Chuyên mục
Robotics Blog

Từ VEX Worlds đến Real World: Bắt đầu Sự nghiệp STEAM với VEX Robotics

Việc có đầy đủ kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm và kiến thức cả về toán, lý, lập trình trong chặng đường thiết kế và lắp ráp robot mở ra những cánh cửa hoàn toàn mới cho các bạn học sinh với sự lựa chọn nghề nghiệp vô cùng đa dạng.

VEX Robotics mang cơ hội bình đẳng đến cho tất cả mọi người

Các chiến binh kỹ thuật, thiết kế robot: Chuyên môn xây dựng, lắp ráp robot của bạn hoàn toàn phù hợp với các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Cân nhắc để theo đuổi các công việc như:

  1. Kỹ sư cơ khí: 

Thiết kế và phát triển robot được sử dụng trong sản xuất, chăm sóc sức khỏe và thậm chí cả khám phá vũ trụ!

  1. Kỹ sư điện: 

Thổi hồn vào những sáng tạo của bạn với sự nghiệp kỹ sư điện, tập trung vào mạch điện, động cơ và hệ thống điều khiển robot.

  1. Kỹ sư Robot: 

Sự kết hợp tối thượng của trải nghiệm VEX của bạn, kỹ thuật robot kết hợp cơ khí, điện và khoa học máy tính để thiết kế và xây dựng robot của tương lai.

VEX Robotics nuôi dưỡng từ niềm đam mê

Lực lượng Lập trình: Kỹ năng lập trình VEX của bạn là không thể thiếu trong ngành công nghệ. Các nghề nghiệp phù hợp với kỹ năng này bao gồm

  1. Kỹ sư phần mềm: 

Trở thành nhà ‘đầu tư’ đằng sau mã code điều khiển robot, trang web và thậm chí cả xe tự lái!

  1. Lập trình viên máy tính: 

Phát triển các chương trình khiến robot hoạt động, từ các điều khiển cơ bản đến các thuật toán phức tạp.

Các “Bot thủ” kiểm tra lại chương trình trước khi thi đấu

Đội ngũ giải quyết vấn đề thì sao? Những thách thức bạn chinh phục trong các cuộc thi VEX biến bạn thành một thiên tài giải quyết vấn đề. Cân nhắc các nghề nghiệp như:

  1. Kỹ sư hệ thống: 

Thiết kế và tích hợp các hệ thống phức tạp, một kỹ năng được mài giũa thông qua việc xây dựng và phối hợp các thành phần khác nhau của robot VEX.

  1. Quản lý dự án: 

Dẫn dắt các nhóm và điều hướng các dự án phức tạp, các kỹ năng bạn đã thành thạo khi điều phối nhóm VEX của mình.

Các “Bot thủ” bàn chiến thuật trước khi thi đấu

VEX Robotics vượt ra ngoài các kỹ năng kỹ thuật. Nó nuôi dưỡng lòng yêu thích học hỏi, làm việc nhóm và tư duy sáng tạo – tất cả đều là những phẩm chất cần thiết trong thị trường việc làm ngày nay. 

Nếu bạn quan tâm đến ngành Robotics nói chung và VEX Robotics nói riêng, hãy cùng dõi theo hành trình đến VEX Worlds của đoàn học sinh Việt Nam trong tháng 5 này trên fanpage của STEAM for Vietnam nhé.

_____________________

Theo dõi các khóa học và hoạt động sắp tới của STEAM for Vietnam qua các kênh sau:

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: https://www.steamforvietnam.org

📺YouTube: http://bit.ly/S4V_YT

#STEAMforVietnam #education #technology #AI #computationalthinking

Chuyên mục
Robotics Blog

VEX Robotics: Hơn cả một cuộc thi

Bạn có nghĩ VEX Robotics chỉ là về xây dựng robot và những trận đấu ‘mệt nghỉ’ không? Nếu bạn nghĩ vậy thì, hãy ngồi xuống, thắt chặt cờ lê và bánh răng, và tìm hiểu xem tại sao VEX Worlds lại là Giải Vô địch Robotics thế giới lớn nhất hành tinh, điều thú vị của VEX Robotics là gì, có những kho báu vô giá với những lợi ích vượt xa sàn đấu như thế nào nhé! 

Những chiến thần VEX V5 tại Giải vô địch Quốc gia VEX Robotics 2024

  1. Cơ hội phát triển kỹ năng mềm

VEX Robotics dạy cho bạn những kỹ năng sống mà chính bạn cũng không thể ngờ tới. Bạn sẽ học cách giải quyết vấn đề khiến Sherlock Holmes ghen tị, kỹ năng giao tiếp khiến các nhà chính trị ấn tượng và kỹ năng quản lý thời gian khiến biệt đội Avengers phải kinh ngạc.

Từ Lên ý tưởng đến thực tế: VEX không chỉ đơn thuần là một sản phẩm Robot cuối cùng; đó là về hành trình thú vị để bạn đến đích. Bạn sẽ lên ý tưởng như một nhà khoa học, tìm những điểm sai sót trong lập trình và lắp ráp, làm sao để cánh tay gắp được vật nặng mà không ‘ngã chỏng vó’.

Lắp robot VEX là một hoạt động đồng đội và giao tiếp là chìa khóa. Bạn sẽ học cách giải thích các ý tưởng phức tạp một cách rõ ràng, lắng nghe đồng đội (ngay cả khi họ đề xuất các thiết kế robot đáng ngờ liên quan đến kim tuyến và vịt cao su), và cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu chung.

Các bạn học sinh cần làm chủ thời gian, cân bằng giữa việc học, lắp ráp robot và cuộc sống cá nhân

Các cuộc thi VEX có thời hạn, và robot không tự xây dựng qua đêm. Học sinh sẽ cần học cách làm chủ thời gian, xoay xở giữa việc học hành, xây dựng robot và cuộc sống cá nhân.

  1. Nâng cấp Kiến thức Khoa học – Kỹ thuật 

VEX cho phép bạn nuôi dưỡng đam mê và cho mình cơ hội để tìm tòi và tận hưởng niềm vui của khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và cả nghệ thuật nữa (STEAM). Lắp VEX là cần tua vít và cờ lê, về cách lắp ráp làm sao cho robot vừa ‘ngầu’ mà lại vừa ‘khỏe’,về việc trở thành phù thủy lập trình, thành thạo các ngôn ngữ biến robot để biến một khối kim loại thành một cỗ máy được lập trình mạnh mẽ. 

VEX Robotics – cơ hội nuôi dưỡng niềm đam mê với STEAM

  1. Sự tự tin

Xây dựng và thi đấu thành công với robot không phải là một việc nhỏ. VEX Robotics sẽ thúc đẩy sự tự tin của mình qua những trận đấu, qua việc trình bày ý tưởng một cách thuyết phục và giải quyết bất kỳ thách thức nào cản đường, dù liên quan đến robot hay không.

