Trong Scratch, ta đã biết vị trí của một nhân vật trên màn hình sẽ được biểu diễn bằng cặp tọa độ x (hoành độ – theo chiều ngang) và tọa độ y (tung độ – theo chiều dọc). Chiều rộng và chiều cao của màn hình Scratch tương ứng là 480 và 360.
2. Tìm hiểu về các màn chơi trong trò chơi “Miu Phiêu Lưu Ký”
Khi Miu di chuyển qua lại, màn hình di chuyển theo chuyển động của Miu.
Nói tóm lại, các màn chơi có vị trí tương đối, tọa độ phụ thuộc vào biến di chuyển ngang (của nhân vật Miu) chứ không có tọa độ cố định.
3. Ý tưởng lập trình màn chơi
Để lập trình các màn chơi ban đầu, ta sẽ đặt các màn chơi ở một tọa độ (hoành độ x và tung độ y) cố định, sau đó khi Miu di chuyển thì các hoành độ (tọa độ x) của các màn chơi sẽ đồng loạt thay đổi thành tọa độ x ban đầu của nó trừ đi số bước Miu đã di chuyển.
Trong bài này, tọa độ ban đầu của Đất 1, Đất 2, Đất 3 lần lượt là 0, 480, 960. Chúng ta kí hiệu số bước Miu đã di chuyển chính là giá trị của biến di chuyển ngang. Thay vì thay đổi tọa độ của Miu khi Miu di chuyển, chúng ta sẽ cho Miu đứng yên, và cho các cảnh di chuyển ngược lại dựa vào số bước của Miu.
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Trong 2 hình, hình nào bạn Miu giống như đang đi bộ hơn?
Hình 1: Bạn Miu giữ nguyên tư thế khi di chuyển (toàn bộ cơ thể và chân tay không hề thay đổi), tạo cảm giác không chân thực
Hình 2: Bạn Miu di chuyển tay chân giống như đang đi bộ
Tại sao cần làm cho nhân vật di chuyển linh hoạt?
Khi nhân vật di chuyển càng chân thật, trò chơi sẽ trở nên thú vị và sinh động hơn. Đây là một kĩ thuật được sử dụng rất nhiều trong lập trình trò chơi.
Làm sao để cho nhân vật di chuyển linh hoạt?
1. Sử dụng nhiều hình ảnh để thể hiện các trạng thái khác nhau của nhân vật khi thực hiện hành động
Để tạo cảm giác nhân vật chuyển động linh hoạt, chúng ta sẽ cố gắng tạo càng nhiều hình ảnh để miêu tả các trạng thái khác nhau của nhân vật càng tốt. Giữa các trạng thái có càng ít thay đổi, thì chuyển động sẽ càng có cảm giác mượt mà hơn.
Ví dụ: Sử dụng 1 trang phục để thể hiện trạng thái Miu đứng yên và 8 trang phục để thể hiện các trạng thái Miu đi (được sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 9), qua đó miêu tả trạng thái của Miu khi di chuyển qua lại (*). Giữa các trạng thái chỉ có thay đổi rất nhỏ.
2. Dùng khối lệnh để nhân vật thay đổi trang phục
Do các trang phục đã được sắp xếp đúng trình tự, nên chúng ta có thể sử dụng lệnh “trang phục kế tiếp” nếu muốn thay đổi lần lượt trong các trang phục này. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ thay đổi trong một số trang phục nhất định, chúng ta cần sử dụng biến.
Ví dụ: nếu Miu có 1 trang phục số 1 có tư thế đứng, 8 trang phục từ số 2 đến số 9 là các tư thế đi lần lượt, 1 trang phục số 10 là tư thế rơi, và 1 trang phục số 11 là tư thế nhảy. Nếu chúng ta sử dụng khối lệnh dưới đây, các trang phục sẽ thay đổi từ 1 đến 11 rồi quay lại 1 và tiếp tục, như vậy cả trang phục nhảy và rơi cũng xuất hiện.
