEAM for Vietnam, chị đã tự tin vượt qua vòng phỏng vấn cùng các thầy và trở thành một trong những Quản lý học thuật trẻ tuổi nhất của STEAM for Vietnam. Với những đóng góp của mình, chị Nhi đã trở thành một trong những trụ cột của lớp học CS 201 – Lập trình Robotics cùng VEX IQ. Sau khi đồng hành cùng STEAM for Vietnam được nửa năm, chị Nhi chia sẻ chị đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ đội ngũ Học thuật và mong muốn rằng bản thân có theo đuổi vai trò Product Manager/Product Owner trong tương lai.
Trở thành tình nguyện viên tại STEAM for Vietnam
Tại STEAM for Vietnam, mỗi tình nguyện viên đều có cơ hội học hỏi và phát triển, giao lưu và kết nối với một tập thể tài năng, phóng khoáng, và cởi mở. Với tinh thần “mỗi cá nhân đều quan trọng” (everyone matters), STEAM for Vietnam mong rằng mạng lưới tình nguyện viên có thể ngày càng phát triển để tổ chức tiến gần hơn đến việc biến sứ mệnh cung cấp giáo dục STEAM miễn phí và đẳng cấp quốc tế cho mọi trẻ em Việt Nam thành hiện thực. Hãy đăng ký ứng tuyển để trở thành một phần của STEAM for Vietnam ngay từ hôm nay!
________________
“STEAMese Talks: Lắng nghe chia sẻ của đội ngũ STEAM for Vietnam” là series chia sẻ về trải nghiệm trong quá trình làm việc tại STEAM for Vietnam của đội ngũ Tình nguyện viên ở các vị trí khác nhau, hiện đang sinh sống và làm việc trên toàn cầu.
Theo dõi các phần tiếp theo của series STEAMese Talks: Lắng nghe chia sẻ của đội ngũ STEAM for Vietnam” tại đây.
_________________
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
1. Tên biến chỉ có thể chứa các ký tự: A-Za-z0-9_ (alpha-numeric và underscore)
2. Tên biến không được bắt đầu bằng số.
3. Tên biến phải bắt đầu bằng các ký tự A-Z, a-z hoặc _.
Ví dụ:
a = 1 # Hợp lệ
__a = 1 # Hợp lệ
_a = 1 # Hợp lệ
...
â = 1 # Không hợp lệ : Chứa ký tự không thuộc A-Za-z0-9_
1a = 1 # Không hợp lệ : Bắt đầu bằng số
~a = 1 # Không hợp lệ : Chứa ký tự không thuộc A-Za-z0-9_
Lưu ý: Biến trong Python phân biệt chữ hoa-thường. Ví dụ:
a = 1
A = 2
print(a, A)
# Output: 1 2
Virtual Environment (môi trường ảo) là môi trường có các thư viện độc lập, tách biệt khỏi môi trường Python chính (môi trường hệ thống). Trong môi trường này chỉ có các thư viện cơ bản và các binary cơ bản của Python. Các thư viện (ngoài Python Standard Library) phải được cài lại.
Tạo Virtual Environment Trên Windows, mở “Command Prompt” hoặc “Powershell”. Trên Linux, mở “Terminal”.
python3 -m venv <tên-venv>
<tên-venv>: Thay bằng tên của venv, ví dụ “env”, “venv”, “pyvenv”
Kích hoạt Virtual Enviroment Windows CMD
CALL <tên-venv>\Scripts\activate.bat
Windows Powershell
<tên-venv>\Scripts\Activate.ps1
Vấn đề với Powershell trên Windows 10: Powershell trên Windows 10 có thể ngăn bạn chạy script kích hoạt. Đó là do ExecutionPolicy. Làm theo bước ở dưới chỉ khi không thể chạy script kích hoạt. Mở powershell với quyền Administrator
git clone <repo> # Clone repo về máy
git checkout <branch> # Đổi branch
git checkout -b <branch> # Tạo branch tên <branch> đồng thời checkout vào branch đó
git branch # Hiện các branch, tương tự git branch --list.
git branch <branch> # Tạo branch tên <branch>. Nhưng không checkout vào branch đó
git branch -d <branch> # Xóa branch, chỉ khi các commit đã merge
git branch -D <branch> # Xóa branch, kể cả khi các commit chưa merge
git branch -m <branch> # Đổi tên branch hiện tại thành <branch>
git branch -a # Hiện danh sách các branch, local và remote
git fetch # Fetch remote, download các thay đổi từ remote về nhưng không ghi dè local.
git pull <remote> <branch> # Download <branch> từ <remote> và ghi đè lên local
git push <remote> <branch> # Đẩy local lên <branch> qua <remote>
git init # Tạo folder .git tại thư mục hiện hành, làm thư mục hiện tại thành 1 local
repo
git remote add <remote-name> <repo-url> # Tạo remote với <remote-name> tới <repo-url>.