Tự tin thuyết trình với Ban giám khảo

Vậy, VEX có phải là chỉ là Cuộc chiến giữa những con Robot không? Có chứ. Nhưng nó còn hơn thế nữa. Đó là một cuộc phiêu lưu đầy tiếng cười, giải quyết vấn đề, trang bị cho bạn những kỹ năng có lợi cho bạn suốt đời. Nếu bạn chưa biết nhiều đến VEX Robotics, hãy cùng dõi theo hành trình đến VEX Worlds của đoàn học sinh Việt Nam trong tháng 5 này trên fanpage của STEAM for Vietnam nhé.

______________________

Theo dõi các khóa học và hoạt động sắp tới của STEAM for Vietnam qua các kênh sau:

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: https://www.steamforvietnam.org

📺YouTube: http://bit.ly/S4V_YT

#STEAMforVietnam #education #technology #AI #computationalthinking

Chuyên mục
Khám phá Về Chúng tôi

Thông cáo báo chí: Scratch Foundation chọn STEAM for Vietnam là tổ chức đại diện Đông Nam Á tham gia hội nghị giáo dục tại đại học MIT

Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, STEAM for Vietnam đã tham gia Hội Nghị về Giáo dục Ngôn ngữ lập trình Scratch do Scratch Foundation tổ chức tại Boston, Hoa Kỳ. Sự tham gia của STEAM for Vietnam tại sự kiện lớn này không chỉ là một bước ngoặt đột phá của tổ chức mà còn là dấu mốc quan trọng trong việc mang đến giáo dục STEAM chất lượng quốc tế  tại Việt Nam và trên toàn khu vực Đông Nam Á. 

Hội Nghị Scratch của Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) diễn ra vào 11-15/03/2024 tại Boston, Hoa Kỳ, đã quy tụ đại diện từ STEAM for Vietnam và các tổ chức giáo dục hàng đầu tư khắp nơi trên thế giới như Barefoot – UK, Brazilian Creative Learning Network – Brazil, Quest Alliance – India, STEM Impact Center Kenya – Kenya, STEM Nola – US, cùng với các chuyên gia, nhà nghiên cứu đến từ MIT, Harvard… Đây là cơ hội vô cùng lớn để STEAM for Vietnam tiên phong tiếp cận với những góc nhìn mới và những ý tưởng tiên tiến nhất về giáo dục, từ đó đem lại những trải nghiệm học tập mới mẻ và phong phú cho trẻ em Việt Nam.

Về Tổ chức Scratch Foundation: đây là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để hỗ trợ và phát triển nền tảng lập trình Scratch. Hiện Scratch đã trở thành cộng đồng lập trình lớn nhất thế giới dành cho trẻ em với hơn 100 triệu người dùng đăng ký trên khắp 196 quốc gia. 

Về ngôn ngữ lập trình Scratch: đây là một ngôn ngữ lập trình đồ họa dành cho việc dạy và học lập trình dễ dàng ở mọi lứa tuổi. Điểm đặc biệt của Scratch là giao diện trực quan và dễ sử dụng, cho phép người dùng tạo ra các chương trình bằng cách kết hợp các khối lệnh có hình ảnh và màu sắc một cách logic. Việc học Scratch không chỉ dễ dàng và thú vị mà còn khuyến khích sự sáng tạo, tư duy logic tư duy và khả năng giải quyết vấn đề.

Hội Nghị Scratch của Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) năm 2024 thảo luận xoay quanh các vấn đề giáo dục máy tính trong thời đại AI. Đại diện Đông Nam Á, STEAM for Vietnam đã có cơ hội nhận được những chia sẻ vô cùng bổ ích từ các chuyên gia MIT và Harvard, nhằm tìm ra hướng tiếp cận phù hợp nhất trong bối cảnh AI đang ngày càng trở nên quan trọng.

Sau chuyến đi lần này, STEAM for Vietnam cũng đặt mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục hiện tại, đem chương trình giáo dục Scratch chất lượng quốc tế về giảng dạy miễn phí cho các em học sinh Việt Nam. Thay vì xem AI như một đối thủ cạnh tranh, chúng ta có thể nhìn nhận nó như một cơ hội để cải thiện và phát triển ngành giáo dục máy tính. Cô Margaret Honey – CEO của Tổ chức Scratch Foundation đã thông tin rằng, sắp tới, Scratch sẽ triển khai tích hợp thêm trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình dạy của mình. STEAM for Vietnam tin rằng sự đổi mới này có thể tạo ra một môi trường học tập thông minh, linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của thời đại.   

Đồng thời, STEAM for Vietnam rất kỳ vọng vào sự hỗ trợ từ tổ chức Scratch, bao gồm việc hợp tác và thiết kế chung các hoạt động giáo dục, tận dụng mạng lưới Scratch Education Collaborative, Ecosystem Partners, ScratchEd Meetup và sự hỗ trợ tài chính để phát triển các dự án và hoạt động giáo dục tại Việt Nam. Chuyến đi lần này cũng sẽ tạo tiền đề để STEAM for Vietnam ấp ủ tổ chức một sự kiện giáo dục lớn tương tự tại Việt Nam trong tương lai gần. Sự kiện này sẽ là nơi các chuyên gia và tổ chức trong lĩnh vực giáo dục và phi lợi nhuận tại Đông Nam Á có thể cùng nhau gặp gỡ, thảo luận và chia sẻ ý tưởng, tạo ra cơ hội hợp tác và phát triển mạnh mẽ hơn trong ngành giáo dục của khu vực

Xuyên suốt buổi hội nghị, những thắc mắc xoay quanh vấn đề “Liệu chúng ta có nên học lập trình trong thời đại AI đang dần lên ngôi?” đã được giải đáp dưới góc nhìn khác biệt của các chuyên gia Harvard & MIT. 

Mitchel Resnick, Giáo sư Nghiên cứu Học tập của LEGO Papert – Phòng thí nghiệm Truyền thông MIT, cha đẻ của lập trình Scratch. Ông cũng là người tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào giáo dục, đã nêu quan điểm rằng:

“Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi không phải là dạy những kiến thức lập trình cơ bản thông qua Scratch, mà là phát triển khả năng tìm tòi, học hỏi và tư duy sáng tạo. Tôi nghĩ rằng trong xã hội hiện nay, mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng, và các bạn trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều thứ không ngờ trong suốt cuộc đời của họ. Và dĩ nhiên, trong thời đại AI, bên cạnh khả năng lập trình thì việc học cách suy nghĩ và hành động sáng tạo sẽ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết”. 