Sử dụng trang phục kế tiếp trong khối lệnh bước đi
Sử dụng khối lệnh bước đi để lập trình khối lệnh di chuyển trái phải
Sử dụng khối lệnh di chuyển trái phải để chạy trong chương trình chính
Trong trường hợp này, chúng ta cần kết hợp biến để đảm bảo là chỉ thay đổi các trang phục từ 1 đến 9 khi Miu đi trên mặt đất.
Ví dụ ở đây chúng ta sử dụng biến số Số thứ tự của trang phục như sau:
Thay đổi biến Số thứ tự của Trang Phục mỗi khi di chuyển
Liên tục cập nhật trang phục dựa vào biến Số thứ tự của Trang Phục
Như vậy là con đã biết cách sử dụng trang phục để nhân vật của con di chuyển linh hoạt và sinh động hơn rồi đấy!
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Như hình vẽ minh họa ở trên, hộp va chạm thực chất là một trang phục của nhân vật, thường có kích thước nhỏ hơn nhân vật một chút.
Tại sao chúng ta cần sử dụng hộp va chạm?
Hộp va chạm dùng để xác định chiều rộng và chiều cao thực của nhân vật. Hộp va chạm giúp kiểm tra hành động chạm vào các nhân vật khác hoặc với nền đất một cách chính xác hơn.
Hộp va chạm thường có kích thước nhỏ hơn nhân vật một chút. Tại sao lại phải nhỏ hơn nhỉ ?
Câu trả lời là: để tránh những trường hợp như râu hay đuôi của nhân vật chạm tường mà đã dừng ngay trò chơi. Nếu râu hay đuôi của nhân vật chạm tường mà được tính như cả nhân vật chạm tường thì trò chơi có lẽ chưa được chân thật và thuyết phục cho lắm.
Trong hình trên, Miu phía bên trái không có hộp va chạm thì Miu sẽ dừng lại khi râu của Miu chạm vào tường. Khi đó, tuy chỉ có râu của Miu chạm vào tường nhưng trò chơi sẽ tính là cả nhân vật chạm vào tường. Như vậy người chơi sẽ có thể cảm thấy trò chơi chưa đủ chân thật và sống động.
Ngược lại, Miu ở phía bên phải sử dụng hộp va chạm, Miu sẽ không dừng lại khi râu của mình chạm vào tường nữa. Miu sẽ chỉ dừng lại và bị tính là chạm tường khi hộp va chạm chạm vào tường.
Một ví dụ khác trong bài học số 6: Miu Phiêu Lưu Ký
Hình 1: Có sử dụng kỹ thuật hộp va chạm Hình 2: Không sử dụng kỹ thuật hộp va chạm
Như chúng ta đã thấy, ở hình 1 – Có sử dụng hộp va chạm, chân của nhân vật Miu có chạm sát đất và một phần râu vẫn có thể chạm nền đất bên phải.
Trong khi đó ở hình 2 – Không sử dụng hộp va chạm, chân Miu luôn bị cách đất một khoảng và Miu không thể đến quá gần phía nền đất bên phải. Tuy khoảng cách không quá xa nhưng vẫn sẽ làm cho người chơi cảm giác không được thuyết phục, trò chơi không chân thật và sống động bằng hình 1.Link trò chơi Miu Phiêu Lưu Ký để các bạn có thể thử: https://bit.ly/s4v_cs001_sp21_bai6_coban
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
1. Nhóm khối lệnh giúp trả về số thứ tự của giá trị của phần tử trong danh sách
a. Khối lệnh “phần tử thứ 1 của đồ dùng học tập” giúp trả về giá trị của phần tử có số thứ tự 1 trong danh sách đồ dùng học tập
Gõ số thứ tự của phần tử (phải là số).
Để thay đổi danh sách, hãy click mũi tên chỉ xuống ở phía cuối khối lệnh. Sau đó, chọn tên danh sách thích hợp.
Ví dụ:
Khối lệnh “phần tử thứ 3 của đồ dùng học tập” sẽ trả về giá trị của phần tử có số thứ tự 3 trong danh sách đồ dùng học tập. Đó là phần tử “bút”.
Lưu ý: Khối lệnh trả về số hoặc chữ nên cần ghép vào khối lệnh khác để tạo hành động cho nhân vật.
b. Khối lệnh “số thứ tự của sách trong đồ dùng học tập” giúp trả về số thứ tự của phần tử có có giá trị là sách trong danh sách đồ dùng học tập
Gõ giá trị của phần tử (có thể là chữ hoặc số).