Khi clone repo về thì mặc định có sẵn remote, không cần add.
git remote -v # Kiểm tra (các) remote của thư mục hiện tại.
Cách 1: IDE Mỗi IDE có một cách riêng để chạy file code. Vui lòng sử dụng Google để tìm hiểu cách sử dụng IDE của bạn. Cách 2a: Trực tiếp chạy như một executable Từ terminal:
C:\Users\phanm\OneDrive\Desktop> <tên-file>.py
Lưu ý: Tuy có thể gọi tên file để chạy trên Command Prompt (cmd), cmd sẽ không chạy file python, mà chuyển sang cho Python Interpreter (hoặc bất cứ ứng dụng nào được sử dụng làm mặc định để chạy file .py). Vì .PY không nằm trong biến môi trường (Environment Variables) PATHEXT. Từ File Explorer: Double-click vào file python để chạy. Cách này tương tự như cách dưới, nhưng không cần phải dùng Terminal. Thường sử dụng trên Windows.
Cách 2b: Chạy qua Python interpreter Từ terminal:
# Cmd hoặc Powershell
C:\Users\phanm\OneDrive\Desktop> python <tên-file>.py
# Terminal trên Mac/Linux
phanm@nhatlong ~
$ python3 <tên-file>.py
ls (Linux) / dir (Windows CMD) / gci (PS): Liệt kê các file/folder trong thư mục. Cú pháp: ls <thư-mục> hoặc ls
tree (Chung): Vẽ cây thư mục.
Ví dụ:
# Output sẽ khác nhau tùy vào hệ điều hành. Đây là của Windows
Folder PATH listing for volume New Volume
Volume serial number is 00000091 78E6:EB3A
G:.
├───assets
│ ├───fonts
│ ├───items
│ ├───npcs
│ └───player
├───data
│ ├───dialogues
│ └───levels
└───src
cat (Linux) / type (Windows CMD) / gc (PS): Đọc nội dung file và xuất lên màn hình.
Tác giả: Bạn Phan Mai Nhật Long – Học sinh STEAM for Vietnam
Mọi câu hỏi thắc mắc khác về học phần Get Started Course các phụ huynh học sinh và các con học sinh có thể gửi câu hỏi lên mục “Thảo luận” (Discussion) trên hệ thống LMS, hoặc thông qua email hello@steamforvietnam.org.
————————
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Khởi hành từ thủ đô Hà Nội, STEAM Bus đã du ngoạn cổng trời từ địa đầu Tổ quốc Hà Giang, ghé ngang Đà Nẵng, dừng chân tại thành phố mang tên Bác và kết thúc hành trình tại cực Nam Cà Mau.
Chiếc xe bus màu xanh ước mơ và màu đỏ đam mê có thể chạy băng băng trên tuyến đường từ Bắc vào Nam chính là nhờ yếu tố con người. Đằng sau STEAM Bus là một đội ngũ 200 tình nguyện viên vô cùng hùng hậu đến từ 12 múi giờ trên thế giới, làm việc không ngơi nghỉ để có thể biến dự án thành hiện thực.
Các nhân tố X, họ là ai?
Bộ “ngũ” nhân tài của STEAM Bus 2022 bao gồm chị Hằng Nguyễn, chị Joy Vũ, chị Thảo Trần, anh Nam Phạm và anh Giang Nguyễn – các tình nguyện viên từ nửa vòng trái đất Hoa Kỳ đến nhân viên full-time của STEAM for Vietnam tại Hà Nội. Các anh chị đều có điểm chung đó là muốn cống hiến cho thế hệ tương lai, cho giáo dục STEAM nước nhà!
Khi tham gia hỗ trợ STEAM Bus 2022, các anh chị đều mong muốn giúp các em học sinh nắm vững kĩ năng Tư duy Máy tính, nâng tầm giáo dục STEAM Vietnam đạt chuẩn quốc tế, bình đẳng khả năng truy cập trang thiết bị hiện đại, và tăng tính cạnh tranh cho học sinh Việt Nam trong thị trường lao động quốc tế.