Cô Nga Hoàng, giảng viên lớp CS 001 và Train the Trainers của STEAM for Vietnam cũng chia sẻ:

“Con người cần phải có tư duy giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo để có thể “sai” AI làm viêc cho mình. Hơn nữa, suy cho cùng thì lập trình hay Scratch thì cũng chỉ đều là công cụ. Công cụ thì sẽ nhanh chóng thay đổi theo thời gian, nhưng những triết lý giáo dục phía sau thì thường ít thay đổi. Vì vậy, đồng quan điểm với giáo sư Resnick và Brennan, mình nghĩ rằng, học lập trình không chỉ là học lập trình, mà quan trọng hơn cả là học cách tư duy và rèn tính sáng tạo.”

Chúng ta đã hiểu rõ rằng trong thời đại của trí tuệ nhân tạo, việc học và phát triển khả năng tư duy sáng tạo vẫn là cốt lõi và không bao giờ bị thay thế bởi bất kỳ công nghệ nào. STEAM for Vietnam tin rằng tương lai của ngành giáo dục Việt Nam cần bổ sung thêm những kiến thức bổ ích về Trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này giúp các bạn học sinh Việt Nam có thể áp dụng AI một cách thông minh và đúng đắn, từ đó trở thành những cá nhân có khả năng cạnh tranh toàn cầu.

STEAM for Vietnam sẽ liên tục cập nhật và điều chỉnh chương trình học để mang đến cho các em học sinh Việt Nam một trải nghiệm học tập STEAM miễn phí và đẳng cấp thế giới. Sứ mệnh của STEAM for Vietnam không chỉ đào tạo các kỹ năng công nghệ cho trẻ em mà còn tiên phong tạo ra cơ hội học tập công nghệ công bằng cho tất cả mọi người. Với sự hỗ trợ và quan tâm từ cộng đồng, chúng tôi tin rằng mục tiêu của mình sẽ được thực hiện và mang lại một tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Đăng ký ngay Danh sách chờ để tham gia các khóa học của STEAM for Vietnam : https://bit.ly/waitlist-001-FB

Liên hệ báo chí:

Chị Trần Tố Uyên

Giám đốc Truyền Thông STEAM for Vietnam

Email: sue@steamforvietnam.org

Số điện thoại: 0961796775

——————————————

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: https://www.steamforvietnam.org

📺YouTube: http://bit.ly/S4V_YT

Chuyên mục
Thành viên Về Chúng tôi

Hành trình 11 năm từ sinh viên hóa sinh thành Giám đốc vận hành STEAM for Vietnam

Đó là câu chuyện của Chị Trần Phương Thảo, hiện nay đang là Giám đốc vận hành (COO) của STEAM for Vietnam.

Xuất phát từ mong muốn đóng góp cho cộng đồng, đặc biệt là bảo vệ và phát triển con người, Chị Thảo theo đuổi ngành hóa sinh tại Đại học Washington (Hoa Kỳ). Sau hơn 6 năm làm việc trong ngành y tế tại Mỹ, Chị Thảo đã thực hiện các dự án dịch tễ quốc gia trong nhiều lĩnh vực như: an toàn thực phẩm, an toàn môi trường, nguồn nước đến các dự án phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Chị Thảo cùng các cộng sự đã nghiên cứu nhiều dự án dịch tễ để điều tra và ngăn ngừa đại dịch Covid 19 tại Hoa Kỳ. Giữa đại dịch, khi chứng kiến sự sống thật mong manh, Chị Thảo đã nhen nhóm khát khao được cống hiến cho quê hương mình, và hiện nay cùng STEAM for Vietnam góp phần gieo mầm đam mê công nghệ cho hàng triệu học sinh Việt Nam. Hãy theo chân STEAM for Vietnam khám phá câu chuyện đầy cảm hứng của chị nhé!

Năm 2013, Chị Trần Phương Thảo bắt đầu du học ngành hóa sinh tại Đại học Washington (Washington University), Hoa Kỳ. Sau hơn 6 năm làm việc trong ngành y tế tại Mỹ, Chị Thảo đã thực hiện các dự án dịch tễ quốc gia trong nhiều lĩnh vực như: an toàn thực phẩm, an toàn môi trường, nguồn nước đến các dự án phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Chị Thảo đã đóng góp trong dự án công bố cấu trúc mới của hai chất hóa học hữu cơ vào nguồn Trung tâm Dữ liệu Tinh thể học Cambridge, làm việc với vai trò chuyên gia phân tích trong nhiều dự án quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA),…

Năm 2020, tại Mỹ ghi nhận những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại chính Seattle, nơi chị Thảo sinh sống và làm việc. Dịch bệnh bùng phát nhanh chóng, nhưng các thông tin về chủng loại virus lại còn rất hạn chế. Với kinh nghiệm là một chuyên gia phân tích dịch thể và có trách nhiệm to lớn với cộng đồng trong ngăn chặn và điều tra các đợt dịch bệnh, chị Thảo cùng với các cộng sự tuyến đầu đã được huy động làm việc bất kể ngày đêm và nguy hiểm bị phơi nhiễm. Vào thời điểm đó, trong môi trường làm việc của chị, các trang bị bảo hộ y tế chưa được cung ứng kịp thời nên còn vô cùng hạn chế.

Chứng kiến quá nhiều bệnh nhân bị phơi nhiễm và gặp nguy hiểm, chị Thảo nhận thấy mình cần làm điều gì đó để có thể tiếp tục cống hiến cho quê hương Việt Nam khi còn cơ hội. Thảo nhận ra rằng nhờ có công nghệ mà thế giới trở nên “phẳng” hơn, từ đó mà những người trẻ Việt, dù ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, cũng đều có thể góp một phần công sức cho Việt Nam.

Xuất phát từ suy nghĩ trên, chị đã quyết định tham gia tổ chức STEAM for Vietnam cùng với hơn 200 người Việt trẻ đang công tác tại các công ty công nghệ lớn ở thung lũng Silicon và tại các quốc gia khác trải dài hơn 13 múi giờ trên thế giới.

Chị bắt đầu tại STEAM for Vietnam với vị trí quản lý dự án giáo dục – lớp Nhập môn Tư duy máy tính cùng Scratch – lớp học tiên phong với cách tiếp cận hoàn toàn mới, mỗi bài học là một tập phim với các tuyến nhân vật, do các thầy cô có kinh nghiệm làm việc tại các công ty công nghệ hàng đầu thế giới ở thung lũng Silicon giảng dạy.