Để thay đổi danh sách, hãy click mũi tên chỉ xuống ở phía cuối khối lệnh. Sau đó, chọn tên danh sách thích hợp.
Ví dụ:
khối lệnh “số thứ tự của vở trong đồ dùng học tập” sẽ trả về số thứ tự của phần tử mang giá trị là vở trong danh sách đồ dùng học tập. Đó là thứ tự 4.
Lưu ý: Trong trường hợp phần tử đó không có trong danh sách, khối lệnh sẽ trả về số 0. Do khối lệnh trả về số nên cần phải ghép vào khối lệnh khác để tạo hành động cho nhân vật.
2. Khối lệnh trả về kích thước của danh sách
Khối lệnh “kích thước của đồ dùng học tập” trả về độ dài của danh sách đồ dùng học tập. Đó cũng chính là số phần tử có trong danh sách đồ dùng học tập.
Lưu ý: Khối lệnh trả về số nên cần ghép vào khối lệnh khác để tạo hành động cho nhân vật.
3. Khối lệnh kiểm tra xem một phần tử có thuộc danh sách hay không
Khối lệnh “đồ dùng học tập chứa phần tử sách?” giúp kiểm tra xem có phần tử nào mang giá trị là sách trong danh sách đồ dùng học tập hay không. Nếu có, khối lệnh sẽ trả về True. Trái lại, nếu không có phần tử đó trong danh sách, khối lệnh sẽ trả về False.
Lưu ý: Do khối lệnh trả về True (Đúng) hoặc False (Sai) nên cần đặt vào các khối lệnh nhận giá trị True hay False để tạo thành một hành động cụ thể cho nhân vật
4. Khối lệnh ẩn/hiện danh sách
Khối lệnh hiện danh sách đồ dùng học tập giúp hiện danh sách đồ dùng học tập trên màn hình
Khối lệnh ẩn danh sách đồ dùng học tập giúp hiện danh sách đồ dùng học tập trên màn hình
Ví dụ:
— — — STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới. — — —
Khối lệnh “Thêm phần tử đèn học vào trong đồ dùng học tập” giúp thêm phần tử đèn học vào vị trí cuối cùng trong danh sách.
Gõ phần tử bạn muốn thêm vào ô trống thay cho chữ đèn học (có thể là chữ hoặc số).
Để thay đổi danh sách, hãy click mũi tên chỉ xuống ở phía cuối khối lệnh. Sau đó, chọn tên danh sách thích hợp.
Kết quả sau khi thực hiện khối lệnh:
Khối lệnh “Xóa phần tử thứ 2 của đồ dùng học tập” giúp xóa phần tử có số thứ tự là 2 trong danh sách
Gõ số thứ tự của phần tử bạn muốn xóa trong danh sách đồ dùng học tập.
Để thay đổi danh sách, hãy click mũi tên chỉ xuống ở phía cuối khối lệnh. Sau đó, chọn tên danh sách thích hợp.
Kết quả sau khi thực hiện khối lệnh:
Khối lệnh “xóa hết tất cả trong liệt kê đồ dùng học tập” giúp xóa hết tất cả các phần tử có trong danh sách đồ dùng học tập.
Để thay đổi danh sách, hãy click mũi tên chỉ xuống ở phía cuối khối lệnh. Sau đó, chọn tên danh sách thích hợp.
Kết quả sau khi thực hiện khối lệnh:
Khối lệnh “Thêm phần tử bàn học tại vị trí số 2 của đồ dùng học tập” giúp thêm phần tử “bàn học” vào vị trí số 2 của danh sách đồ dùng học tập.
Gõ phần tử (có thể là chữ hoặc số) và số thứ tự (phải là số) của phần tử đó bạn muốn xóa trong danh sách đồ dùng học tập.
Để thay đổi danh sách, hãy click mũi tên chỉ xuống ở phía cuối khối lệnh. Sau đó, chọn tên danh sách thích hợp.