Do đó, các hoạt động diễn ra xuyên suốt 2 tuần STEAM Bus được định hướng và sắp xếp chặt chẽ, nhằm đảm bảo chất lượng và trải nghiệm của phụ huynh học sinh.
STEAM Bus: Cuộc hội ngộ các tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới
Câu hỏi: Là đầu tàu của dự án “khủng” nhất mùa hè này của STEAM for Vietnam, làm thế nào để chị có thể đưa STEAM Bus đến thành công ạ?
Trả lời: (chị Hằng Nguyễn)
Thành thật mà nói, đây là lần đầu tiên chị được dẫn dắt một chương trình, mà lại là chương trình cực lớn. Chị cảm thấy thành công này chính là kết quả của sự nỗ lực ngày đêm của hơn 200 tình nguyện viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Nếu không có sự chia sẻ và giúp đỡ của mọi người, sẽ không thể có một STEAM Bus thành công đến vậy.
Suốt 4 tháng ròng rã, từ lúc bắt đầu khởi động dự án đến lúc xe lăn bánh, mọi người từ các nhóm vẫn liên tục làm việc, phối hợp chặt chẽ với nhau. Đến khi tổ chức, các STEAMese trên thế giới đã tranh thủ thời gian để tụ hội về gặp những người bạn, anh chị em đã làm việc cùng mình trong cả quãng đường dài. Người thì từ Mỹ, người thì từ Sing, mọi người ai ai cũng tranh thủ xếp lịch dù lịch trình dày đặc. Các bạn tình nguyện viên, một ngày chỉ ngủ được 4-5 tiếng để rồi lại tranh thủ di chuyển đến điểm tiếp theo cho kịp hành trình. Giữa trời nắng chang chang, mọi người chẳng ngại cực nhọc, tay chuyền nhau những thùng đồ cho kịp workshop tiếp theo. Những hình ảnh chị sẽ chẳng bao giờ quên. Tất cả tạo nên một mùa hè vô cùng sôi động, đáng nhớ và độc nhất “theo cách của STEAM”.
“Nếu không có sự chia sẻ và giúp đỡ của mọi người, sẽ không thể có một STEAM Bus thành công đến vậy. “ – Chị Hằng Nguyễn
Câu hỏi: Khó khăn lớn nhất mà mọi người gặp phải trong hành trình STEAM Bus là gì ạ?
Trả lời: (chị Joy Vũ)
Với chị, khó khăn mà tụi chị gặp phải đó là lịch trình dày đặc, chương trình diễn ra trực tiếp nên khác xa với các sự kiện mình đã tổ chức online. Thêm vào đó, tại mỗi địa điểm, nhân lực hỗ trợ của STEAM for Vietnam không quá nhiều nên một người thường kiêm nhiều việc khác nhau. Tụi chị vừa phải đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ, vừa phải đảm bảo an toàn cho các em học sinh.
Mặt khác, với career workshop, tụi chị gặp khó khăn khi phải vắt óc tìm kiếm nội dung hấp dẫn cho đối tượng độc giả là sinh viên Công nghệ thông tin. Cả nhóm đã phải đập đi xây lại, tranh luận nhiều lần để tìm kiếm ý tưởng tốt nhất, rồi lại đi tìm diễn giả phù hợp. Tụi chị đã chốt diễn giả trước 10 ngày diễn ra sự kiện, và phải đảm bảo nội dung chỉn chu, chất lượng tốt đến với các bạn sinh viên.
Dù khó khăn là thế, nhưng được nhìn thấy sự thay đổi của các bạn học sinh qua các khoá học, được cùng các bạn tình nguyện viên làm việc hết công suất cho STEAM Bus, sứ mệnh của chị cùng STEAM for Vietnam sau hơn 2 nắm gắn bó không những không đổi mà còn vững vàng hơn.
“…được nhìn thấy sự thay đổi của các bạn học sinh qua các khoá học, được cùng các bạn tình nguyện viên làm việc hết công suất cho STEAM Bus, sứ mệnh của chị cùng STEAM for Vietnam sau hơn 2 nắm gắn bó không những không đổi mà còn vững vàng hơn.” – chị Joy Vũ
Câu hỏi: Kỉ niệm chị nhớ nhất trong hành trình trở về Việt Nam tham gia STEAM Bus là gì ạ?