Chị Thảo khi bắt đầu tham gia tình nguyện tại STEAM for Vietnam với mong muốn được đóng góp cho đất nước. Khi nhìn thấy những thầy cô và học sinh dân tộc thiểu số, tại những vùng sâu vùng xa được tiếp cận giáo dục công nghệ đẳng cấp và miễn phí, đã tiếp thêm rất nhiều động lực cho Thảo và STEAM for Vietnam. Qua thời gian làm việc cùng những tình nguyện viên gắn bó với công việc, chị Thảo nhận thấy rõ sự trưởng thành của mình trong cách làm việc, tiếp cận vấn đề và cũng nhìn thấy rất nhiều tình nguyện viên cùng làm tại tổ chức.. Tại STEAM for Vietnam, dù làm việc với vai trò là một tình nguyện viên, nhưng các nhân sự tại đều có cơ hội tiếp cận các tổ chức tên tuổi trên toàn cầu như: UNICEF, Scratch Foundations,… để học hỏi, phát triển bản thân và công việc.

“Thông thường, để có thể đảm đương được công việc ở vị trí giám đốc điều hành của một tổ chức thì một người sẽ phải mất đến 10-20 năm. Thế nhưng, ở STEAM for Vietnam, mình chỉ mất hơn 1 năm để trở thành COO. Nếu không có cơ hội làm việc ở STEAM for Vietnam thì mình sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể phát triển được như thế.” Chị Thảo chia sẻ. “Ngay cả sếp trực tiếp ở nơi mình đang làm việc chính cũng nhận xét rằng, không hiểu bằng cách nào mà mình đã trưởng thành vượt bậc chỉ trong vòng 1 năm. Trước đây, ở công việc toàn thời gian, khi cần trao đổi với các bên thanh tra hay làm các dự án lớn với USDA mình khá ngần ngại, nhưng bây giờ gần như mình đã tự tin hơn rất nhiều. Vì sếp nhìn thấy bản thân mình có những sự tự tin nhất định nên họ cũng trao quyền cho mình nhiều hơn, giao cho mình đảm nhiệm những vai trò nhiều trách nhiệm hơn.”

Nhưng điều chị Thảo cảm thấy xúc động tự hào nhất không phải là những thành tựu của STEAM for Vietnam, mà là sự nỗ lực cống hiến của các tình nguyện viên để góp phần tạo nên những thành tựu ấy. Chị chia sẻ, “nhìn thấy những tình nguyện viên không quản ngày đêm, thức dậy từ 4-5 giờ sáng để chuẩn bị giáo án, hay chăm chút từng chút một cho khâu tổ chức các Giải đấu Robotics” đã tiếp thêm rất nhiều động lực cho chị đồng hành cùng STEAM for Vietnam trong suốt hơn 4 năm qua.

Nhờ những đóng góp và dẫn dắt của chị Thảo, STEAM for Vietnam đã đạt được rất nhiều thành tích nổi bật:

🏆 Cung cấp giáo dục STEAM (Science, Technology, Engineering, Arts. Mathematics) cho hơn 45,000 học sinh và 5,000 giáo viên khắp Việt Nam.

🏆 Hân hạnh được đồng hành với các đối tác quốc tế nổi tiếng: Viện Công nghệ Massachusetts (M.I.T) và Quỹ Scratch Foundations (cha đẻ của ngôn ngữ lập trình Scratch).

🏆 Trở thành đối tác chiến lược với các tổ chức UNICEF, Trung tâm Hoa Kỳ (thuộc Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam), Trung tâm Đổi mới Quốc gia (trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và các trường đại học danh tiếng như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Fulbright University tại Việt Nam,…

🏆 Lần đầu tiên trong lịch sử, STEAM for Vietnam đã vinh dự đưa 19 đội tuyển với hơn 100 học sinh Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham dự giải đấu Robotics lớn nhất thế giới VEX Worlds.

Trong năm 2024, STEAM for Vietnam mong muốn phát triển xây dựng mạng lưới các chuyên gia trên khắp thế giới, nhằm kết nối, tạo sân chơi để những người đi trước hỗ trợ, hướng dẫn các học sinh, sinh viên thông qua chương trình Mentorship Program – Professional Network Development, không chỉ đóng vai trò hướng nghiệp, mà còn giúp các em trau dồi cả những kỹ năng mềm và mở rộng mối quan hệ trong tương lai.

—————————————————————————————

Đây là Chuỗi bài viết Human of STEAM for Vietnam với mục đích tri ân các nhân sự đã và đang đồng hành phát triển STEAM for Vietnam. Đặc biệt trong tháng 3 này, STEAM for Vietnam vinh danh những “nữ cường” tiêu biểu đã cống hiến hết mình cho giáo dục công nghệ cho thế hệ trẻ của Việt Nam. Ngoài chị Thảo, các thành viên của STEAM for Vietnam đều là nhân tài trẻ Việt Nam đang học tập và làm việc tại hơn 13 múi giờ trên khắp thế giới.

📌 Link ứng tuyển: https://bit.ly/REC_app_form  

📌 Mô tả công việc: https://bit.ly/MKT-JD 

📣 Lưu ý: Đóng đơn khi tuyển đủ.

🔥Bạn sẽ có cơ hội được: 

🌟 “Global Network” với các chuyên gia công nghệ đến từ các công ty công nghệ hàng đầu như Google, Microsoft, Facebook, Amazon,… và các chuyên gia giáo dục, start-up. 

🌟 Được đào tạo và thực hành, rèn luyện chuyên sâu kỹ năng, kinh nghiệm Marketing trong môi trường làm việc Learning by Doing tại STEAM for Vietnam. 

🌟 Flex “kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm” của bản thân qua các dự án lớn: A Year Of Robotics, National Robotics Competition, STEAM Hub,… 

🌟 Rèn luyện kỹ năng tinh thần làm chủ công việc trong môi trường chuyên nghiệp với tinh thần quyết liệt và dám nghĩ dám làm.  

🌟 Linh hoạt thời gian và địa điểm làm việc!

🌟 Và cơ hội trở thành nhân viên toàn thời gian tại STEAM for Vietnam dành cho các tình nguyện viên xuất sắc!

🚀 Hãy nhanh tay ứng tuyển để trở thành một phần của STEAM for Vietnam và cùng chúng tôi đưa hàng triệu trẻ em Việt Nam đến gần hơn với những “giấc mơ lớn”!

—————————————————————————————

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: https://www.steamforvietnam.org

📺YouTube: http://bit.ly/S4V_YT

Chuyên mục
Khám phá Scratch Blog

Các Phép Toán

Trong Scratch, các phép toán sẽ gồm các nhóm chính:

Nhóm chính

1. Phép tính

Các Phép Toán

Các khối lệnh này dùng để tính toán các giá trị và kết quả sẽ là một con số cụ thể. 

Ví dụ như:

Các Phép Toán

Chúng ta có thể bỏ những khối phép tính này vào nhau để giải quyết những bài toán phức tạp hơn. Ví dụ như:

Các Phép Toán

Các phép toán đặc biệt trong Scratch còn bao gồm chia lấy dư và làm tròn. 