Kết quả sau khi thực hiện khối lệnh:
Khối lệnh “thay thế phần tử tứ 4 của danh sách đồ dùng học tập bằng vở” giúp ta thay giá trị của phần tử có số thứ tự 4 trong danh sách đồ dùng học tập
Gõ số thứ tự của phần tử (phải là số) và giá trị mới của phần tử đó mà bạn muốn thay thế (có thể là chữ hoặc số).
Để thay đổi danh sách, hãy click mũi tên chỉ xuống ở phía cuối khối lệnh. Sau đó, chọn tên danh sách thích hợp.
Kết quả sau khi thực hiện khối lệnh:
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Danh sách cho tất cả các nhân vật trong trò chơi: Danh sách này có thể sử dụng cho tất cả các nhân vật trong trò chơi
Danh sách chỉ cho nhân vật này: Danh sách này chỉ có thể sử dụng bởi chính nhân vật mà chúng ta chọn lúc đầu để tạo danh sách.
HƯỚNG DẪN TẠO DANH SÁCH
Bước 1: Chọn nhân vật bạn muốn để tạo danh sách
Bước 2: Chọn nhóm lệnh Các biến số
Bước 3: Chọn Tạo một Danh sách. Sau đó màn hình sẽ hiển thị hộp thoại:
Bước 4: Điền tên danh sách, chọn loại danh sách thích hợp rồi sau đó nhấn nút OK
Kết quả:
Sau khi nhấn OK, danh sách mới được tạo ra và xếp ở dưới như hình vẽ.
Ngoài ra để thao tác với danh sách, chúng ta có các khối lệnh sau đây. STEAM for Vietnam sẽ có các bài viết chi tiết hơn về từng khối lệnh.
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Trong bài viết trước nói về Biến, chúng ta đã sử dụng Biến để lưu dữ liệu. Ví dụ, chúng ta có thể dùng biến để lưu điểm của người chơi. Tuy nhiên, hạn chế của biến là một biến cùng lúc chỉ có thể lưu được một giá trị dữ liệu. Cụ thể, biến có thể lưu trữ điểm của người chơi hiện tại. Khi có người chơi khác chơi trò chơi, ta phải đặt lại biến đó về 0 và sau đó lưu điểm của người chơi mới.
Vậy nếu ta muốn lưu điểm số của tất cả các người chơi đã từng chơi trò chơi để tạo thành danh sách những người chơi xuất sắc nhất?
DANH SÁCH LÀ GÌ?
Danh sách (List) có thể hiểu là một kiểu biến đặc biệt. Nó cho phép lưu nhiều biến khác bên trong nó.
Danh sách được cấu thành bởi nhiều phần tử. Mối phần tử gồm 2 thành phần là “số thứ tự” và “giá trị” (tương tự như biến). Trong Scratch, số thứ tự của danh sách được bắt đầu từ số 1.
Ví dụ:
Ở ví dụ trên, danh sách có tên là “đồ dùng học tập”. Danh sách này có 8 phần tử. Các phần tử được đánh số thứ tự từ 1 cho đến 8.
Các số 1, 2, 3,… 8 là số thứ tự của phần tử
Các giá trị sách, máy tính,… cặp sách là giá trị của phần tử
Giá trị của các phần tử trong list thì có thể trùng nhau. Ví dụ như trong danh sách “đồ dùng học tập”, phần tử thứ 3 và 5 đều có giá trị là “bút”.
Tuy nhiên số thứ tự của phần tử là duy nhất. Chúng ta có thể dùng số thứ tự để ám chỉ giá trị của phần tử đó. Ví dụ mylist[6] có nghĩa là phần tử thứ 6 trong danh sách “đồ dùng học tập” và nó có giá trị là “máy tính”. Sẽ chỉ có duy nhất một phần tử thứ 6, không thể có 2 phần tử có cùng số thứ tự là 6.
Các bạn có thể tham khảo thêm về định nghĩa của danh sách trong khoa học máy tính tại đây.
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Hình ảnh trong Scratch được biểu diễn ở hai dạng: Vector và Bitmap
Hình bên trái ở dạng Vector, hình bên phải ở dạng Bitmap.