Trả lời: (chị Thảo Trần)
Đối với chị, kỉ niệm đáng nhớ nhất là chuyến đi gần 10 tiếng đồng hồ để đến với các em học sinh ở Hà Giang. Buổi workshop mà STEAM for Vietnam mang lên Hà Giang là buổi workshop Robotics cùng VEX IQ. Theo như chia sẻ của cô hiệu trưởng, các em chưa bao giờ được tiếp xúc với máy vi tính, với robot. Khi được biết máy tính là thiết bị để các thầy cô làm việc, trò chuyện, gặp mặt nhau xuyên lục địa, ánh mắt các con sáng bừng lên. Lúc đầu, các con còn bỡ ngỡ, đứng tụm 5 tụm 7 bên chú robot lạ kỳ, cùng những thiết bị lắp ráp chưa bao giờ thấy. Tuy nhiên, khi bắt đầu tham gia học, các con tiếp thu rất nhanh, hăng hái tham gia vào quá trình lắp robot cùng các anh chị trợ giảng. Nhiều em còn chưa thạo tiếng Kinh, nhưng lại nhanh chóng nhờ bạn dịch sang tiếng Mông để có thể theo kịp chương trình với các thầy cô.
Sau chuyến đi trở về nước này, chị cảm thấy mình càng có thêm động lực để cùng STEAM for Vietnam tiếp tục cất bước trên hành trình ý nghĩa này. Việc STEAM for Vietnam đến, không những đem lại sân chơi cho các con học hỏi, mở ra một cánh cửa tri thức mới, mà còn mở ra một cầu nối giữa các con với thế giới khoa học rộng lớn, một thế giới mà các con trước đây không biết bao giờ mới được tiếp xúc. Biết đâu những kiến thức tưởng chừng như đơn giản ấy lại có thể sẽ thay đổi cả một đời của một bạn học sinh nào đấy tại Hà Giang…
“Việc STEAM for Vietnam đến, không những đem lại sân chơi cho các con học hỏi, mở ra một cánh cửa tri thức mới, mà còn mở ra một cầu nối giữa các con với thế giới khoa học rộng lớn, một thế giới mà các con trước đây không biết bao giờ mới được tiếp xúc” – chị Thảo Trần
Xoá nhoà khoảng cách địa lí – sự hỗ trợ từ phía bên kia của địa cầu
Câu hỏi: Trong thời gian hỗ trợ STEAM Bus, anh Nam Phạm vẫn đang sinh sống và học tập tại Hoa Kỳ. Anh có thể chia sẻ bí quyết vừa sinh hoạt theo giờ Mỹ nhưng vẫn hỗ trợ STEAM Bus tại Việt Nam được không ạ?
Trả lời: (Anh Nam Phạm)
Làm việc tại Mỹ tất yếu không thể tránh khỏi khó khăn về giờ giấc. Tuy nhiên, vì thích trẻ con và cũng mong ước trẻ con ở Việt Nam biết được lập trình và tư duy máy tính nên anh đã cùng các trợ giảng khác hỗ trợ từ xa cho STEAM for Vietnam. STEAM Bus là sự kiện lớn, quan trọng, không thể để ra sai sót nên anh rất hồi hộp khi hỗ trợ các thành viên trong khâu kỹ thuật bao gồm Zoom, livestream Youtube trong suốt quá trình diễn ra sự kiện. Khi biết tin STEAM Bus đã diễn ra thành công tốt đẹp, dù không thể chia vui cùng mọi người do sống ở xa, nhưng anh cảm thấy rất mãn nguyện vì những gì anh cùng mọi người đã cống hiến vì tương lai trẻ em Việt Nam.
Thêm vào đó, anh có hai bạn Đại sứ học STEAM rất tài năng tại Hà Nội là Việt Anh và Thuỳ Dung, các bạn rất thông minh, sáng tạo, nhiệt tình và sẵn sàng chia sẻ với các bạn khác trong STEAM Bus những trải nghiệm đã học được trong chương trình trải nghiệm của lớp CS 101 (cười).
“… vì thích trẻ con và cũng mong ước trẻ con ở Việt Nam biết được lập trình và tư duy máy tính nên anh đã cùng các trợ giảng khác hỗ trợ từ xa cho STEAM for Vietnam.” – Anh Nam Phạm
Câu hỏi: Chúng em được biết anh hiện đang sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Không biết hành trình anh trở thành diễn giả khách mời cho workshop “Lập trình rồi, WHAT’S NEXT?” tại Đà Nẵng diễn ra như thế nào ạ?