Các Phép Toán

Chia lấy dư là phép tính lấy phần dư còn lại của phép chia. Ví dụ như phép tính 9 chia 2, chúng ta sẽ có 4 và dư lại 1. Vậy kết quả của phép tính 9 chia 2 lấy dư là 1:

Các Phép Toán
Các Phép Toán

Làm tròn là phép tính bỏ phần dư còn lại của phép chia. Ví dụ như phép tính 16 chia 3, chúng ta sẽ có 5 và dư lại 1. Vậy kết quả của làm tròn phép tính 16 chia 3 là 5:

Các Phép Toán
Các Phép Toán

2. Lấy ngẫu nhiên

Các Phép Toán

Khối lệnh này được sử dụng để chọn ngẫu nhiên một số từ () đến () được cho. Các bạn có thể tham khảo thêm từ bài blog Lấy ngẫu nhiên nhé.

3. So sánh

Các Phép Toán

Các khối lệnh được dùng để so sánh các giá trị và kết quả sẽ là đúng hay sai.

Các Phép Toán

Các phép so sánh thường được kết hợp với các khối điều khiển để đưa ra điều kiện cho các dự án. Ví dụ như, bạn Miu 3 tuổi và bạn Đốm 2 tuổi. Bạn Miu lớn hơn bạn Đốm nên bạn Miu là anh. Các bạn có thể xem thêm về khối lệnh điều kiện nếu thì tại đây.

Các Phép Toán

4. Lô-gíc

Các Phép Toán

Các khối lệnh lô-gíc thường được dùng kết hợp giữa các điều kiện và sau khi chương trình kiểm tra các phép toán sẽ đưa ra kết quả cuối cùng là đúng hay sai. Bên cạnh đấy, các phép toán lô-gíc sẽ đi cùng các khối điều khiển để đưa ra điều kiện cho các dự án.

a. Và

Các Phép Toán

Với khối lệnh “Và”, chương trình sẽ kiểm tra kết quả của các điều kiện bên trong sau đó sẽ đưa ra kết quả chung giữa hai điều kiện ban đầu.

Ví dụ:

Các Phép Toán

Một ví dụ khác đơn giản hơn: 

Mèo Miu đi chợ mua táo và chuối, nhưng bạn Chó Đốm lại nói “Mèo Miu mua táo và nho”. Như vậy bạn chó Đốm đã nói sai rồi.

Các Phép Toán

Lưu ý: Khối lệnh “và” chỉ đưa ra kết quả đúng khi tất cả các điều kiện bên trong đều là đúng.

b. Hoặc

Các phép toán

Với khối lệnh “Hoặc”, chương trình sẽ kiểm tra kết quả của các điều kiện bên trong sau đó sẽ đưa ra kết quả đúng nếu có một điều kiện đúng trong các điều kiện ban đầu.

Ví dụ:

Một ví dụ khác đơn giản hơn:

Các Phép Toán

Mèo Miu đi chợ mua táo và chuối, nhưng bạn Chó Đốm lại nói “Mèo Miu mua nho hoặc chuối”. Như vậy bạn chó Đốm đã nói sai rồi bởi vì bạn Miu không mua nho.

Lưu ý: Khối lệnh “hoặc” chỉ đưa ra kết quả sai khi tất cả các điều kiện bên trong đều là sai.

c. Không phải

Các phép toán

Khối lệnh “Không phải”, chương trình sẽ đưa ra kết quả cuối cùng ngược với kết quả của điều kiện.

Ví dụ:

Các phép toán

Một ví dụ khác đơn giản hơn: 

Mèo Miu đi chợ mua táo và chuối, nhưng bạn Chó Đốm lại nói “Mèo Miu không phải mua nho”. Như vậy bạn chó Đốm đã nói đúng rồi bởi vì bạn Miu đã không mua nho.

Các phép toán

5. Chuỗi kí tự

Chuỗi kí tự

Các khối lệnh từ ngữ được dùng để thao tác với các “chuỗi ký tự” của từ ngữ hoặc có thể là giá trị số học. Chuỗi kí tự là một loạt các kí tự nối liền với nhau, ví dụ như “abcd” là một chuỗi ký tự được tạo thành từ các ký tự a, b, c, d.

a. Kết hợp 2 chuỗi

Khối lệnh được dùng để kết hợp hai chuỗi ký tự khác nhau lại thành một chuỗi ký tự. 

Ví dụ như:

Các phép toán

b. Ký tự của chuỗi

Khối lệnh Ký tự của chuỗi được dùng để nhận về ký tự ở vị trí được chọn của một chuỗi. 

Ví dụ như:

Các phép toán

c. Độ dài của 1 chuỗi

Khối lệnh độ dài của chuỗi sẽ cho ra kết quả là số ký tự có trong chuỗi. 

Ví dụ như:

Độ dài của 1 chuỗi

d. Chuỗi có chứa ký tự

Khối lệnh chuỗi có chứa ký tự sẽ kiểm tra liệu trong một chuỗi có ký tự được chọn hay không và kết quả sẽ là đúng nếu như chuỗi có chứa ký tự hoặc sai nếu không chứa ký tự. 

Ví dụ:

Ngoài ra còn có các phép toán phức tạp hơn chúng ta sẽ được học trong các chương trình cấp 2 và cấp 3, các bạn hãy chờ đọc các bài viết khác nhé.

Lưu ý: Các phép toán sẽ có thể kết hợp với nhau để thực hiện các phép toán phức tạp hơn. Khi chạy chương trình, các phép toán sẽ được thực hiện theo thứ tự từ các khối trong cùng trước, các khối bên ngoài cùng sau. Ngoài ra, các giá trị điền vào của phép toán có thể là biến số.

Hãy cùng xem qua ví dụ sau:

Các phép toán

Bước 1: Chương trình sẽ chạy các khối so sánh bên trong cùng trước (hai khối so sánh “lớn hơn” và “bé hơn”).

Bước 1

Bước 2: Chương trình sẽ chạy khối lệnh “và”, sau đó chạy khối lệnh so sánh “bằng”.

Các phép toán

Bước 3: Chương trình sẽ tìm ra kết quả của cả khối lệnh “hoặc”.

Các phép toán

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Khám phá Scratch Blog

Cách sử dụng Khối của tôi

Cách tạo Khối của tôi

Bước 1: Chọn nhân vật bạn muốn tạo khối của tôi. 

Cách sử dụng Khối của tôi

Lưu ý: Khi tạo khối của tôi cho nhân vật nào thì chỉ nhân vật đó mới có thể sử dụng khối lệnh này.

Bước 2: Chọn nhóm lệnh Khối của tôi

Cách sử dụng Khối của tôi

Bước 3: Chọn Tạo một khối. Sau đó màn hình sẽ hiển thị hộp thoại:

Cách sử dụng Khối của tôi

Bước 4: Điền tên khối rồi nhấn nút OK.