Vector
Bitmap
– Được cấu tạo từ các hình học
– Được làm từ các chấm “pixel”
– Có thể phóng to/nhỏ mà không bị “vỡ” hình
– Nếu phóng to sẽ bị mất chất lượng
Để xem hình ảnh của bạn đang ở dạng nào, chúng ta vào phần Trang phục/Phông nền:
Nếu ở dưới xuất hiện nút màu xanh “Chuyển thành Bitmap”, thì có nghĩa hình ảnh của bạn đang ở dạng Vector. Và ngược lại, nếu đó là “Chuyển thành Vector” thì hình ảnh của bạn đang ở dạng Bitmap. Thật dễ phân biệt phải không nào?
Ở phần Trang phục/Phông nền, có 3 thanh công cụ chính để vẽ hình trên Scratch:
Thanh công cụ thứ nhất
Tên trang phục: Để thay đổi tên trang phục/phông nền đang chọn, nhấn chuột phải vào ô Trang phục ở trên và gõ tên mới tương ứng.
Ví dụ:
Làm lại thao tác và lùi thao tác
Ví dụ bạn đang vẽ hình với các thao tác như sau:
Bạn đang ở hình số 4, nhấn nút Lùi thao tác (Undo), sẽ quay trở lại hình số 3. Nếu tiếp tục ấn Làm lại thao tác (Redo), sẽ quay về hình số 4 ban đầu.
Đưa lên phía trên/Đưa ra phía sau và Đưa lên phía trên cùng/Đưa ra phía sau cùng
Cũng tương tự như khái niệm Lớp, ta có công cụ để sắp xếp vị trí hiển thị trong khi vẽ.
Ví dụ về Đưa lên phía trên/Đưa ra phía sau:
Ví dụ về Đưa lên phía trên cùng/Đưa ra phía sau cùng:
Lưu ý:
Sự khác biệt giữa Đưa lên phía trên và Đưa lên phía trên cùng (Đưa ra phía sau và Đưa ra phía sau cùng) thể hiện rõ khi có 3 lớp hình ảnh trở lên. Trong trường hợp chỉ có 2 lớp hình ảnh, như hình ảnh Miu đội mũ xanh ở trên, Đưa lên phía trên và Đưa lên phía trên cùng (Đưa ra phía sau và Đưa ra phía sau cùng) cho cùng 1 kết quả vì chỉ có 2 lớp, nên lớp phía trên cũng là lớp phía trên cùng (lớp phía sau cũng là lớp phía sau cùng).
Thanh công cụ thứ hai
Đối với một số công cụ ở dưới (như uốn cong, góc nhọn, cỡ cọ, cỡ tẩy, phông chữ) chỉ xuất hiện khi sử dụng một công cụ nào khác như đổi hình dạng hay văn bản.
Tô, Viền, Độ dày viền: Ví dụ khi sử dụng những công cụ này
Em có thể làm màu viền đậm hơn hoặc nhạt đi bằng cách điều chỉnh số “10” trong khung trên trước khi vẽ.
Sao chép và Dán: Sử dụng khi muốn sao chép hình ảnh nào đó.
Chọn hình vừa vẽ ở trên, nhấn nút Sao chép, sau đó nhấn nút Dán. Ta được một hình vẽ mới y hệt hình cũ.
Xóa: Chọn hình cần xóa và bấm vào nút Xóa để xóa hình đó
Lật ngang và Lật dọc: Xem hình minh họa dưới đây để biết chức năng của công cụ này
Uốn cong và Góc nhọn: Hai công cụ này sẽ xuất hiện khi bấm vào công cụ Đổi hình dạng. Hai công cụ Uốn cong và Góc nhọn giúp uốn cong hoặc làm nhọn một góc nào đó của hình vẽ. Ví dụ uốn cong một góc của hình vuông và làm nhọn một phía hình tròn:
Cỡ cọ và cỡ tẩy: Sau khi chọn công cụ Cọ vẽ cỡ cọ sẽ hiện ra. Còn sau khi chọn công cụ Tẩy cỡ tẩy sẽ hiện ra. Mục đích của cỡ cọ và cỡ tẩy là để điều chỉnh kích cỡ của Cọ vẽ và Tẩy để có thể vẽ hay tẩy đường nhỏ hơn hay to hơn. Số càng to chứng tỏ kích cỡ của Cọ vẽ và Tẩy càng lớn.