Trả lời: (Anh Giang Nguyễn)
Anh đồng hành cùng STEAM for Vietnam hơn 1 năm, hỗ trợ bộ phận Marketing để phát triển mảng quảng cáo sử dụng các công cụ trên nền tảng Facebook. Mùa hè này, anh tranh thủ về nước nghỉ hè sau nhiều năm chưa quay trở lại. Trong thời gian du lịch ở miền Bắc Việt Nam thì anh có buổi gặp và kết nối với đại diện của STEAM for Vietnam. Đây cũng là lần đầu tiên anh được gặp mọi người ngoài đời sau thời gian cùng làm việc qua mạng. Sau buổi đó, thấy mọi người rủ tham gia workshop nên anh đi thôi! (cười)
Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong thế giới công nghệ tại thung lũng Silicon, anh hy vọng rằng chia sẻ của anh đã giúp ích phần nào cho các bạn trẻ Việt Nam định hướng và lựa chọn đường đi phù hợp. Đây là trải nghiệm mùa hè rất đáng nhớ của anh, được gặp mặt trực tiếp và làm việc cùng mọi người tại STEAM for Vietnam, anh cảm thấy rất ý nghĩa.
“Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong thế giới công nghệ tại thung lũng Silicon, anh hy vọng rằng chia sẻ của anh đã giúp ích phần nào cho các bạn trẻ Việt Nam định hướng và lựa chọn đường đi phù hợp.” – Anh Giang Nguyễn
TẠM KẾT
STEAM Bus là sáng kiến khởi đầu chuỗi dự án với mục đích kết nối nguồn lực để lan toả giáo dục STEAM đẳng cấp quốc tế dựa trên ba kết nối lớn: kết nối đội ngũ STEAM for Vietnam với phụ huynh và học sinh, kết nối với nhà trường và các thầy cô, và kết nối với các tổ chức giáo dục uy tín khác. Đây cũng nằm trong kế hoạch hiện thực hoá mục tiêu của ký kết hợp tác giữa STEAM for Vietnam và UNICEF, đem giáo dục bình đẳng tới 20 triệu trẻ em Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
STEAM Bus là dự án tâm huyết của các tình nguyện viên ở STEAM for Vietnam làm việc không ngơi nghỉ suốt 2 tuần khởi động. Dự án kết thúc đã để lại nhiều kỉ niệm đáng nhớ và những động lực phấn khởi để tổ chức tiếp tục cho ra đời những dự án độc đáo trong tương lai. Hãy theo dõi STEAM for Vietnam để nắm bắt những thông tin mới nhất nhé!
— — —
“STEAM Bus 2022: Ai cũng có thể học lập trình” là series thuật lại trải nghiệm đáng nhớ của phụ huynh, học sinh, và các thầy cô đồng hành cùng STEAM for Vietnam trên chặng đường đem giáo dục STEAM miễn phí và bình đẳng đến 20 triệu trẻ em Việt Nam mùa hè 2022.
Theo dõi các phần tiếp theo của series STEAM Bus 2022: “Ai cũng có thể học lập trình” tại đây.
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
1. National Robotics Tournament 2022 – Giải đấu robotics cấp Quốc gia đầu tiên với VEX IQ tại Việt Nam
Thầy Vinh Lương – chủ nhiệm bộ môn Robotics tại STEAM for Vietnam – chia sẻ rằng trong quá trình công tác tại thung lũng Silicon, thầy và đội ngũ STEAM for Vietnam đã nhận thấy lĩnh vực Robotics, Trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật chính là cánh cửa mở ra cơ hội nghề nghiệp đầy triển vọng trong thế kỷ 21.
Với tầm nhìn đó, STEAM for Vietnam luôn mong muốn mang đến nhiều cơ hội học tập giúp trẻ em Việt Nam tiếp cận với ngành khoa học nói chung và lĩnh vực Robotics nói riêng. Và giải đấu National Robotics Tournament 2022 chính là bước đầu cho chặng đường phát triển ấy.
National Robotics Tournament 2022 là giải đấu robotics cấp Quốc gia sử dụng VEX IQ lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam dành cho học sinh từ 10-17 tuổi. Bên cạnh cuộc thi diễn ra vào tháng 9, Ban Tổ chức còn mang đến chuỗi sự kiện bên lề “Road to National Robotics Tournament 2022” nhằm hỗ trợ các đội chơi có sự chuẩn bị tốt nhất.