STEAM for Vietnam sẽ có một bài viết chi tiết hơn về 3 lựa chọn phụ khi tạo khối

Kết quả:

Cách sử dụng Khối của tôi
Sau khi nhấn OK, một khối mới của tôi sẽ được tạo ra và xếp ở dưới như hình vẽ.

Vậy Khối của tôi được sử dụng như thế nào?

Khối của tôi là một khối lệnh mới mà chúng ta tự tạo ra. Khối lệnh này được định nghĩa dựa trên những khối lệnh có sẵn trong Scratch. Ví dụ, khối lệnh Xuất hiện được định nghĩa là khi nhận vật sẽ xuất hiện ở chính giữa màn hình, có kích thước chính xác khi được tạo ra. Khi khối lệnh này được sử dụng ở chương trình chính (nối vào bên dưới khối lệnh sự kiện như Khi bấm vào lá cờ), chương trình sẽ chạy lần lượt tất cả các khối lệnh ở phần định nghĩa của khối lệnh này.

Cách sử dụng Khối của tôi

Khi ấn vào biểu tượng lá cờ, khối xuất hiện sẽ được gọi. Khi đó toàn bộ các khối lệnh bên trong khối xuất hiện sẽ chạy cho đến hết. Sau đấy mới quay trở về chạy tiếp khối nói “xin chào!” bên dưới khối xuất hiện. Thứ tự chạy cụ thể là: đi tới điểm chính giữa màn hình → đặt kích thước → hiện → nói xin chào.

Lưu ý: Khối lệnh của tôi chỉ chạy khi được chạy đến, nên các bạn nhớ sử dụng khối lệnh của tôi khi muốn sử dụng. Nếu không thì nó sẽ không chạy được.

Đây là đoạn chương trình giống như phần dùng khối lệnh xuất hiện ở trên, các khối lệnh cũng được chạy theo thứ tự cụ thể là: đi tới điểm chính giữa màn hình → đặt kích thước → hiện → nói xin chào.

Cách sử dụng Khối của tôi

Các bạn có thể thấy phần chương trình dùng khối lệnh xuất hiện nhìn rõ ràng và dễ hiểu hơn khi gọi chung các khối hành động. Đặc biệt khi tìm sắp xếp theo các khối của tôi, việc tìm bug sẽ được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Khám phá Scratch Blog

Tóm tắt những chức năng của Scratch

Bố cục màn hình của Scratch

Tóm tắt những chức năng của Scratch
  1. Chuyển giữa code, trang phục và âm thanh của nhân vật đang chọn
  2. Nhấn lá cờ màu xanh để bắt đầu trò chơi, nhấn nút màu đỏ để dừng trò chơi
  3. Màn hình trò chơi
  4. Balo có thể dùng để sử dụng lại các khối lệnh, nhân vật hoặc trang phục. Đọc thêm về cách sử dụng balo ở đây
  5. Thông tin nhân vật đang chọn
  6. Nhấn vào để lập trình phông nền

Màn hình code của nhân vật

Tóm tắt những chức năng của Scratch
  1. Nhấn vào nút Code để xem code của nhân vật
  2. Hình ảnh của nhân vật đang được lập trình
  3. Danh sách các loại khối lệnh, khi nhấn vào 1 loại thì các khối lệnh thuộc loại đó sẽ được liệt kê trong phần danh sách các khối lệnh (4)
  4. Danh sách các khối lệnh
  5. Khu vực lập trình. Để hiểu rõ thứ tự thực hiện của các khối lệnh trong khu vực này, đọc bài viết sau.

Chi tiết về từng loại khối lệnh

1. Nhóm khối lệnh chuyển động:

Tóm tắt những chức năng của Scratch

Có thể dùng để lập trình nhân vật đi thẳng, xoay trái, phải, hoặc thay đổi tọa độ của nhân vật  (Hướng di chuyển trong Scratch)

2. Nhóm khối lệnh hiển thị: 

Tóm tắt những chức năng của Scratch

Có thể dùng để cho nhân vật ẩn/hiện; cho nhân vật nói hoặc nghĩ một câu nào đó; thay đổi trang phục; thay đổi phông nền trò chơi; thay đổi kích thước nhân vật (kích thước nhân vật được tính theo đơn vị phần trăm – %); thay đổi màu sắc nhân vật; hay thay đổi vị trí trước sau của các nhân vật trên màn hình (Lớp (Layer) trong Scratch | STEAM for Vietnam Blog)

3. Nhóm khối lệnh âm thanh: 

Tóm tắt những chức năng của Scratch

Có thể dùng để phát âm thanh, trong đó có 2 khối lệnh dễ nhầm lẫn với nhau là phát âm thanh đến hết và bắt đầu âm thanh (cách phân biệt 2 khối lệnh này)

4. Nhóm khối lệnh sự kiện: 

Tóm tắt những chức năng của Scratch

Có chưa một khối lệnh hay được sử dụng là khối Khi bấm vào lá cờ xanh. Những khối lệnh trong nhóm này được dùng để phát tin hoặc nhận tin để thực hiện các hành động tương ứng  (Bài viết liên quan: Bộ ba câu lệnh: Nhận và Phát tin, Phân biệt giữa “Phát tin” và “Phát tin và đợi” )

5. Nhóm khối lệnh điều khiển: 

Tóm tắt những chức năng của Scratch

Có thể dùng để thay đổi thứ tự thực hiện của các khối lệnh trong chương trình (Bài viết liên quan: Câu lệnh Nếu … thì …, Cách viết vòng lặp trong Scratch ).

Ngoài ra nhóm này còn có các khối lệnh giúp nhân bản nhân vật (Bài viết liên quan: Clone trong Scratch)

6. Nhóm khối lệnh cảm biến: 

Tóm tắt những chức năng của Scratch

Những khối lệnh trong nhóm này có thể nhận ra tín hiệu từ chuột hoặc bàn phím.Thường được dùng kết hợp với các khối lệnh trong nhóm khối lệnh điều khiển. Ngoài ra trong nhóm này còn có một số khối lệnh dùng để đếm giờ hoặc đặt câu hỏi và nhận câu trả lời từ người chơi

7. Nhóm khối lệnh các phép toán: 

Tóm tắt những chức năng của Scratch

Giúp thực hiện các phép toán trong Scratch (Bài viết liên quan: Các phép toán trong Scratch, Lấy ngẫu nhiên trong Scratch).

8. Nhóm khối lệnh các biến số: 

Tóm tắt những chức năng của Scratch

Bao gồm những chức năng có liên quan đến biến số và danh sách (Bài viết liên quan: Biến số trong Scratch, Giới thiệu chung về danh sách, Phân loại và hướng dẫn tạo danh sách, Mô phỏng vật ném xiên trong Scratch, Các khối lệnh khác với danh sách).