Phông chữ: Sau khi chọn công cụ Văn bảnphông chữ sẽ hiện ra. Từ đó ta có thể viết chữ với nhiều kiểu phông chữ khác nhau tùy ý.
Bảng chọn
Chọn: giúp chúng ta chọn hình để di chuyển, phóng to/thu nhỏ hay sao chép hoặc xóa
Đổi hình dạng: giúp đổi hình dạng của hình thành đường cong hay góc nhọn
Cọ vẽ: là bút vẽ để vẽ tùy ý
Tẩy: để tẩy những đường nét hay hình vẽ vẽ sai
Tô: đổ màu vào những khoảng trống trong hình vẽ
Văn bản: gõ văn bản (chữ, số, ký tự) để xuất hiện trên trang phục/phông nền
Dòng, hình tròn, hình chữ nhật: các công cụ tương ứng để vẽ dòng kẻ, hình tròn và hình chữ nhật
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Nhanh hơn : Nút này làm âm thanh phát nhanh hơn, vì thế âm thanh sẽ cao hơn một chút.
Chậm hơn : Nút này làm âm thanh phát chậm hơn, vì thế âm thanh sẽ thấp hơn một chút.
To hơn : Nút này làm âm thanh phát to hơn.
Nhẹ hơn : Nút này làm âm thanh phát nhỏ hơn.
Mute : Nút này làm tắt âm thanh (không có âm thanh phát ra -> im lặng).
Fade in : Nút này làm âm thanh bắt đầu phát nhỏ, và dần dần trở lại âm lượng ban đầu.
Fade out : Nút này làm âm thanh bắt đầu phát với âm lượng ban đầu, và dần dần nhỏ đi.
Đảo ngược : Nút này làm âm thanh được phát ngược lại.
Robot : Nút này làm âm thanh thành tiếng robot.
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
Bắt đầu phát âm thanh cho đến khi âm thanh kết thúc
Bắt đầu phát âm thanh
Lưu ý:
Phân biệt hai khối lệnh trên. Khối lệnh “phát âm thanh … đến hết” sẽ bắt đầu phát âm thanh và đợi cho đến khi âm thanh kết thúc thì sẽ thực hiện tiếp khối lệnh ở dưới. Khối lệnh “bắt đầu âm thanh” sẽ bắt đầu phát âm thanh và thực hiện luôn khối lệnh phía dưới mà không cần chờ âm thanh đến khi kết thúc.
Ví dụ:
Ở khối bên trái, âm thanh Disconnect sẽ được phát hết rồi nhân vật mới chuyển sang trang phục Trâu 1.
Còn ở khối bên phải, âm thanh Disconnect sẽ bắt đầu phát và trong lúc âm thanh được phát, nhân vật sẽ được chuyển sang trang phục Trâu 1.
2. Ngừng mọi âm thanh
Dừng lại tất cả âm thanh hiện đang phát
3. Thay đổi âm lượng
Thay đổi âm lượng một lượng tùy ý.
Ví dụ ban đầu âm thanh ở mức 50. Để tăng âm lượng lên 10 mức, ta sẽ đổi thành thay đổi âm lượng một lượng 10. Lúc đó âm thanh sẽ ở mức 60. Còn để giảm âm lượng 10 mức, khối lệnh sẽ là thay đổi âm lượng một lượng -10. Lúc đó âm thanh sẽ ở mức 40.
Đặt âm lượng của âm thanh về bao nhiêu. Mặc định ban đầu âm lượng là 100%. Giảm thành số nhỏ hơn 100 thì âm lượng sẽ giảm, tăng lên số lớn hơn 100 thì âm lượng sẽ tăng.
Ví dụ:
Mặc định âm thanh luôn là 100%. Nếu chuyển thành đặt âm lượng 50%, âm thanh sẽ chỉ to bằng một nửa âm thanh ban đầu. Còn nếu khối lệnh là đặt âm lượng 300%, âm thanh sẽ to gấp ba lần âm thanh ban đầu.
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.