Mở đầu cho chuỗi sự kiện là Workshop #1: “Info session – Hướng dẫn tổng quan về cuộc thi”. Tại buổi Workshop, Ban Tổ chức đã cung cấp đầy đủ hướng dẫn căn bản và giải đáp mọi thắc mắc về cuộc thi cho các đội chơi. Đặc biệt, buổi trò chuyện còn mở rộng cho tất cả những ai quan tâm đến Robotics nói riêng và lĩnh vực khoa học kỹ thuật nói chung.
2. Workshop #1 và những điều cần biết về National Robotics Tournament 2022
Xuyên suốt buổi trò chuyện, các đội chơi được lắng nghe những chia sẻ từ đội ngũ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Robotics đến từ STEAM for Vietnam như Tiến sĩ Hùng Trần – CEO và Co-founder của tổ chức, thầy Vinh Lương – Chủ nhiệm bộ môn Robotics, thầy Thái Đào – Giảng viên bộ môn Robotics và chị Tiên Nguyễn – Trợ giảng bộ môn Robotics.
Trong mùa giải 2022-2023, đề bài của VEX IQ Challenge có tên gọi “Slapshot”. Nhằm giúp các bạn học sinh có thể tiếp cận gần nhất đến giải đấu quốc tế này, Ban tổ chức đã xây dựng 2 thử thách: Teamwork Challenge (Thử thách Liên minh) và Robot Skills Challenge bao gồm Driving Skills Challenge (Thử thách Điều khiển từ xa) và Programming Skills Challenge (Thử thách Lập trình tự hành).
Teamwork Challenge
Đây là hạng mục thi đấu bắt buộc. Trong ngày diễn ra cuộc thi, thử thách sẽ được chia ra thành hai vòng thi đấu: Qualification Round (Vòng Xếp hạng) và Final Round (Vòng Chung kết).
Đối với Qualification Round, mỗi đội chơi sẽ được ghép cặp 4 lần với 4 đội khác nhau. Hai đội chơi được sắp xếp ngẫu nhiên tạo thành 1 liên minh, cùng phối hợp để ghi điểm trên sân. Sau trận đấu, các đội sẽ nhận được số điểm tương đương với điểm của liên minh.
Đối với Final Round, dựa vào thứ tự xếp hạng từ cao xuống thấp của Qualification Round, các đội chơi bắt cặp tạo thành liên minh và thi đấu tương tự như vòng trước. Đội đạt điểm cao nhất trong Final Round sẽ được trao giải Teamwork Champion.
Robot Skills Challenge
Bao gồm Driving Skills Challenge (Thử thách Điều khiển từ xa) và Programming Skills Challenge (Thử thách Lập trình tự hành).
Đây là hạng mục thi đấu không bắt buộc. Khi đăng ký hạng mục này, đội chơi sẽ tham gia thi đấu độc lập trong Driving Skills Challenge và Programming Skills Challenge để tranh giải Robot Skills Champion.
Trong mỗi thử thách, đội chơi sẽ thi đấu 3 trận liên tiếp. Trận đấu có điểm số cao nhất sẽ được tính làm kết quả chung cuộc. Mỗi đội cử 2 thành viên dùng điều khiển từ xa để ghi càng nhiều điểm càng tốt trong vòng 1 phút cho mỗi lượt trận.
Với Driving Skills Challenge, đội chơi sử dụng điều khiển (controller) để vận hành robot. Với Programming Skills Challenge, đội chơi sẽ lập trình để robot tự ghi điểm trong quá trình thi đấu mà không có sự điều khiển của đội chơi.
Sân chơi Slapshot
Sân chơi Slapshot được sử dụng chung cho các hạng mục với kích thước 1,83m x 2,43m (6 ft x 8 ft). Một sân chơi bao gồm 5 trạm đĩa với 3 màu khác nhau (tím, xanh, vàng), vạch ngăn cách và hàng rào ngăn cách 2 khu vực quan trọng của sân chơi.
Trạm đĩa là nơi robot của đội chơi phải lấy đĩa để thi đấu ở đầu mỗi trận.
Vạch phân cách được sử dụng để phân chia phần ghi điểm của sân bên trái và vùng Chạm.