9. Phần Khối của tôi 

Tóm tắt những chức năng của Scratch

Bài viết liên quan: Cách sử dụng khối của tôi

Trang phục của nhân vật

Tóm tắt những chức năng của Scratch
  1. Nhấn vào nút Trang phục để xem các trang phục của nhân vật
  2. Danh sách các trang phục của nhân vật. Khi nhấn vào 1 trang phục thì trang phục đó sẽ được hiện ra ở phần chỉnh sửa trang phục (3) nằm bên phải 
  3. Phần chỉnh sửa trang phục (Bài viết liên quan: Công cụ vẽ hình trong Scratch

Những bài Scratch Blog hướng dẫn cách sử dụng chức năng trang phục:

Chọn trang phục có sẵn trong thư viện của Scratch

Vẽ trang phục sử dụng công cụ vẽ cung cấp bởi Scratch

Chọn một trang phục ngẫu nhiên

Tải trang phục lên từ máy tính

Tạo trang phục sử dụng camera máy tính

Quản lý trang phục

Âm thanh của nhân vật

Tóm tắt những chức năng của Scratch
  1. Nhấn vào nút Âm thanh để xem các âm thanh của nhân vật
  2. Danh sách các âm thanh của nhân vật. Khi nhấn vào 1 âm thanh thì âm thanh đó sẽ được hiện ra ở phần chỉnh sửa âm thanh (3) nằm bên phải 
  3. Phần chỉnh sửa âm thanh. Cách để thu âm trong Scratch.
Chuyên mục
Khám phá Scratch Blog

Dùng Scratch mô phỏng bật bóng

Ở ngoài thực tế, hướng đi của bóng sau khi chạm vật cản có thể chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, để chương trình không trở nên phức tạp, trong bài này, chúng ta sẽ chỉ cho hướng đi của bóng chịu ảnh hưởng của góc mà bóng bay đến thanh đỡ

Góc là gì

Góc là hình gồm 2 tia chung gốc.

Dùng Scratch mô phỏng bật bóng

Đơn vị của góc là độ. Người ta quy ước 1 tên gọi của một số góc cùng với độ lớn của nó như góc bẹt (góc tạo bởi 2 tia đối nhau) có độ lớn 180 độ, góc vuông (góc tạo bởi 2 tia đối xứng nhau) có độ lớn 90 độ

Dùng Scratch mô phỏng bật bóng

Để đọc kĩ hơn về góc, các bạn có thể tham khảo sách giáo khoa Toán lớp 6.

Mô phỏng hướng bay của quả bóng

Để mô phỏng việc quả bóng bật ra sau khi chạm vật cản, chúng ta sẽ cố gắng làm cho hướng bóng bay ra khỏi vật cản đối xứng với hướng bóng bay tới vật cản qua phương thẳng đứng. 

Ví dụ trong hình dưới, góc tạo bởi hướng bóng bay tới và phương thẳng đứng góc tạo bởi hướng bóng bật ngược lại và phương thẳng đứng là 2 góc đối xứng nhau.

Chúng ta có thể tưởng tượng 2 góc đối xứng bằng cách xem đường ở giữa như gáy của quyển vở. Khi gập quyển vở lại, nếu 2 đường trùng khít với nhau thì có nghĩa là 2 đường đó cùng với gáy trang vở tạo ra 2 góc đối xứng.

Các bạn có thể chơi thử trò chơi này để hiểu hơn về khái niệm trên.

Công thức tính góc bóng bật ngược lại từ góc bay đến của bóng

Do góc bay đến của bóng và góc xanh lá gộp lại tạo thành một góc bẹt, nên ta có

Góc xanh lá + Góc bay đến của bóng = 180

Điều này tương đương với Góc xanh lá = 180 – Góc bay đến của bóng (1)

Ngoài ra, do góc bóng bật ngược lại và góc xanh lá đối xứng nhau qua phương thẳng đứng, ta có Góc bật ngược lại = Góc xanh lá (2)

Kết hợp ý (1) và (2), chúng ta suy ra được Góc bật ngược lại = 180 – Góc bay đến của bóng

Dùng Scratch mô phỏng bật bóng

Viết chương trình trên Scratch

Từ công thức trên, chúng ta có thể viết phần định nghĩa khi chạm thanh đỡ của bóng như sau:

Dùng Scratch mô phỏng bật bóng

Sửa lỗi

Sau khi thêm khối lệnh trên vào bóng, bóng có thể bị lỗi như hình dưới đây:

Giải thích nguyên nhân lỗi: Trong trường hợp đặc biệt này, khi bóng đập sâu xuống thanh đỡ ở một góc nhất định, dù đổi hướng và di chuyển thì bóng vẫn chưa vượt ra hẳn và vẫn chạm vào một phần thanh đỡ. Khi đó bóng lại tiếp tục đổi hướng và di chuyển, cứ lặp lại liên tục như thế nên bóng chạy giật trên thanh đỡ. 

Mong muốn của chúng ta là khi bóng đập vào thanh đỡ thì bật lên luôn. Để làm như vậy thì sau khi đổi hướng chúng ta phải cho bóng tiếp tục di chuyển đến khi không còn chạm vào thanh đỡ nữa. Để làm điều đó, chúng ta thay đổi chương trình của bật lại khi chạm thanh đỡ thành như sau:

Và thế là chúng ta đã mô phỏng việc bóng bật ra sau khi chạm thanh đỡ thành công! Để xem chi tiết hơn về cách bóng được lập trình, tham khảo ở đây

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official


Chuyên mục
Khám phá Scratch Blog

Lớp (Layer) trong Scratch

Vị trí của bạn Miu và hòn đá ở 2 bức hình có gì khác nhau?

Lớp trong Scratch
Hình 1: Bạn Miu ở phía trên, che mất một phần hòn đá.
Hình 2: Bạn Miu ở phía dưới, bị hòn đá che mất.

LỚP (LAYER) LÀ GÌ?

Khi có nhiều hơn 2 nhân vật xuất hiện trên màn hình, dễ có hiện tượng các nhân vật bị chồng lên nhau. Khi đó ta sử dụng từ “lớp” để thể hiện mối quan hệ giữa vị trí của các nhân vật. Nếu nhân vật A có lớp đứng trước nhân vật B có nghĩa là nhân vật A sẽ nằm đè lên (hay chồng lên) nhân vật B.

Nhân vật nào hiển thị ở phía trước, gần với người xem nhất, thì nhân vật đó nằm ở lớp trên cùng. Nhân vật càng nằm ở dưới thì lớp của nhân vật càng lớn. Hay nói cách khác, lớp của vật là số càng lớn thì nhân vật nằm càng xa người xem.

Ví dụ:

Lớp trong Scratch

Ở hình trên, sao biển nằm ở lớp phía trên (nằm chồng lên) cua.