Và cuối cùng, hàng rào có tác dụng phân cách giữa vùng hoạt động của robot và vùng Ghi điểm. Robot của đội chơi phải đưa đĩa qua khỏi hàng rào vào vùng Ghi điểm từ bên dưới hàng rào để được tính điểm. Đĩa được “ném” phía trên hàng rào là không hợp lệ.
Các khu vực đặc biệt trên sân chơi Slapshot
Một sân Slapshot sẽ bao gồm 3 vùng khác nhau: Vùng Chạm, Vùng Ghi điểm, Vùng Mở rộng.
Vùng Chạm là phần sân mà robot được phép chạm vào để nhận điểm cộng. Số điểm cộng sẽ bằng với số đĩa có trong Vùng Ghi điểm cùng màu với Vùng chạm mà robot chạm vào.
Vùng Ghi điểm là khu vực robot phải di chuyển đĩa vào để ghi điểm.
Vùng Mở rộng là khu vực robot được phép tự mở rộng để chạm vào Vùng Chạm hoặc vượt qua hàng rào và thâm nhập một phần vào Vùng 2 điểm.
Để có một màn thi đấu thành công, yếu tố quan trọng nhất chính là sự phối hợp giữa các thành viên. Một đội cần phải có đủ 4 vị trí: Điều khiển robot (Driver), Thiết kế robot (Designer), Lắp ráp robot (Builder) và Lập trình robot (Programmer). Mỗi vị trí đều cần ít nhất 1 thành viên. Bên cạnh đó, một thành viên trong đội có thể nắm giữ cùng lúc nhiều vị trí khác nhau.
Trong quá trình tham gia thi đấu, tất cả thành viên của đội chơi đều phải tự thực hiện nhiệm vụ của mình và không được có sự can thiệp trực tiếp của bất kì người lớn nào. Giáo viên hướng dẫn, chuyên gia, v.v chỉ được dạy các khái niệm, kiến thức liên quan và góp ý cho đội chơi trong suốt quá trình thiết kế, lắp ráp robot và thi đấu chính thức.
Engineering Notebook là tài liệu kỹ thuật quan trọng nhất của đội chơi, là nơi đội chơi ghi chép chi tiết quá trình lên ý tưởng, thiết kế và chế tạo robot dự thi.
Engineering Notebook sẽ được dùng để chấm điểm cho các giải thưởng trong hạng mục Technical Judge Awards (Giải thưởng của Ban Giám khảo) . Trong Engineering Notebook, thành viên của đội bắt buộc phải viết tay hoàn toàn tất cả nội dung và vẽ tay toàn bộ hình minh họa quá trình thiết kế (trừ những hình ảnh được đội chơi tự chụp).
3. Tạm kết: Workshop #1 – Trải nghiệm học tập mới mẻ
Kết thúc buổi Workshop đầu tiên, 57 đội chơi và những khán giả có niềm đam mê với robotics đã được cung cấp thông tin tổng quan và giải đáp thắc mắc về giải đấu như các thử thách, sân thi đấu, vai trò của mỗi thành viên.v.v
Tiếp nối chuỗi sự kiện là Workshop #2: “Road to VEX Robotics World Championship”. Tham dự buổi trò chuyện, đội chơi sẽ có cơ hội được lắng nghe những chia sẻ và kinh nghiệm của bạn Bảo Nguyễn – thí sinh đã tham gia trực tiếp vào giải đấu quốc tế – VEX Robotics World Championship và Cô Adria Fung – Chuyên gia giáo dục về Robotics tại Hawaii Space Grant Consortium (Hoa Kỳ).
Ban Tổ chức mong rằng giải đấu và chuỗi sự kiện này sẽ là khởi đầu giúp thế hệ trẻ Việt Nam tiến gần đến các cơ hội nghề nghiệp mới trong tương lai, đồng thời khơi dậy niềm đam mê về ngành khoa học nói chung và lĩnh vực robotics nói riêng. Hãy cùng đón chờ các hoạt động và giải đấu vô cùng hấp dẫn sẽ diễn ra vào tháng 9 này tại Hà Nội nhé!
————————
“A Year of Robotics” là series ghi lại hành trình mang kiến thức về robotics programming tới tất cả học sinh Việt Nam với sự kiện mở màn National Robotics Tournament 2022 – Giải đấu robotics cấp Quốc gia sử dụng VEX IQ lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam dành cho học sinh từ 10-17 tuổi.
Theo dõi các phần tiếp theo của series “A Year of Robotics” tại đây.
————————
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.