CÁC KHỐI LỆNH VỚI LỚP

1. Đi tới lớp phía trên/sau cùng

Lớp trong Scratch
Khối lệnh giúp nhân vật đi tới lớp phía trên hay sau cùng.

Ví dụ: Trong trường hợp lập trình cho sao biển đi tới lớp phía trên cùng, ta sẽ được kết quả như sau:

Lớp trong Scratch
Sao biển đang nằm ở lớp dưới cùng sẽ nhảy lên lớp trên cùng, nằm đè lên cua và hòn đá.

Khối lệnh đi tới lớp phía sau cùng có ý nghĩa ngược lại:

2. Đi tới 1 lớp

Lớp trong Scratch

Khối lệnh giúp nhân vật nhảy lên 1 lớp phía trên (nếu nhập vào số âm như -1, -2,.. thì nhân vật sẽ lùi xuống). Ngoài ra, ta có thể thay đổi số ở trên để nhân vật nhảy lên hoặc lùi xuống một số lớp bất kỳ.

Ví dụ: Trong trường hợp lập trình cho sao biển:

Lớp trong Scratch

Ở hình 1, sao biển đang ở lớp dưới cùng. Sau khi thực hiện khối lệnh đi tới 1 lớp (tiến lên 1 lớp), sao biển sẽ ở lớp giữa (nằm trên hòn đá và dưới con cua) như hình 2. Nếu ta cho sao biển đi tới -1 lớp (số âm có nghĩa là đi lùi lại 1 lớp), sao biển từ lớp giữa ở hình 2, sẽ quay về lớp dưới cùng như hình 3.  

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official

Chuyên mục
Khám phá Scratch Blog

Thứ tự thực hiện các khối lệnh

Thực hiện tuần tự

Cách nhận biết các khối lệnh được thực hiện tuần tự

Các khối lệnh được thực hiện tuần tự được xếp chồng lên nhau. Khi bắt đầu chương trình, khối lệnh ở trên cùng sẽ được thực hiện trước. Sau khi hoàn thành khối lệnh ở trên thì khối lệnh ngay dưới đó mới được thực hiện.

Ví dụ: 

Thứ tự thực hiện các khối lệnh

Trong chương trình trên, chúng ta thấy các khối lệnh được xếp chồng lên nhau, do đó các khối lệnh này sẽ được thực hiện tuần tự. Thứ tự các khối lệnh được thực hiện sẽ là:

  1. Khối lệnh “Khi bấm vào lá cờ xanh” được chạy để bắt đầu chương trình
  2. Khôi lệnh “nói Xin chào! trong 3 giây” được chạy để cho bạn Mèo nói trong vòng 3 giây
  3. Sau 3 giây (tức là sau khi khối lệnh “nói” được thực hiện xong) thì bạn Miu mới phát âm thanh meo

Chúng ta có thể biểu diễn trình tự trên như sơ đồ dưới đây:

Thứ tự thực hiện các khối lệnh

Khi nào nên cho các khối lệnh thực hiện tuần tự

Chúng ta cho các khối lệnh thực hiện tuần tự khi chúng ta muốn các hành động của nhân vật được thực hiện theo đúng một thứ tự nhất định. Thực hiện tuần tự là mặc định của Scratch.

Thực hiện cùng lúc

Cách nhận biết các khối lệnh được thực hiện cùng lúc

Các khối lệnh được thực hiện cùng lúc sẽ không xếp chồng lên nhau. Thay vào đó, chúng sẽ cùng nằm dưới các khối lệnh sự kiện (khối lệnh màu vàng tươi) giống nhau.

Ví dụ:

Trong hình trên, 4 khối lệnh “Mèo nói Chào chó!”, “Mèo phát âm thanh Meo”, “Chó nói Chào mèo!” và “Chó phát âm thanh Gâu” không được xếp chồng lên nhau, do đó chúng sẽ không thực hiện tuần tự với nhau. Thêm vào đó, chúng ta nhận ra 3 khối lệnh “Mèo nói Chào chó!”, “Mèo phát âm thanh Meo” và “Chó nói Chào mèo!” cùng nằm dưới khối lệnh “Khi bấm vào lá cờ xanh” giống nhau, nên nếu bấm vào lá cờ xanh thì 3 khối lệnh này sẽ được thực hiện cùng lúc. Khối lệnh Chó phát âm thanh Gâu tuy cũng nằm dưới một khối lệnh màu vàng, nhưng khối lệnh màu vàng đó lại khác với 3 khối lệnh màu vàng còn lại nên hành động “Chó phát âm thanh Gâu” sẽ không được thực hiện cùng lúc với 3 hành động kia.

Chúng ta có thể biểu diễn trình tự trên như sơ đồ dưới đây:

Thứ tự thực hiện các khối lệnh

Khi nào nên sử dụng thực hiện cùng lúc

Các khối lệnh của các nhân vật khác nhau hoặc các khối lệnh trong các hành động khác nhau của cùng một nhân vật có thể được cho thực hiện cùng lúc với nhau.

Kết hợp cả hai để phân tích một chương trình

Bây giờ chúng ta thử áp dụng kiến thức ở trên vào một chương trình cơ bản như sau: chương trình gồm có 2 nhân vật Mèo và Chó, mỗi nhân vật được lập trình như hình dưới:

Chúng ta nhận thấy 3 điểm sau:

  1. Khối lệnh “nói Chào Chó! trong 3 giây” của Mèo và khối lệnh “nói Chào Mèo! trong 3 giây” của Chó đều nằm dưới một khối lệnh màu vàng giống nhau đó là “Khi bấm vào lá cờ xanh”. Do đó 2 khối lệnh này sẽ thực hiện cùng lúc với nhau (thực hiện cùng lúc)
  2. Ở nhân vật Mèo, khối lệnh “phát âm thanh Meo đến hết” nằm dưới khối lệnh “nói Chào Chó! trong 3 giây” nên sẽ được thực hiện sau khi khối lệnh “nói Chào Chó! trong 3 giây” thực hiện xong (thực hiện tuần tự)
  3. Ở nhân vật Chó, khối lệnh “phát âm thanh Gâu đến hết” nằm dưới khối lệnh “nói Chào Mèo! trong 3 giây” nên sẽ được thực hiện sau khi khối lệnh “nói Chào Mèo! trong 3 giây” thực hiện xong (thực hiện tuần tự)

Từ 3 phân tích trên, chúng ta sẽ có sơ đồ về cách chương trình sẽ chạy như sau:

Thứ tự thực hiện các khối lệnh

Chúc các bạn hiểu rõ về thứ tự của các khối lệnh trong chương trình của mình hơn sau khi đọc bài viết này!

— — —

STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.

— — —

📧Email: hello@steamforvietnam.org

🌐Website: www.steamforvietnam.org

🌐Fanpage: STEAM for Vietnam

📺YouTube:  http://bit.ly/S4V_YT

🌐Zalo: Zalo Official